To Hữu được đánh giá là nhà thơ của

Từ ấy là tập thơ đầu lòng của Tố Hữu. Tập thơ mười năm: 1937 – 1946. Mười năm thơ của mười năm hoạt động cách mạng”.Như vậy thời điểm người chiến sĩ Tố Hữu đến với cách mạng cũng là thời điểm người thi sĩ Tố Hữu đến với thơ. Bài thơ đầu tiên của tập thơ Từ ấy, cũng tức là bài đầu tiên trong sự nghiệp thi ca của Tố Hữu – bài Mồ côi, đăng trên báo Dân – được viết khi tác giả của nó đã đi vào con đường hoạt động cách mạng ở thành phố Huế quê hương.Đây là chỗ khác nhau cơ bản giữa Tố Hữu với những nhà thơ mới, như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Anh Thơ [đã học hoặc đã đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 11] hay Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh [đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8], những thanh niên gặp thơ từ khá lâu trước khi thực sự gặp gỡ và hoà vào phong trào đấu tranh cách mạng. Từ ấy gồm 72 bài thơ, chia thành 3 phần:

  • "Máu lửa" gồm 29 bài, là thơ của thời kì Mặt trận Dân chủ, tập trung vào những vấn đề lớn của thời đại như chống phát xít, phong kiến, đòi hoà bình, cơm áo, vấn đề sống của con người và cách mạng giải phóng dân tộc.
  • "Xiềng xích" gồm 29 bài, được viết trong tù, thể hiện nỗi đau, ý chí và khí phách của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù.
  • "Giải phóng" gồm 14 bài, viết từ lúc vượt ngục đến một năm sau ngày độc lập, chủ yếu ngợi ca lí tưởng, quyết tâm đánh đuổi giặc, cứu nước và niềm vui chiến thắng.

Từ ấy đã trở thành một trong những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam. Tố Hữu đã kết hợp được giữa nghệ thuật và cách mạng, giữa người chiến sĩ và thi sĩ, góp phần vào tiến trình đổi mới thi ca hiện đại Việt Nam. Có thể coi tập thơ là bài ca hùng tráng của những người hiểu rằng chiến đấu là con đường duy nhất để giành được độc lập, tự do, sung sướng, vì thế, sẵn sàng dâng hiến cuộc đời cho “trường đấu tranh”, không sợ gian khổ, không sợ chết. Là tiếng hát tràn ngập niềm tin tưởng, lạc quan của người biết rằng chiến thắng cuối cùng nhất định sẽ thuộc về mình.

Tập thơ Từ ấy

Từ ấy là tập thơ đầu của Tố Hữu

  • Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
    2010-01-09

Nhà thơ Tố Hữu. Photo courtesy of Wikipedia.

Thơ của ông được giảng dạy trong nhà trường các cấp. Các bài tham luận văn học của ông đọc trong các cuộc hội thảo được xem là mẫu mực, và trên hết là vai trò lãnh đạo văn nghệ của ông, một vị trí đã gây tranh luận gay gắt trong nhiều thập niên.

Mới đây, nhà nước loan tin sự nghiệp văn chương của ông sẽ được trân trọng cất giữ và trưng bày cho công chúng tham quan, và trong lời giới thiệu ấy người ta ghi rằng tên ông, nhà thơ Tố Hữu, được đánh giá là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn, tiêu biểu nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20, một lãnh đạo chủ chốt, khai sáng và có nhiều tác phẩm đỉnh cao trong phong trào thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.

Có thể nói thơ của Tố Hữu được người dân cả hai miền Nam Bắc thuộc nhiều hơn bất cứ một nhà thơ nào khác. Tình hình ấy có phần là do tài năng của nhà thơ, nhưng cái chính là do chủ trương sử dụng những bài thơ ấy trong mặt trận tuyên truyền. Người dân miền Bắc biết thơ Tố Hữu từ khi mới bước chân vào trường học, và thuộc thơ ông qua giờ học, qua các buổi sinh họat chính trị cũng như qua báo chí đủ loại. Thơ Tố Hữu dai dẳng song hành với đời sống người dân ngày một nhiều hơn, nhất là khi đảng cần vận dụng công sức của người dân trong các cuộc chiến.

