Trái thơm để được bao lâu

Trái thơm [trái khóm, trái Dứa] hiện là cây công nghiệp được trồng rất nhiều ở nước ta. Nhìn chung, do đặc tính của trái dứa nên khi thu muốn bảo quản được trái dứa lâu người trồng phải kết hợp chặt chẽ kĩ thuật thu hoạch và bảo quả trái dứa. Dưới đây xin giới thiệu kĩ thuật thu hoạch và bảo quản trái dứa.

1. Thu hoạch

- Độ chín thu hoạch: Dứa xuất khẩu quả tươi khi thu hoạch vỏ quả đã chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt, 2 hàng mắt phía cuống đã có kẽ vàng. Dứa cho chế biến công nghiệp có 1-3 hàng mắt phía cuống có màu vàng.

- Kỹ thuật thu hái: Cắt quả kèm theo đoạn cuống dài 2-3 cm, vết cắt phẳng không làm quả bị dập, gãy cuống, gãy ngọn. Không thu hoạch vào ngày có mưa hoặc nắng gắt. Khi cần lấy chồi ngọn để trồng hoặc bỏ đi đều phải dùng dao cắt, không dược bẻ vì vết lõm vào quả sẽ gây mau thối quả.

2. Bảo quản

- Bảo quản ở nơi sản xuất: Thu hoạch xong phải vận chuyển về nơi râm mát, sạch, không chất đống ngoài nắng hoặc mưa.

- Bảo quản quả tươi xuất khẩu: Chọn quả lành, không bị dập, không có rệp sáp, vặt bỏ lá ở gốc quả, cắt bằng cuống cách gốc 2cm. Phân loại, đóng gói đưa vào kho mát, vận chuyển bằng xe lạnh có nhiệt độ 7-8oC, ẩm độ 85-90%. Thời gian từ thu hoạch đến khi đưa vào kho mát không quá 24 giờ vào mùa Hè và 36 giờ vào mùa Xuân.

- Bảo quản dứa chế biến công nghiệp: Thu hoạch xong, phân loại sơ bộ, chọn quả lành lặn đưa vào kho mát có nhiệt độ 10-12oC đối với dứa còn xanh, 7-8oC đối với dứa bắt đầu chín, ẩm độ trong kho 85-90% có thể bảo quản được 2-3 tuần.

Theo Website Rau Hoa Quả Việt Nam, KHKTNN

Dứa là một loại quả quen thuộc chứa nhiều vitamin và chất khoáng có thể chế biến thành những món ăn vẫn cùng hấp dẫn. Hãy cùng Topcachlam tìm hiểu những cách chọn mua dứa và những cách bảo quản dứa để chúng luôn thơm ngon, tươi lâu qua bài viết sau đây nhé.

Trái dứa [thơm]

Dứa là một loại quả nhiệt đới, có hàm lượng calo thấp nhưng rất giàu các chất dinh dưỡng khác. Một số chất dinh dưỡng có trong dứa như chất xơ, mangan, vitamin B9, magie, kali,… Đặc biệt vitamin C có trong dứa rất cần thiết, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.

Dứa còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, các chất này mang lại tác dụng lâu dài đối với cơ thể con người, bao gồm làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về hệ miễn dịch và chống viêm mãn tính. Một số lợi ích của quả dứa phải kể đến như:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa
  • Ngăn ngừa hình thành các tế bào ung thư
  • Chống oxy hóa hiệu quả
  • Tăng cường khả năng miễn dịch
  • Giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp
  • Tăng khả năng phục hồi sau khi bị bệnh

2. Cách chọn mua dứa ngon

Cách chọn mua dứa ngon

Nếu bạn mua được những quả dứa tươi ngon thì cũng có thể tăng thời gian bảo quản được lâu hơn mà không bị hư hỏng.

Trước tiên bạn phải nhìn vào màu sắc của quả dứa. Những quả dứa chín, ngon sẽ thường có màu vàng đẹp mắt, sẽ có chỗ xen lẫn màu xanh. Bạn không nên chọn những quả chín không đều màu, nếu quả có màu xanh nhiều là chúng chưa chín hẳn, những quả có màu vàng xen lẫn màu nâu đậm thì đã bị chín quá và sắp bị hư hỏng.

Bạn quan sát hình dáng quả dứa, nên mua những quả có hình dáng hơi bầu, quả ngắn vì những quả này sẽ nhiều thịt hơn so với những quả dài. Những quả có mắt càng lớn càng tốt vì đây là những quả già, chín tự nhiên không bị chín ép khi gọt vỏ bỏ mất sẽ không mất quá nhiều thịt dứa.

Bạn có thể ngửi thử mùi thơm của dứa để kiểm tra mức độ chính của quả. Những quả có mùi thơm ngọt ngào không quá nồng thì chúng đã đến độ vừa ăn. Những quả có mùi quá nồng thì đã chín rất nhanh bị hỏng và xảy ra hiện tượng lên men tự nhiên. Những quả còn xanh thì thường không tỏa hương.

Khi chọn dứa, bạn cầm vào quả sẽ cảm nhận được độ mềm, lớp vỏ của quả dứa chín thường hơi bị nhăn. Khi ấn vào quả bị lõm vào trong có nghĩa là quả này đã chín từ lâu, nếu cảm thấy cứ nặng tay thì đó là quả dứa chưa chín.

