Chính thức tổng thống mỹ là ai

Tại đại hội thường niên của đảng Cộng Hòa ở Geenville, bang Bắc Carolina, miền đông nam nước Mỹ, nhà tỉ phú Donald Trump 74 tuổi đã có bài phát biểu dài một tiếng rưỡi đồng hồ trước khoảng 1.200 đại biểu của đảng Cộng Hòa, mà đại đa số là người trung thành với cựu tổng thống.

Mục tiêu chính của Donald Trump là cổ vũ đảng Cộng Hòa giành lại đa số tại Hạ Viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào cuối năm 2022. Ông Trump cảnh báo : « Sự sống còn của đất nước chúng ta phụ thuộc vào khả năng bầu được các ứng cử viên Cộng Hòa vào mọi cấp. Bắt đầu trước hết là các cuộc bầu cử giữa kỳ năm tới. Chúng ta phải chiến thắng ! ».

Cựu tổng thống Mỹ lên án mọi chính sách của chính quyền đương nhiệm, từ kinh tế, cho đến chính sách đối ngoại, nhập cư... Theo ông Trump, « tất cả những gì mà Joe Biden đang làm là không làm gì cả… Nền kinh tế Mỹ sẽ hoàn toàn sụp đổ và lạm phát sẽ gây ra thảm họa ». Donald Trump dự báo « nước Mỹ sẽ bị khinh rẻ và bị hạ nhục trên trường quốc tế », và phải cúi đầu « trước Trung Quốc ».

Tiếp tục lên án « gian lận bầu cử »

Về phần mình, cựu tổng thống khẳng định những gì mà ông đã làm là « tuyệt vời », đồng thời tiếp tục tố cáo các gian lận bầu cử quy mô lớn trong cuộc bầu tổng thống tháng 11/2020. Theo Donald Trump, « cuộc bầu cử này sẽ được Lịch sử ghi nhận như là tội ác lớn nhất của thế kỷ ».

Bất chấp vụ những người ủng hộ ông Trump tấn công nhà Quốc Hội Mỹ [ngày 06/01/2021], khiến 5 người chết, và các cáo buộc gian lận bầu cử quy mô, đã hoàn toàn không dựa trên bằng chứng có thực nào, đại đa số đảng viên Cộng Hòa vẫn ủng hộ cựu tổng thống. Nhiều người coi sự ủng hộ của Donald Trump là rất quý giá, bởi có thể giúp cho phe Cộng Hòa thắng cử trong cuộc bầu lại Hạ Viện năm tới. Tối hôm qua cũng là dịp để Donald Trump chính thức tuyên bố ủng hộ một số ứng cử viên vào Hạ Viện. Một bằng chứng cho thấy Donald Trump vẫn là người dẫn dắt đảng Cộng Hòa.

Tuyên bố « tự hào » cứu thoát hàng triệu mạng sống không được hưởng ứng

Nhìn chung, ông Trump đã được hưởng ứng nhiệt liệt hôm qua tại đại hội đảng Cộng Hòa bang Bắc Carolina, nhưng theo AFP, công chúng đã im lặng khi Trump khẳng định ông « rất tự hào » vì đã « đặt mua hàng tỉ đô la vac-xin, loại vac-xin chưa biết trước là có tốt hay không », đồng thời nhấn mạnh « chúng ta đã cứu thoát được hàng triệu, hàng triệu mạng sống ». Hoa Kỳ là một trong những quốc gia thiệt hại nặng nhất do đại dịch bùng lên trước hết tại Trung Quốc. Kể từ đầu đại dịch đến nay, gần 600.000 người chết vì Covid-19 ở Mỹ.

Đông đảo công chúng Mỹ cũng phê phán cách TT Trump xử lý đại dịch, theo nhiều thăm dò dư luận. Nhà báo nổi tiếng Bob Woodward, trong cuốn « Rage » [xuất bản cuối năm ngoái], cung cấp thông tin về việc tổng thống đã biết rõ mức độ nguy hiểm chết người của virus gây bệnh Covid-19, nhiều tuần lễ trước khi thừa nhận chính thức, nhưng đã cố tình giảm nhẹ mối đe dọa kinh hoàng này với công chúng Mỹ. Thông tin được rút ra từ 18 cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa tác giả cuốn sách với ông Trump, được ghi âm với sự chấp thuận của đương sự.

Rất nhiều cựu nguyên thủ cùng gia đình đã có mặt tại lễ nhậm chức của ông Biden, trong đó có các cựu Tổng thống Barack Obama, Bill Clinton và George W.Bush. Tuy nhiên, người tiền nhiệm của ông Biden là Tổng thống Donald Trump đã không tham dự buổi lễ này.

Ở tuổi 78, ông Joe Biden sẽ là tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử nước Mỹ khi tuyên thệ nhậm chức.

"Tôi trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ đảm đương vị trí tổng thống Mỹ một cách trung thành và sẽ làm hết khả năng để giữ gìn, duy trì và bảo vệ Hiến pháp Mỹ. Vì vậy xin Chúa hãy giúp tôi!", Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ trước sự chứng kiến của Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ John Roberts.

Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: CNN.

Sau lễ tuyên thệ, ông Joe Biden nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt khi bước lên bục đọc diễn văn nhậm chức, đánh dấu bài phát biểu đầu tiên của mình trên cương vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.

"Đây là ngày của nước Mỹ. Ngày của dân chủ", Tổng thống Biden nói, sau khi cảm ơn những người tham dự lễ nhậm chức.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng nhắc lại vụ tấn công bạo lực vào Điện Captitol hai tuần trước, ông cho rằng đó là lý do ta cần trân trọng giá trị của nền dân chủ Mỹ.

Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc diễn văn trước toàn thể mọi người. Ảnh: Getty Images.

"Chúng tôi đã học được một bài học nữa, rằng nền dân chủ là điều vô cùng trân quý. Và giờ đây, hỡi tất cả mọi người, nền dân chủ đã chiến thắng", ông Biden nói.

Ông Biden cũng nhấn mạnh đến sự đoàn kết của toàn thể người dân Mỹ. Ông nói: "Giấc mơ công lý cho tất cả mọi người sẽ không còn bị trì hoãn. Đây là thời khắc lịch sử của chúng ta về khủng hoảng và thách thức, nhưng chúng ta sẽ vượt qua nó nhờ đoàn kết. Tôi biết ngày nay nói về sự thống nhất có thể nghe giống như một điều tưởng tượng ngu ngốc. Tôi biết những thế lực chia rẽ chúng ta rất sâu sắc và chúng là có thật. Tôi cũng biết chúng không phải là mới, nhưng đoàn kết chính là con đường phía trước".

Phó Tổng thốngKamala Harris tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Getty Images.

Trước đó, sau khi tuyên thệ trước thẩm phán Tòa án Tối cao Sonia Sotomayor, bà Kamala Harris chính thức trở thành Phó Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Bà cũng là nữ Phó Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, đồng thời là Phó Tổng thống da màu đầu tiên và Phó Tổng thống là người Mỹ gốc Nam Á đầu tiên.

Ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20-1, ông Joe Biden dự kiến ký 17 sắc lệnh hành pháp nhằm đặt ra tầm nhìn mới cho nhiệm kỳ tổng thống. Đáng chú ý, các sắc lệnh sẽ đảo ngược nhiều chính sách của người tiền nhiệm, Tổng thống Donald Trump.

Cụ thể, trong ngày đầu làm việc, ông Biden sẽ ngừng rút Mỹ ra khỏi Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], tái gia nhập Hiệp định thỏa thuận khí hậu Paris, chấm dứt chính sách hạn chế đi lại với người Hồi giáo từ 7 quốc gia và ngừng tài trợ cho việc xây dựng bức tường biên giới Mỹ - Mexico.

Ông Biden cũng ban hành lệnh đeo khẩu trang bắt buộc tại các cơ quan liên bang nhằm hạn chế virus corona lây lan. Ông còn bổ nhiệm một điều phối viên ứng phó với đại dịch, chuyên giám sát việc phân phối vaccine và vật tư y tế trong Nhà Trắng.

Ngoài ra, ông Biden cũng muốn khôi phục hoạt động ở các khu bảo tồn tự nhiên và tìm cách bảo vệ hàng triệu người dân trước ảnh hưởng của đại dịch.

TheoAFP, ông Biden đang lên kế hoạch để gửi một dự luật cho Quốc hội. Qua đó, ông muốn trì hoãn việc trục xuất và sửa đổi chính sách nhập cư để trao cơ hội trở thành công dân cho hàng triệu người di cư bất hợp pháp ở Mỹ.

LÊ ANH [Theo CNN, The Guardian]

Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức. [Ảnh: CNN]

Ngày 20/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã làm lễ nhậm chức tại Điện Capitol ở thủ đô Washington, chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.

Rất nhiều cựu nguyên thủ cùng gia đình đã có mặt tại lễ nhậm chức của ông Biden, trong đó có các cựu Tổng thống Barack Obama, Bill Clinton và George W.Bush. Tuy nhiên, người tiền nhiệm của ông Biden là Tổng thống Donald Trump đã không tham dự buổi lễ này.

Ông Joe Biden đọc lời tuyên thệ nhậm chức trước Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts.

Sau lễ nhậm chức, ông Biden cùng chính quyền mới sẽ không có nhiều thời gian chuẩn bị mà phải bắt đầu ngay công cuộc tái thiết và vực dậy một nước Mỹ đang gặp vô vàn khó khăn.

Thách thức đầu tiên đối với ông Biden chính là dịch bệnh COVID-19. Lễ nhậm chức của ông diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang gần chạm mốc 25 triệu ca mắc bệnh và hiện đã có hơn 400.000 người tử vong.

Trước đó, nhiều nguồn tin trong nhóm chuyển giao quyền lực cho biết ông Biden dự kiến sẽ đưa ra nhiều quyết định liên quan đến vấn đề y tế, trong đó đáng chú ý nhất là việc đưa Mỹ quay lại Tổ chức Y tế Thế giới [WHO].

Trước đó, Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi WHO, chỉ trích cơ quan này đã hoạt động không hiệu quả trong cuộc chiến chống COVID-19.

Với việc hàn gắn quan hệ với WHO, Mỹ nhiều khả năng sẽ tham gia vào sáng kiến phân phối vắcxin COVAX và đây sẽ là một dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến chống dịch bệnh trên toàn cầu.

Các vấn đề đối ngoại cũng sẽ là một thách thức đối với chính quyền Biden. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ dường như đã "gây thù chuốc oán" với cả thế giới, có thể kể đến cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, căng thẳng hạt nhân Iran, mâu thuẫn trong quan hệ với Nga, những tranh cãi về thương mại với châu Âu...

Biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Trước đó, ông Biden tuyên bố sẽ đưa Mỹ quay trở lại với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đúng như những gì từng cam kết trong quá trình tranh cử.

Ngoài ra, ông Biden được cho là sẽ đảo ngược lại những chính sách của chính quyền Trump, trong đó có việc thu hồi giấy phép mở rộng của dự án khai thác dầu Keystone XL cũng như đưa ra những tiêu chuẩn mới về khí thải./.

Cập nhật ngày 20/01/2021.

Video liên quan

Chủ Đề