Tuyên truyền chống chế độ

Tại miền Nam, khi phong trào sinh viên và Phật tử xuống đường dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm thì bài thơ mang tên “Bầm ơi” của Tố Hữu đã âm thầm chuyền tay nhau xuất hiện trong giới sinh viên tranh đấu.

Bầm ơi

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm Sáu mươi.

Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền

Nhớ thương con, bầm yên tâm nhé

Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân

Con đi xa cũng như gần

Anh em đồng chí quây quần là con

Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí

Bầm quí con, bầm quí anh em

Bầm ơi, liền khúc ruột mềm

Có con có mẹ, còn thêm đồng bào

Con đi mỗi bước gian lao

Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!

Bao bà cụ từ tâm như mẹ

Yêu quí con như đẻ con ra

Cho con nào áo nào quà

Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.

Con đi, con lớn lên rồi

Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!

Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm,

Mẹ già tóc bạc hoa râm

Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con…

Có những sinh viên tranh đấu ở Huế, và cả ở Sài Gòn nữa hồi năm 1963 đã nghe và thuộc bài thơ này mà không biết tác giả của nó là ai. Họ cất giấu và loan truyền bài thơ như một thứ vũ khí chống lại chế độ mà họ cho là độc tài gia đình trị. Những người sinh viên này không hề biết trước đó vài năm, tác giả bài thơ tình cảm chan chứa ấy chính là người đã trực tiếp phát động phong trào trấn áp nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, và trực tiếp gây ra tai ương cho các thành viên trong nhóm từ Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Hữu Loan…, đẩy họ cùng nhiều văn nghệ sĩ khác vào cảnh dở sống dở chết trong nhiều thập niên.

Dòng thơ cách mạng

Thơ Tố Hữu được hầu hết các nhà phê bình văn học miền Bắc coi là đại biểu của dòng văn học cách mạng, là dòng văn học gắn bó hữu cơ với các cuộc đấu tranh do đảng Cộng Sản Việt Nam phát động và lãnh đạo tại Việt Nam trong mấy chục năm liền. Cùng với các bài nói và viết khác, thơ Tố Hữu vừa thể hiện đường lối văn nghệ của đảng, lại vừa giám sát sự thực hiện đường lối ấy. Chúng có chức năng tuyên truyền và cổ vũ cho chiến thắng hơn là sáng tạo từ cảm hứng mỹ học. Chính vì thế mà chúng được guồng máy lãnh đạo đảng nhiệt thành hỗ trợ, và ca ngợi rằng thơ Tố Hữu xứng đáng là thước đo tấm lòng yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa của một người làm công tác văn nghệ. Họ cho rằng cái tố chất chủ yếu làm thành cái hay của thơ Tố Hữu là lý tưởng cộng sản mà ông theo đuổi từ cuối những năm 1930, khi ông lãnh đạo Đoàn Thanh Niên Dân Chủ ở Huế. Tuy nhiên, với những lão tướng của phong trào Thơ Mới, thì một vấn đề được đặt ra, là phải chăng thơ Tố Hữu thoát thai từ phong trào Thơ Mới? Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân kể lại:

“Vào năm 1959 thì ở miền Bắc có một cuộc trao đổi đặc biệt là về mối quan hệ giữa cái dòng thơ cách mạng và phong trào Thơ Mới. Có một ý kiến phải nói là đúng đắn của nhà thơ Xuân Diệu, một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới thì ông khẳng định rằng thơ Tố Hữu thoát thai từ phong trào Thơ Mới trước khi phong trào cách mạng. Lúc đó dư luận của những nhà phê bình trong ban tuyên huấn mang tính chất của hệ ý thức nhà cầm quyền nhiều hơn là văn học có thể nói phê Xuân Diệu rất nặng và mạnh. Có lẽ nếu không phải nhờ uy tín của Xuân Diệu thì khó mà qua khỏi cuộc phê phán đó.”

Dòng thơ được gọi là cách mạng này thật ra đã được thai nghén rất sớm, từ những năm cuối thập niên 30, khi Tố Hữu nổi tiếng qua một bài thơ ngắn, gói ghém lý tưởng cách mạng rõ rệt, khiến không ít thanh niên thời bấy giờ bị mê hoặc vì những hoa, những lá, những nắng ấm đầu tiên của một luồng gió mới đang thổi vào quê hương lúc bấy giờ đang lầm than tăm tối. Bài thơ “Từ ấy” có lẽ là tiếng chuông mạnh mẽ nhất rung động được những trái tim khao khát độc lập và cũng từ ấy, Tố Hữu bước thẳng vào dòng văn học được gọi là văn học cách mạng:

Từ ấy

 Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ...

