Trận đánh lớn nào thời nhà Lê nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta

Khởi nghĩa Trương Định - cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong giai đoạn đầu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Nguồn: Ảnh tư liệu

[Thanhuytphcm.vn] - Đầu tháng 9/1858, thực dân Pháp nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước phương Tây, hoàn toàn chiếm ưu thế về tiềm lực kinh tế, quân sự, nhất là về vũ khí, công nghệ quân sự. Với truyền thống yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường, bất khuất, trong suốt nửa cuối thế kỷ 19 [1858-1896], đông đảo nhân dân trên khắp mọi miền đất nước đã anh dũng chiến đấu, tích cực cùng quan quân triều đình hoặc tự mình đứng lên chống thực dân Pháp. Mặc dù thực dân Pháp khuất phục được triều đình nhà Nguyễn, nhưng không thể đè bẹp tinh thần kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Các phong trào yêu nước tiêu biểu như: Phong trào Cần Vương do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, diễn ra sôi nổi trong cả nước và kéo dài hơn 10 năm từ 1885 đến 1896; các cuộc nổi dậy chống quân xâm lược ở các vùng địch chiếm đóng, tiêu biểu như: khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân; các cuộc đấu tranh của nhân dân các địa phương trung du miền núi, nổi bật nhất là khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo [1884 - 1913]; các cuộc khởi nghĩa: Hương Khê [1885 - 1896] do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo; Ba Đình [1886 - 1887] do Phạm Bành và Đinh Công Tráng đứng đầu; Bãi Sậy [1885 - 1889] do Nguyễn Thiên Thuật chỉ huy; cuộc nổi dậy ở Hưng Hóa [1885 - 1889] của Nguyễn Quang Bích; phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo.

Các văn thân, sĩ phu yêu nước, những người đứng đầu các cuộc đấu tranh đã dựa vào dân, tin tưởng vào sức mạnh và ý chí quật cường của nhân dân, trở thành ngọn cờ quy tụ, đoàn kết nhân dân chống Pháp. Truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ, nhân dân khắp cả nước tích cực đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên lần lượt thất bại.

Đình Tân Trào – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Quốc dân Đại hội ngày 16 và 17/8/19145 – quyết định khởi nghĩa và bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng. Nguồn: Ảnh tư liệu

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cao trào cách mạng diễn ra trên khắp cả nước với khí thế sôi nổi.

9/3/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào.

3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.

16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

Từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật, cứu nước diễn ra mạnh mẽ.

Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước.

8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào [Tuyên Quang] khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới”[1] và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt tiến hành Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình [Hà Nội], Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời [nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam].

Sau 55 ngày đêm chiến đấu, ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Nguồn: Ảnh tư liệu

Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân vừa chống thù trong, giặc ngoài, vừa xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6/1/1946, xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên [năm 1946]; chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân, chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để đánh thực dân Pháp xâm lược, lúc thì hòa với Pháp để đuổi Tưởng, triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo, tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến không thể tránh khỏi.

Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính

23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Sau đó, quân Pháp tiếp tục đánh chiếm nhiều địa bàn quan trọng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phải, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.”[2]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua 9 năm thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, ra sức xây dựng, củng cố thực lực, quân và dân ta không ngừng phát triển thế tiến công, càng đánh càng mạnh, giành những thắng lợi to lớn. Tiêu biểu như: Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông [1947], Chiến dịch Biên Giới [1950], Chiến dịch Hòa Bình [1951], Chiến dịch Đông Xuân [1951 - 1952], Chiến dịch Tây Bắc [1952], Chiến dịch Điện Biên Phủ [1954], làm nên thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Nửa cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, dân tộc ta phải hai lần tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Kết quả của hai cuộc kháng chiến đó tuy khác nhau nhưng đều để lại những bài học lịch sử về phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các chiến sĩ Sư đoàn 5, Quân khu 7 cùng lãnh đạo Phường 25, quận Bình Thạnh tặng nhu yếu phẩm cho người dân. Nguồn: Ảnh tư liệu

Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay, bài học về lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết từ hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang được phát huy cao độ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành năng động, sáng tạo của Chính phủ, cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng sự chung sức đồng lòng muôn người như một của cả dân tộc và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trận chiến “chống dịch như chống giặc” nhất định sẽ thắng lợi trong thời gian không xa.

Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng

Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM

-------------

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.424

[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr.534

Tin liên quan

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, quân dân ta đã làm nên nhiều chiến công hiển hách. Mỗi chiến công đã để lại một mốc son chói lọi và làm rạng rỡ nền văn hóa quân sự độc đáo Việt Nam. Xin giới thiệu 5 trận thắng tiêu biểu nhất từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII.

Tranh minh họa trận đánh trên sông Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ ba, năm 1288

Khí thiêng sông núi đọng lại ở Bạch Đằng

Cuối năm 938, Ngô Quyền [898-944] đã huy động quân dân đẵn gỗ, đẽo cọc vát nhọn, bịt sắt cắm đầy lòng sông Bạch Đằng ở những chỗ hiểm yếu gần cửa biển tạo thành một trận địa ngầm, hai bên bờ có quân mai phục. Giặc tới, nước triều đang lên ngập hết bãi cọc, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, dụ quân giặc từ vịnh Hạ Long vào sông Bạch Đằng, rồi vờ thua chạy. Đợi khi nước thủy triều rút xuống, Ngô Quyền hạ lệnh cho toàn quân đánh quật trở lại. Thủy quân giặc hốt hoảng quay đầu chạy. Ra đến gần cửa biển, thuyền địch đâm phải cọc nhọn, bị vỡ và bị đắm rất nhiều. Quân giặc phần bị giết, phần chết đuối, phần còn lại phải đầu hàng hoặc bị quân ta bắt sống.

Trong tâm thức nghìn năm của người Việt Nam, Bạch Đằng đã trở thành điểm hội tụ của sức sống dân tộc, đúng như lời ngợi ca của Phạm Sư Mạnh: “Vũ trụ kỳ quan Dương Cốc nhật/Giang san vương khí Bạch Đằng thâu” [Kỳ quan của vũ trụ là mặt trời lên tại hang Dương Cốc/Khí thiêng của núi sông đọng lại ở chốn Bạch Đằng].

Như Nguyệt , thế thắng như vũ bão

Ngày 8-1-1077, quân xâm lược Tống tiến vào nước ta theo hai ngả ở biên giới phía Bắc và một ngả theo đường biển Đông Bắc. Một đêm tháng 3 năm đó, 400 chiến thuyền của quân ta ngược dòng sông Như Nguyệt bất ngờ đánh vào cụm quân Quách Quỳ từ hướng Đông. Địch bị bất ngờ, ta thừa thắng chia cắt thành từng mảng và tiêu diệt. Từ hướng Tây Bắc, Lý Thường Kiệt kéo chủ lực vu hồi vào đạo quân Quách Quỳ cách đó 30km. Đạo quân của Thân Cảnh Phúc chặn ở Chi Lăng, phía sau quân ta truy kích theo. Phần lớn quân địch bị tiêu diệt và số còn lại buộc phải rút về nước.

Trận đánh trên sông Như Nguyệt nằm trong tổng thể ý đồ tác chiến chiến lược của Lý Thường Kiệt là tiến công sang đất địch, rồi tổ chức phòng ngự chiến lược để phản công đánh bại hoàn toàn ý đồ xâm lược của chúng. Trong thế thắng, ta vẫn chủ động giảng hòa, mở đường cho giặc rút về nước.

Ba lần đại thắng quân Nguyên Mông

Tháng 1-1258, một đạo quân gồm kỵ binh Mông Cổ và binh lính người Thoán Vân Nam, do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam đánh xuống Đại Việt. Quân ta rút lui, bỏ Thăng Long lại phía sau, nhưng triều đình nhà Trần và quân dân vẫn không nao núng. Ngày 29-1-1258, vua Trần Thái Tông đã đem binh thuyền ngược sông Hồng tiến về Thăng Long. Quân địch bị đánh bật khỏi kinh thành, theo đường cũ, chạy về Vân Nam. Cuộc xâm lược thứ nhất của chúng bị thất bại.

Cuối năm 1284, đạo quân Nguyên Mông do Thoát Hoan chỉ huy sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Cuối tháng 5-1285, Trần Quang Khải cùng với Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản đã đánh tan giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, rồi tiến lên giải phóng Thăng Long. Đám tàn quân hoảng loạn cố mở đường máu tháo chạy về nước. Cuộc chiến tranh xâm lược của Nguyên Mông lần thứ hai bị sụp đổ.

