Tổng thống thứ 16 của hàn quốc là ai

Hai vị sánh bước bên nhau tại Nhà Xanh, sau khi Tổng thống Moon Jae-in [trái] trao quyết định bổ nhiệm cho Tổng công tố viên Yoon Seok-yeol vào tháng 7/2019. Nguồn ảnh: Nhà Xanh

Trong cuộc thảo luận khoảng 1 tiếng đồng hồ ngày 21/3 [bắt đầu từ 2 giờ chiều] nhằm lên kế hoạch tổ chức cuộc gặp Tổng thống Moon Jae-in và Tổng thống đắc cử Yoon Seok-yeol - giữa Thư ký cấp cao phụ trách các vấn đề chính trị Lee của Nhà Xanh [Phủ Tổng thống] Cheol-hee và Chánh văn phòng Tổng thống đắc cử Jang Je-won - một lần nữa đã kết thúc mà hai bên không thống nhất được thời điểm cho cuộc gặp.

Mới 5 ngày trước [16/3], các thông báo của cả Người phát ngôn Park Kyung-mi [Nhà Xanh] và Người phát ngôn Kim Eun-hye của Tổng thống đắc cử, đều có cùng một nội dung: “Cuộc gặp giữa Tổng thống Moon Jae-in và Tổng thống đắc cử Yoon Seok-yeol, dự kiến ​​vào ngày hôm nay [16/3], đã được dời lại do việc thảo luận giữa hai bên vẫn chưa hoàn tất.”

Nội dung thông báo ngắn gọn, nhưng tác động rất lớn. Những bản tin mang tiêu đề khiêu khích về một cuộc xung đột giữa nhóm quyền lực cũ và nhóm quyền lực mới, nhanh chóng phủ sóng trên phương tiện truyền thông. Các phóng viên báo chí đưa tin về câu chuyện, nhưng vẫn chưa biết chính xác lý do thực chất tại sao cuộc gặp lại đổ vỡ. Có vẻ như sẽ thêm một thời gian nữa thì toàn bộ câu chuyện mới được hé lộ.

Sự việc này phần nào đã được đoán trước. Không có gì ngạc nhiên khi có mâu thuẫn và xung đột giữa tổng thống đương nhiệm [vẫn còn tại vị trong gần 3 tháng nữa] và tổng thống đắc cử.

Mối quan hệ đặc biệt giữa Tổng thống đương nhiệm Moon Jae-in và Tổng thống đắc cử Yoon Seok-yeol hiện thêm căng thẳng. Ông Yoon Seok-yeol từng được Tổng thống Moon Jae-in cử làm Chánh văn phòng Công tố quận trung tâm Seoul và Tổng công tố viên. Sau những mâu thuẫn nặng nề với Tổng thống Moon Jae-in và các cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cho Kuk và Choo Mi-ae, ông Yoon Seok-yeol đã trở thành một chính trị gia đối lập, rồi được bầu làm tổng thống kế nhiệm. Một sự kiện bất ngờ ngay cả đối với thế giới.

Các tổng thống trước đây cũng từng như vậy. Vào cuối nhiệm kỳ, mối quan hệ giữa tổng thống đương nhiệm và tổng thống đắc cử; giữa cựu tổng thống và tổng thống kế nhiệm phần lớn được quyết định bởi 3 yếu tố.

Đầu tiên, nhiệm kỳ mới chỉ là sự cải tổ của chính phủ hay sự là thay đổi chế độ? Tùy theo đó, mà quan hệ giữa 2 tổng thống ít nhất về mặt xã giao sẽ tốt hoặc xấu.

Thứ hai, mối quan hệ cá nhân giữa 2 vị. Điều này đậm nét hơn tính xã giao chung chung. Tức là tùy thuộc vào mối quan hệ cụ thể giữa hai con người và quan điểm chính trị của họ.

Thứ ba, theo thời gian thì mối quan hệ giữa hai người nói chung, có thể đi từ tốt đến xấu, và đôi khi từ xấu thành tốt. Còn trong trường hợp của các tổng thống, nhiều khả năng nó sẽ đi từ tốt thành xấu.

Vậy các tổng thống trong quá khứ đã đánh giá thế nào về những người tiền nhiệm và kế nhiệm của họ? Hầu hết tổng thống đã viết hồi ký hoặc tự truyện, tại thời điểm rất lâu sau khi họ rời nhiệm sở chứ không phải ngay sau khi họ rời nhiệm sở.