3. Cách bảo quản dứa

Bảo quản dứa khi không có tủ lạnh

Bảo quản dứa

Nếu không may tủ lạnh nhà bạn bị hỏng thì cũng đừng lo lắng bởi vì dứa có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng. Đối với dứa còn nguyên quả chưa sơ chế gì bạn có thể bảo quản chúng trong khoảng 1 tuần. Nhưng bạn phải chú ý đảm bảo dứa thật sự khô ráo, không đặt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay những nơi ẩm ướt. Bạn phải kiểm tra thường xuyên để nếu thấy dứa có hiện tượng sắp thối hay hỏng thì cần phải được sử dụng ngay.

Bảo quả dứa trong tủ lạnh

Bảo quản dứa trong tủ lạnh

Khi bảo quản dứa trong tủ lạnh, bạn có thể sơ chế chúng hoặc để nguyên cả vỏ rồi cho vào tủ lạnh. Cách bảo quản dứa này có thể giúp chúng tươi ngon trong khoảng 1-2 tuần.

Bạn có thể gọt vỏ quả dứa, cắt nhỏ thành từng miếng rồi bỏ vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm chuyên dụng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian sử dụng tối đa là 1 tuần. Tuy nhiên khi dứa đã gọt vỏ thì bạn nên sử dụng chúng càng sớm càng tốt để đảm bảo được lượng dinh dưỡng không bị hao hụt.

Bạn cũng có thể bảo quản dứa ở ngăn đá của tủ lạnh bằng cách cho những miếng dứa đã gọt vỏ, cắt nhỏ vào túi zip rồi cho vào ngăn đá của tủ lạnh, thời gian bảo quản có thể lên tới 5-6 tháng. Khi sử dụng bạn chỉ cần đem ra và rã đông, dùng hết trong một lần tuyệt đối không được cấp đông lại một lần nữa.

Bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách chọn mua và bảo quản dứa một cách hiệu quả để dứa luôn có hương vị thơm ngon khi sử dụng. Để biết thêm những thông tin và kiến thức hữu ích về các cách bảo quản khác bạn hãy truy cập Topcachlam thường xuyên nhé. Chúc các bạn thành công với cách bảo quản dứa này.

Topcachlam

Tags: cách bảo quảncách bảo quản dứa

Dứa là một loại trái cây thảo mộc được trồng khắp nơi. Dứa chỉ được hái vào lúc chín vì không chứa tinh bột để tự chín ngọt. Khi quả dứa chín, nó tỏa hương thơm ngọt và phần thịt quả mọng nước. Một quả dứa có thể nặng đến 9kg nhưng hầu hết ở các nơi dứa đều chỉ nặng khoảng 1kg. 

Dứa có thể dùng ngay, đóng hộp hoặc sấy khô.

Cách dùng:

  • Dứa ăn sống rất ngon, thường được cắt thành miếng vuông hoặc khoanh tròn. Người ta có thể cho dứa vào salad, bánh ngọt, kem, sữa chua, thạch hay các món tráng miệng khác. 

  • Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ngọt và chua. Bạn có thể dùng dứa kèm với thịt bò, heo, gà hay hải sản. 

  • Dứa tươi có chứa enzyme gọi là bromelin làm giảm bớt các protein trong thức ăn như sữa, thạch gelatin và thịt. Các enzyme này bị phát vỡ khi gặp nhiệt nên dứa nấu chín hay đóng hộp cũng không gây hại. 

  • Dứa sấy hay dứa rắc đường có thể ăn như snack hoặc cho vào món tráng miệng. 

Mua dứa thế nào? 

Khi chọn dứa tươi, hãy chọn quả to, nặng và có lá xanh mướt. Vỏ dứa có màu xanh đậm, vàng hoặc đỏ vàng nhưng không được có vết thâm hoặc chấm nâu. Quả dứa chín có mùi thơm. Tránh mua dứa chín nhũn hoặc lá đã ngả màu nâu. 

Bảo quản: 

  • Cả quả dứa tươi có thể để ở nhiệt độ phòng 1-2 ngày nhưng dễ hỏng nên cần được dùng sớm. Bạn có thể bọc dứa trong túi nhựa và giữ trong tủ lạnh 4-5 ngày. 

  • Dứa đã gọt và thái thành hình nên bỏ trong hộp và giữ trong tủ lạnh 2-3 ngày. Tuy nhiên khi để lạnh, dứa cũng bị mất đi một ít mùi vị. 

Mẹo nhỏ: 

Dứa có chứa enzyme hạn chế đóng thạch. Nấu chín dứa tươi sẽ phá hủy các enzyme này và bạn có thể vô tư cho vào món thạch. Các lá nhỏ phía quả dứa sẽ dễ bị bẻ ra nếu quả đã chín, bạn có thể dùng cách này khi chọn mua Một quả dứa trung bình có thể nặng 700gr hoặc khi xắt lát nhỏ chứa đầy 3 cốc.


Theo Recipetips

Từ khóa Delicious meal for 2 Dessert tutorials Beverage tutorials Daily cooking recipes Healthy aging cooking tutorials

Video liên quan

Chủ Đề