Ngày 9-4-1288, đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng. Khi đoàn thuyền giặc lọt vào trận địa mai phục của ta thì từ các nhánh sông, các thuyền nhẹ của ta lao ra, đánh tạt vào sườn giặc, dồn chúng vào các bãi cọc. Nước triều xuống gấp, thuyền giặc to nặng, lao nhanh theo dòng nước, vướng cọc, tan vỡ rất nhiều. Đến đầu giờ tối, toàn bộ đạo quân thủy của giặc bị tiêu diệt. Thêm một lần nữa, dòng Bạch Đằng lại ghi thêm một chiến công oanh liệt.

Trong vòng ba mươi năm, quân dân ta đã ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, đội quân xâm lược mạnh nhất và hung hãn nhất thời đó, bảo vệ quyền độc lập tự chủ của đất nước. Sức mạnh để làm nên chiến thắng vĩ đại ấy là khối đoàn kết toàn dân như Trần Hưng Đạo đã nói: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức” và: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”.

Trận Chi Lăng-Xương Giang, điển hình về chiến thuật tổng hợp

Cuối năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi-Nguyễn Trãi lãnh đạo chống quân Minh xâm lược bước sang năm thứ 10 và đã đứng trước cửa ngõ thắng lợi hoàn toàn. Nhưng để cứu vãn đạo quân Vương Thông đang bị vây hãm ở Đông Quan, giặc Minh đã quyết định phái sang nước ta một đạo viện binh gồm 10 vạn tên do Liễu Thăng chỉ huy. Ngày 10-10, đội tiền quân do Liễu Thăng dẫn đầu rất chủ quan nên đã rơi vào trận địa phục kích của Lê Sát ở cửa ải Chi Lăng. Toàn bộ 1 vạn tên của đội quân này cùng với chủ tướng Liễu Thăng bị diệt dưới chân Mã Yên-Chi Lăng. Đạo viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông bị vây ở thành Đông Quan phải đầu hàng và buộc nhà Minh phải chấp nhận rút các lực lượng còn lại về nước, thừa nhận nền độc lập của nước ta.

Việc kết hợp tiến công quân sự với nghi binh, địch vận và vận dụng thành công các hình thức chiến thuật: phục kích, tập kích, truy kích, công thành, tác chiến trận địa... trong trận Chi Lăng-Xương Giang đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trong nghệ thuật quân sự của quân ta.

Đại thắng Thăng Long trong mùa xuân Kỷ Dậu 1789

Cuối năm Mậu Thân [1788], 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lãnh, đã tràn vào chiếm đóng kinh thành và kiểm soát phần lớn đất Bắc Hà. Giành được thắng lợi tương đối dễ dàng, Tôn Sĩ Nghị tỏ ra rất chủ quan. Đúng đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bất ngờ tiến công tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc ở Gián Khẩu, cách Thăng Long gần 90km, mở đầu cuộc đại phá quân Thanh. Mờ sáng mùng 5 Tết [30-1-1789], đạo quân chủ lực của Quang Trung phối hợp với đạo quân đô đốc Bảo công phá và tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Ngọc Hồi-Đầm Mực. Cùng lúc đó, đạo quân do đô đốc Long chỉ huy, bất ngờ diệt đồn Đống Đa rồi đánh thọc sâu vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long. Sự phối hợp hai trận đánh Ngọc Hồi, Đống Đa làm cho Tôn Sĩ Nghị hết sức bất ngờ, choáng váng và lâm vào thế hoàn toàn bất lực, sụp đổ.

Bằng lối đánh thần tốc và một thế trận kết hợp tiến công chính diện mãnh liệt với những mũi thọc sâu bất ngờ và những mũi vu hồi sau lưng, quân ta đã đặt quân Thanh vào thế hoàn toàn bị động, bất ngờ đi từ thất bại này đến thất bại khác và cuối cùng phải chấp nhận sự thảm bại, tháo chạy trong hoảng loạn. Đại thắng xuân Kỷ Dậu 1789 biểu thị tập trung thiên tài quân sự của người Anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ.

LÃNG XUYÊN

Video liên quan

Chủ Đề