Hồi ký của Roh Tae-woo [xuất bản vào tháng 8/2011]:

“Tôi đã đợi ông ấy [Kim Young-sam] vào Nhà Xanh trong 3 tháng kể từ khi ông ấy được bầu làm tổng thống cho đến khi ông nhậm chức. Tuy nhiên, ông không đến đều với lý do bận việc. Bản thân tôi trước đó cũng không đến thăm Nhà Xanh cho đến khi tôi nhậm chức sau khi được bầu làm tổng thống. Và người tiền nhiệm [Chun Doo-hwan] cũng từ chối đến thăm tôi, nhưng để tránh phiền phức ông ấy đến thăm anh rể tôi”.

Hồi ký của Chủ tịch Kim Young-sam [xuất bản tháng 2/2001]:

“Thành thật mà nói, tôi không muốn Kim Dae-jung đắc cử tổng thống. Nhưng rồi tôi nghĩ rằng sự thắng cử của Kim Dae-jung cũng có thể là một điều tốt. Vào ngày 20 tháng 12, tôi đã mời Tổng thống đắc cử Kim Dae-jung đến Nhà Xanh và họp vào bữa ăn trưa. Bản thân Dae-jung Kim cũng nói ông ấy nghĩ điều quan trọng nhất là được hợp tác với tôi trong tương lai.

Tuy nhiên, những gì Dae-jung Kim đã làm với tôi sau khi tôi nghỉ ngơi hoàn toàn lại trái ngược với những gì ông ấy nói. Ông ấy theo dõi, điều tra tôi và nhiều người xung quanh tôi, rồi bắt giữ một số người, trong đó có Bộ trưởng Kwon Young-hae…. Kim Dae-jung, người cứ mở miệng là nói dối, và vẫn tiếp tục “trả đũa” tôi cho đến tận bây giờ".

Tự truyện của Kim Dae-jung [xuất bản vào tháng 8/2010]:

“Ứng cử viên Roh Moo-hyun được bầu làm tổng thống thứ 16. Tôi rất vui với việc thắng cử của ông. Tổng thống đắc cử Roh Moo-hyun đã đến Nhà Xanh vào ngày 23/12. Tôi đợi ở sảnh vào chính. Đó là nơi mà Tổng thống Kim Young-sam đã đợi tôi 5 năm trước. Chúng tôi đã nâng ly chúc mừng trong bữa tiệc trưa. Ông ấy là mặt trời mọc và tôi là mặt trời lặn”.

 Tự truyện của  Roh Moo-hyun [xuất bản vào tháng 4/2010]:

“Vào ngày 28 tháng 12 năm 2007, Tổng thống đắc cử Lee Myung-bak đã đến thăm Nhà Xanh. Ông ấy nói với tôi: "Vì một nền văn hóa tôn vinh cựu tổng thống, chúng ta chắc chắn sẽ thiết lập một truyền thống như vậy". Đó không phải là điều tôi yêu cầu hoặc mong đợi. Mặc dù niềm tự hào của tôi đã bị tổn thương ngay khi tôi nghe điều đó, nhưng tôi vẫn chân thành chấp nhận và bày tỏ lòng biết ơn của mình. Thời gian trôi qua, tôi thầm mong rằng điều đó sẽ thực sự tốt đẹp như ông ấy nói. Nhưng đó không phải là một lời hứa đáng tin cậy”.

Lúc này, có vẻ như mối quan hệ của cả hai không quá tệ. Tổng thống Roh Moo-hyun có đoán được sau này Tổng thống Lee Myung-bak sẽ đối xử với ông như thế nào không?

Tổng thống Park Geun-hye không viết hồi ký hay tự truyện. Tổng thống đương nhiệm Moon Jae-in cũng chưa viết. Không biết hai người họ sẽ nghĩ gì về những người kế nhiệm.

Bạn nghĩ gì về mối quan hệ giữa Tổng thống đương nhiệm Moon Jae-in và Tổng thống đắc cử Yoon Seok-yeol sẽ phát triển như thế nào trong tương lai? Nó có thể là một sự tôn vinh đối với vị tổng thống đã bổ nhiệm ông ta [Yoon Seok-yeol] làm Tổng công tố, hoặc nó có thể là một tính toán chính trị rằng ông ấy sẽ không cần thiết lập mối quan hệ với tổng thống đương nhiệm.