Tố Hữu cũng nổi tiếng vì một bài thơ khác, đó là bài “Tiếng hát sông Hương”. Bài thơ này được các nhà phê bình tuyên huấn cho là tuyệt tác nói lên mặt trái của xã hội tư bản bóc lột, để suy ra rằng chỉ có cách mạng mới đủ khả năng giải thoát những mảnh đời hèn mọn bị vùi dập không thương tiếc dưới dòng đời đen đúa. Bài thơ xuất hiện đúng lúc cả dân tộc đang nổi trôi trong dòng chảy của nhiều thế lực muốn xâu xé Việt Nam và từ ý thức được thân phận bèo bọt của mình, những cô gái bán hoa trên dòng Hương Giang chợt thấy số phận mình đang dần thay đổi. Và con thuyền rách nát của các cô như chấp cánh bởi những lời thơ mà nếu đọc hôm nay người ta sẽ tự hỏi có lẽ nào như vậy được sao?

Tiếng hát sông Hương

 
Trên dòng Hương Giang

Em buông mái chèo

Trời trong veo

Nước trong veo

Em buông mái chèo

Trên dòng Hương Giang

Trăng lên trăng đứng trăng tàn

Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng

Thuyền em rách nát

Mà em chưa chồng

Em đi với chiếc thuyền không

Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!

Trời ôi, em biết khi mô

Thân em hết nhục giày vò năm canh

Tình ôi gian dối là tình

Thuyền em rách nát còn lành được không?

- Răng không, cô gái trên sông

Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài

Thơm như bông nhụy hoa lài

Sạch như nước suối ban mai giữa rừng.

Ngày mai gió mới ngàn phương

Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân

Ngày mai trong nắng trắng ngần

Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ

Ngày mai bao lớp đời dơ

Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay

Cô ơi tháng rộng ngày dài

Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng

Trên dòng Hương Giang…

Nhiều văn nghệ sĩ cho rằng thơ Tố Hữu có giá trị nhất vào những năm trước cách mạng tháng tám và những tập thơ càng về sau thì càng mất dấu hẳn trong trí nhớ người đọc. Nhà văn Nguyên Ngọc, nguyên tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ cho biết nhận định của ông:

“Tôi thích thơ Tố Hữu ở thời kỳ trước Cách Mạng Tháng Tám, thời đó thơ Tố Hữu rất hay, tác động rất lớn đến đời sống của người dân, đời sống tư tưởng của người đọc. Có lẽ những bài thơ người ta nhớ nhiều, để lại ấn tượng nhiều là những bài thơ trong thời kỳ đó. Sau này Tố Hữu viết nhiều nhưng không có bài nào nằm trong trí nhớ của người đọc nữa.

Tác giả vụ án Nhân Văn Giai Phẩm

Tố Hữu là một trong những nhà lãnh đạo hăng hái đưa “hiện thực XHCN” vào văn nghệ. Trong khi Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm… phản đối đường lối này. Những người phản đối sau đó, lần lượt dính vào một vụ án gọi là “Nhân Văn Giai Phẩm”. Vụ án này là một vết thương không thể lành của nền văn học Việt nam. Những tài năng kiệt xuất một thời lần lượt gãy cánh bởi những cuộc đấu tố rùng rợn mà người đứng sau chỉ đạo cũng là một nhà thơ đang lớn tiếng cổ vũ cho con đường xây dựng một đời sống được coi là công bằng, đầy lý tưởng của Xã hội nghĩa. Tố Hữu thẳng tay đàn áp bạn bè văn nghệ của mình dưới chiêu bài bảo vệ dòng văn học “hiện thực xã hội chủ nghĩa” và vinh quang đến với Tố Hữu sau những cuộc thanh trừng văn nghệ này. Một điều rõ rệt và dễ hiểu là, càng làm lớn thì thơ Tố Hữu càng được các nhà phê bình tuyên huấn tâng bốc nhiều hơn. Những lời khen này được nhà phê bình Lại Nguyên Ân kể lại:

“Sau này ông là một quan chức trong bộ máy, thậm chí là quan chức cao cấp thành thử giới phê bình không thể khách quan, không kể những trường hợp khen rất phô…”

Không biết những lời khen chói tai này có phải đã làm cho Tố Hữu ngày càng rơi sâu vào chiếc thùng rỗng không đáy, đến nỗi đẩy ông vào những bài thơ mà khi đọc lên hình như người ta có thể rợn người vì tính chất vô nhân của nó:

Cứ xốc tới, cứ chảy máu, cứ rơi đầu

Mỗi xác thây sẽ là một nhịp cầu

Cho ta bước tới chân trời khát vọng

Kêu gọi hy sinh đến như thế thì chỉ có Tố Hữu mới xứng danh một cõi. Đầu rơi, máu chảy của chính nhân dân mình chứ có phải là chuyện giỡn chơi đâu sao nhà thơ lại tàn nhẫn làm vậy?

Yêu Stalin hơn tổ tiên

Câu chuyện nếu dừng lại ở đây thì người ta có thể tin rằng nhà thơ tuyên truyền tư tuởng hiếu sát với mục đích chiến thắng quân thù, và dù sao thì điều này cũng còn có thể hiểu được. Tuy nhiên nếu ngưng lại ở đây thì có lẽ chưa hoàn thành chân dung Tố Hữu. Chân dung nhà thơ còn thiếu một mảnh chính mới hoàn thành. Thiếu mảnh này hình ảnh thật của ông trở thành nhợt nhạt và khó nhận ra vì dù sao thơ cách mạng kháng chiến như ông cũng lắm người làm, nào là Quang Dũng, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Phùng Quán…Việc đấu tố bạn văn nghệ vì lý do này khác cũng đã được nhiều người theo gót, nhưng yêu đắm yêu đuối Stalin đến nỗi hơn tổ tiên dòng giống thì khó ai bì kịp nhà thơ của chúng ta.

Yêu biết mấy, nghe con tập nói

Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!

Hôm qua loa thét vang đồng

Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao

Làng trên xóm dưới xôn xao

Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!

Những câu thơ này hình như chưa đủ làm cho người nghe hôm nay bàng hoàng, vì vậy nhà thơ đã không ngần ngại đem hết cật ruột của mình ra mà thương mà khóc…

Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi! Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không? Thương cha, thương mẹ, thương chồng Thương mình thương một, thương Ông thương mười Yêu con yêu nước yêu nòi

Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!

Thật là khó để mà phân tích cho rốt ráo, để mà hiểu được tại sao Tố Hữu lại làm những bài thơ đầy ấn tượng như vậy. Nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn tạm giải thích:

“Những năm ấy đời sống tình cảm nó say ghê lắm, không phải riêng Tố Hữu đâu mà Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tế Hanh đều như vậy cả…”

Tuy nói vậy nhưng nếu nghe kỹ bài thơ ca tụng Mao Trạch Đông của Tế Hanh người ta vẫn thấy nhà thơ này thua quá xa ‘thiên tài’ Tố Hữu..

Nhà thơ Xuân Sách có lẽ là người tổng kết một cách xuất sắc nhất sự nghiệp của Tố Hữu. Chỉ bằng bốn câu phỏng theo bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, ông đã minh họa hết sức sinh động và cay đắng chân dung một nhà thơ mà sự nghiệp được tạo nên không bằng tài năng của thơ ca mà bằng những thứ khác, vừa phù phiếm vừa nhạt nhẽo và nhất là đầy ắp máu xương người khác…

Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát Trông về Việt Bắc tít mù mây Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt

Máu ở chiến trường hoa ở đây ….

Văn học Việt Nam sau bao đổi thay nghiệt ngã của lịch sử vẫn ngơ ngác tự hỏi rằng, phải chăng dòng văn học cách mạng hiện thực XHCN vẫn chưa hoàn thành vai trò của nó, sau khi Tố Hữu đã vắt hết những gì được xem là tinh túy nhất của ông để mãi đến hôm nay, mặc cho đất nước đã bước vào kỷ nguyên mới hòa nhập vào nền văn học thế giới mà vẫn còn có người yêu thơ ông đến nỗi muốn lập cả viện bảo tàng cho những trang thơ chứa đầy dấu hỏi này….

Video liên quan

Chủ Đề