Toổng cục môi trường hướng dẫn quan trắc không khí

Thông tư số 14/TT2022/TT-BTNMT do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật quan trắc khí tượng bề mặt và khí tượng trên cao.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng theo Thông tư số 14/TT2022/TT-BTNMT có mã số QCVN 46:2022/BTNMT. Nội dung trọng tâm Thông tư quy định kỹ thật đối với quan trắc khí tượng bề mặt, quan trắc khí tượng trên cao và quy định về quản lý, trách nhiệm tổ chức thực hiện. Đồng thời cụ thể hóa hướng dẫn thông qua các phụ lục về quan trắc áp suất khí quyển; quan trắc gió bề mặt; quan trắc lượng bốc hơi; quan trắc nhiệt độ, độ ẩm không khí; quan trắc nhiệt độ mặt đất, nhiệt độ các lớp đất sâu và trạng thái mặt đất; quan trắc lượng mưa; quan trắc thời gian nắng; quan trắc tầm nhìn ngang; quan trắc mây; quan trắc hiện tượng khí tượng; trạm đo khí tượng tự động; các mẫu báo cáo khí tượng; quy trình bơm bóng thám không.

Theo Thông tư này, các trrạm khí tượng bề mặt thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thực hiện quan trắc 4 lần/ngày, tiến hành quan trắc vào các giờ: 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ [giờ Việt Nam]. Đối với trạm thực hiện quan trắc 8 lần/ngày, tiến hành quan trắc vào các giờ: 1 giờ, 4 giờ, 7 giờ, 10 giờ, 13 giờ, 16 giờ, 19 giờ, 22 giờ [giờ Việt Nam]. Trường hợp có thời tiết nguy hiểm trạm thực hiện quan trắc 30 phút/lần hoặc 1 giờ/lần theo yêu cầu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Trạm quan trắc tự động đo liên tục và truyền số liệu 10 phút/lần [tại các phút tròn chục trong phút thứ: 00, 10, 20, 30, 40, 50].

.png]

Quan trắc viên Trạm Khí tượng cao không thả bóng thám không

Đối với quan trắc khí tượng trên cao gồm có quan trắc thám không vô tuyến bằng thiết bị mặt đất, máy thám không, bóng thám không; quan trắc gió trên cao bằng máy kính vĩ quang học, bóng pilot và quan trắc gió trên cao bằng phương pháp vô tuyến.

Bộ TN&MT giao Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức phổ biến, đôn đốc, kiểm tra áp dụng Quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Tổng cục Khí tượng Thủy văn có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung nội dung Quy chuẩn kỹ thuật khi cần thiết.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 28/4/2023, thay thế Thông tư số 25/2012/TT-BTNMT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng, mã số QCVN 46:2012/BTNMT.

CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH

» Địa chỉ: 227 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh » Điện thoại : [+84-28] 3827 9669 Fax: [+84-28] 3822 4551 » Email: ccbvmt.stnmt@tphcm.gov.vn » Website: //hepa.gov.vn

Chỉ số chất lượng không khí [AQI] tính theo hướng dẫn tại Quyết định1459/QĐ-TCMT ngày 12/11/2019 của Tổng cục Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam [VN_AQI].

Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí

Đơn vị: Microgam trên mét khối [μg/m³]

TT

Thông số

Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình 1 năm 1 SO2 350 - 125 50 2 CO2 30000 10000 - - 3 NO2 200 - 100 40 4 O3 200 120 - - 5 Tổng bụi lơ lửng [TSP] 300 - 200 100 6 Bụi PM10 - - 150 50 7 Bụi PM2.5 - - 50 25 8 Pb - - 1.5 0.5

Ghi chú: dấu [ - ] là không quy định

Theo QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh ban hành kèm theo Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngày 12/11/2019, Tổng cục Môi trường đã ban hành Quyết định số 1459/QĐ-TCMT về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam [VN_AQI].

Theo Quyết định số 1459/QĐ-TCMT, Chỉ số chất lượng không khí Việt Nam [viết tắt là VN_AQI] là chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí ở Việt Nam, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được biểu diễn qua một thang điểm.

Trong hướng dẫn này, AQI được áp dụng tính cho 02 loại: AQI ngày là giá trị đại diện cho chất lượng không khí trong 1 ngày; AQI giờ là giá trị AQI đại diện cho chất lượng không khí trong 1 giờ.

Chỉ số chất lượng không khí được tính theo thang điểm [6 khoảng giá trị AQI] tương ứng với biểu tượng và các màu sắc để cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Khoảng giá trị AQI

Chất lượng không khí

Màu

sắc

Mã màu

RBG

0 - 50

Tốt

Xanh

0;228;0

51 - 100

Trung bình

Vàng

255;255;0

101 - 150

Kém

Da cam

255;126;0

151 - 200

Xấu

Đỏ

255;0;0

201 - 300

Rất xấu

Tím

143;63;151

301-500

Nguy hại

Nâu

126;0;35

Các thông số được sử dụng để tính VN_AQI bao gồm: SO2, CO, NO2, O3, PM10, và PM2.5. Phương pháp tính toán VN_AQI yêu cầu bắt buộc phải có tối thiểu 01 trong 02 thông số PM10, PM2.5 trong công thức tính.

Thông tin về VN_AQI được công bố cho cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình, bảng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, ứng dụng trên thiết bị di động.

Văn bản này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các tổ chức, cá nhân có tham gia vào mạng lưới quan trắc môi trường và tham gia vào việc công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng.

Quan trắc môi trường không khí xung quanh là gì?

Quan trắc môi trường không khí xung quanh là công cụ thu thập số liệu, cung cấp thông tin, kiểm soát chất lượng không khí xung quanh giúp phục vụ công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường sống xung quanh.

Quan trắc môi trường định kỳ bao lâu 1 lần?

Quy định về tần suất báo cáo quan trắc môi trườngĐối với quan trắc nước mặt lục địa tối thiểu 6 lần/năm. Đối với quan trắc nước dưới đất thực hiện 4 lần/năm. Đối với quan trắc nước biển thì 4 lần/năm [nước ven bờ], 2 lần/năm [nước gần bờ] và 1 lần/năm [nước xa bờ].

Kết quả quan trắc môi trường có hiệu lực bao lâu?

Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 3 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, tần suất quan trắc nước thải định kỳ được quy định như sau: - Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục: 03 tháng/lần đối với trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. 06 tháng/lần đối với trường hợp còn lại.

Hồ số quan trắc là gì?

1. Hồ sơ quan trắc môi trường là gì? Hồ sơ quan trắc môi trường là hồ sơ môi trường không thể thiếu của doanh nghiệp. Đây là quá trình kiểm tra, đo đạc thường xuyên các chỉ tiêu về tính chất vật lý, hóa học và sinh học các thành phần môi trường.

Chủ Đề