Tổng thống Lee Myung-bak ban đầu cũng đã cố gắng tôn vinh cựu tổng thống tiền nhiệm. Tuy nhiên, thái độ của ông đã thay đổi khi lâm vào tình thế khó khăn về chính trị do nhập khẩu thịt bò Mỹ tăng đột biến gây phản ứng dữ dội trong nước. Họ đã biến cựu Tổng thống Roh Moo-hyun trở thành vật tế thần. Lẽ ra Lee Myung-bak thừa biết rằng cuộc điều tra của bên công tố là vô lý, nhưng ông không ngăn cản thì có vẻ như về thực chất, chính ông đã xúi giục cuộc điều tra này.

Còn Yoon Seok-yeol thì sao? Có gì khác với Tổng thống Lee Myung-bak? Ông có phải là loại người mà khi gặp khó khăn về mặt chính trị, sẽ lại biến vị cựu tổng thống tiền nhiệm của mình trở thành vật tế thần?

Chế độ đã thay đổi, nhưng người dân của chúng ta sẽ không muốn thấy các tổng thống đương nhiệm và các tổng thống kế nhiệm xung đột với nhau. Sẽ thật tuyệt vời nếu hai tổng thống Moon Jae-in và Yoon Seok-yeol có thể tận dụng cơ hội này để làm hình mẫu cho một quá trình chuyển đổi chính quyền diễn ra suôn sẻ.

* Nguyễn Chí [dịch từ bài viết của phóng viên hậu trường chính trị Sung Han-yong, Cổng thông tin điện tử Daum; báo Dong-A Ilbo]

Vào ngày 10/5/1948, cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của Hàn Quốc với sự giám sát của Liên Hợp Quốc [LHQ] được diễn ra ở phía Nam bán đảo Triều Tiên để bầu ra 198 thành viên Quốc hội. Hiến pháp đã được ban hành vào ngày 17 tháng 7 cùng năm, Rhee Syngman được bầu làm tổng thống đầu tiên và Lee Si-young làm phó tổng thống vào ngày 20 tháng 7. Vào ngày 15/8/1948, nước Đại Hàn Dân Quốc đã được tuyên bố thành lập với chế độ dân chủ tự do, kế thừa tính hợp pháp từ chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc. Tổng thống và phó tổng thống là những chiến binh được người Hàn Quốc kính trọng nhất trong cuộc chiến giành độc lập chống ách thống trị của Nhật Bản. LHQ đã công nhận chính phủ của nước Đại Hàn Dân Quốc là chính phủ hợp pháp duy nhất trên bán đảo Triều Tiên.
 

Đường cao tốc Gyeongbu
Đường cao tốc đầu tiên ở Hàn Quốc nối liền Seoul và Busan được thông xe vào năm 1970.


Mặt khác, ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên, cuộc tổng bầu cử dưới sự giám sát của LHQ đã không thực hiện được do sự phản đối của Liên minh Xô Viết. Vào ngày 9/9/1948, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập theo chế độ chủ nghĩa cộng sản. Kim Il-sung, một sĩ quan quân đội Liên Xô, đã trở thành nhà lãnh đạo đứng đầu. Trong sự đối lập giữa chế độ dân chủ tự do ở miền Nam và chế độ độc tài cộng sản ở miền Bắc, chính phủ Đại Hàn Dân Quốc dưới sự lãnh đạo của tổng thống Rhee Syngman đã gặp nhiều vấn đề trong việc thành lập quy định trong nước, loại trừ tàn dư của thực dân và khắc phục những mâu thuẫn của các phái tả hữu.
 
Ngày 25/6/1950, quân đội Triều Tiên được trang bị xe tăng và máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất đã xâm chiếm miền Nam, phát động cuộc xâm lược để chiếm toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lên án cuộc xâm lược của Triều Tiên và đưa ra quyết định các nước thành viên sẽ cử quân LHQ hỗ trợ đến Hàn Quốc. Khi quân đội Bắc Triều Tiên đang đà thua cuộc, quân đội Trung Quốc can thiệp và cuộc chiến khốc liệt giữa hai bên tiếp tục diễn ra. Tổng thống Rhee Syngman có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa tiến trình “cộng sản hóa” Hàn Quốc bằng các biện pháp ngoại giao và vận động các tổ chức dân sự. Ông mạnh mẽ phản đối việc ký kết Hiệp định đình chiến ngày 27/7/1953 và đòi Bắc tiến nhưng không thành.
 
Cuộc chiến tranh nội bộ kéo dài ba năm do Cộng sản khởi xướng đã biến toàn bộ bán đảo Triều Tiên thành đống đổ nát. Hàng triệu lính và người dân bị giết. Hầu hết các cơ sở hạ tầng công nghiệp của Hàn Quốc bị phá hủy. Hàn Quốc trở thành quốc gia nghèo nhất thế giới. Mặc dù bị tàn phá về vật chất, Hàn Quốc đã có được tài sản tinh thần quý giá thông qua chiến tranh. Đó chính là giá trị của sự tự do. Sức mạnh của sự tự do đã thúc đẩy tinh thần yêu nước của thanh niên, học sinh và binh lính trẻ, trở thành động lực và sức mạnh cho tiến trình hiện đại hóa xã hội sau này của Hàn Quốc.
 
Tổng thống Rhee Syngman đã củng cố chính quyền bằng nền thống trị độc tài. Để phản đối cuộc bầu cử gian lận của Đảng Tự do cầm quyền năm 1960, cuộc cách mạng ngày 19 tháng 4 đã bùng nổ. Nhiều người dân đã thiệt mạng trong quá trình đàn áp của chính quyền. Tổng thống Rhee Syngman sau khi tuyên bố từ chức đã trốn sang Mỹ. Hiến pháp ngay sau đó đã được sửa đổi với cấu trúc quyền lực gồm cơ chế trách nhiệm nội các và lưỡng viện. Đảng Dân Chủ được ra đời nhưng tình trạng xã hội vẫn vô cùng bất ổn, các cuộc đấu tranh và biểu tình chính trị của sinh viên liên tục nổ ra.
 
Ngày 16/5/1961, một nhóm các sĩ quan quân đội trẻ dưới sự lãnh đạo của thiếu tướng Park Chung-hee đã tiến hành đảo chính quân sự và lên nắm quyền. Sau 2 năm duy trì chính quyền quân sự, vào ngày 15/10/1963, Park Chung-hee đã được bầu làm tổng thống và lên nhậm chức vào ngày 17/12 năm đó. Chính phủ dưới sự lãnh đạo của tổng thống Park đã lập kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm với khẩu hiệu “hiện đại hóa đất nước” và xây dựng nền tảng tăng trưởng cao thông qua chính sách xuất khẩu để đạt được tăng trưởng kinh tế "k tích sông Hàn". Chính phủ Hàn Quốc tập trung vào các dự án phát triển trọng điểm như xây dựng đường cao tốc Gyeongbu, tàu điện ngầm đô thị, phong trào nông thôn mới Saemaeul, biến Hàn Quốc từ một xã hội nông nghiệp nghèo nàn thành quốc gia công nghiệp hiện đại.

Kể từ khi thành lập chính phủ vào năm 1948, Hàn Quốc, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, đã phát triển thành một cường quốc dân chủ và kinh tế tự do mẫu mực, là một k tích trong lịch sử nhân loại.
 
Vào tháng 10 năm 1972, một cuộc cách mạng đã bị chính phủ đàn áp nhưng phong trào dân chủ vẫn được tiếp diễn. Vào ngày 26/10/1979, tổng thống Hàn Quốc đã bị ám sát và sau đó, một nhóm các sĩ quan mới dưới sự lãnh đạo của thiếu tướng Chun Doo-hwan đã nắm quyền sau cuộc đảo chính. Chính phủ quân sự mới đã đàn áp các yêu cầu dân chủ hóa, điển hình là phong trào dân chủ hóa ngày 18/5. Quân đội mới đã bổ nhiệm Chun Doohwan làm tổng thống và thiết lập chế độ độc tài. Chun Doo-hwan lên nắm quyền tổng thống và tập trung vào ổn định kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của ông, quốc gia đạt được tăng trưởng kinh tế liên tục.
 
Ngày 29/6/1987, đại diện của đảng cầm quyền Roh Tae-woo đã đưa ra thông báo đặc biệt về việc ông sẽ chấp nhận yêu cầu dân chủ hóa và hệ thống bầu cử tổng thống trực tiếp. Vào ngày 16/12 năm đó, ông đã trúng cử tổng thống nhiệm k 5 năm và nhậm chức vào ngày 25/2/1988. Chính quyền Roh Tae-woo đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước cộng sản, gồm Liên bang Xô Viết, Trung Quốc và các nước ở Đông Âu. Trong nhiệm k của ông, cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã đồng thời gia nhập LHQ vào ngày 17/9/1991.
 
Chính phủ Kim Young-sam, được thành lập năm 1993, đã nỗ lực giải quyết nạn tham nhũng bằng cách ban hành luật đăng ký kê khai tài sản và thực hiện chế độ khai báo danh tính thực trong giao dịch tài chính của quan chức nhà nước. Tính minh bạch của xã hội đã được nâng cao lên một bậc. Cùng với điều này, hệ thống tự trị địa phương đã được thực hiện toàn diện và mở ra nền tảng cho sự phân quyền địa phương.
 
Kim Dae-jung trở thành tổng thống năm 1998. Chính phủ của ông đã thành công trong việc vượt qua khủng hoảng ngoại hối và cố gắng phát triển nền dân chủ và kinh tế thị trường song song. Trong mối quan hệ liên Triều, chính phủ đã thông qua “chính sách ánh dương”. Ngày 15/6/2000, các lãnh đạo của hai miền Nam - Bắc đã gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở Pyeongyang, Triều Tiên và phát đi một tuyên bố chung. Theo đó, hai quốc gia thành lập một hệ thống tái hòa giải và hợp tác, tổ chức các cuộc gặp đoàn tụ cho gia đình ly tán, nối lại tuyến đường sắt Gyeongui và Donghae, triển khai các dự án kinh tế chung như khai thác du lịch núi Geumgangsan.
 
Chính phủ Roh Moo-hyun, được thành lập năm 2003, đã tập trung vào ba mục tiêu quốc gia gồm thực hiện chế độ dân chủ với sự tham gia của người dân, phát triển xã hội cân bằng và thiết lập hòa bình và thịnh vượng khu vực Đông Bắc Á. Chính phủ cũng tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 giữa các nhà lãnh đạo hai quốc gia ở Pyeongyang, Bắc Triều Tiên vào ngày 4/10/2007, đồng thời đạt được thỏa thuận về hiệp định thương mại tự do FTA với Mỹ.
 
Chính quyền Lee Myung-bak bắt đầu từ năm 2008, dựa trên sự thay đổi và thực tiễn đã thiết lập 5 chỉ số quốc gia cho mỗi lĩnh vực để xây dựng thể chế phát triển mới "nguyên niên của sự tiên tiến". Chính phủ đã nhấn mạnh rằng đây sẽ là chính phủ phục vụ nhân dân, cải cách và biên chế rút gọn lại các tổ chức chính phủ, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước để điều hành hiệu quả, kết hợp cải cách hành chính. Hàn Quốc dần hướng ra thế giới thông qua việc gia nhập các tổ chức, đoàn thể quốc tế như Cộng đồng kinh tế bán đảo Triều Tiên, Liên minh Hàn - Mỹ sáng tạo thế kỷ 21.

Tổng thống Yoon Suk Yeol - Tổng thống thứ 20 của Hàn Quốc nhậm chức vào tháng 5 năm 2022

Tháng 12/2012, khi nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc đắc cử, chính quyền Park Geun-hye đã đưa ra chỉ số của thời đại mới gọi là "hạnh phúc quốc gia và phát triển quốc gia". Chính phủ của bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện một nền kinh tế sáng tạo, được thúc đẩy bởi sự phát triển của khoa học, công nghệ và công nghệ thông tin.


 
Ra mắt vào tháng 5 năm 2017, chính quyền Moon Jae-in đã đưa ra bốn tầm nhìn chính sách sau đây: hoàn thiện cuộc cách mạng ánh nến bằng việc xây dựng nước Đại Hàn Dân Quốc của nhân dân, tăng trưởng chung, bán đảo Triều Tiên hòa bình và an toàn, một xã hội Hàn Quốc bền vững và đầy sức sống. Để thực hiện điều này, chính phủ của ông Moon đã nỗ lực để xóa bỏ văn hóa thống trị, giao tiếp với người dân và khôi phục nền dân chủ. Ngoài ra, nhiều việc làm được tạo ra để giảm số người lao động không chính quy, mức lương tối thiểu được tăng lên để "hiện thực hóa nền kinh tế định hướng con người".
 
Hơn nữa, chính quyền Moon Jae-in đã giảm bớt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và mở ra kỷ nguyên hòa bình bằng cách tổ chức các hội nghị thượng đỉnh liên Triều cũng như các hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc - Mỹ và Hàn Quốc - Trung Quốc. Đồng thời đã đề ra bốn tầm nhìn như mở rộng năng lực kỹ thuật trọng tâm và cải thiện các quy chế, xây dựng cơ sở hạ tầng cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các thế hệ tương lai...

Video liên quan

Chủ Đề