Ai là kẻ cõng rắn cắn gà nhà

Từ hoàng đế, Lê Chiêu Thống tự biến mình thành kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” để rồi cuối cùng phải đón nhận kết cục bi thảm.

Cuối năm 1788, lợi dụng hành động rước voi giày mả tổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, nhà Thanh phái Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị mang 290.000 quân xâm lược nước ta.

Nhận được tin, Quang Trung - Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi hoàng đế ở núi Bân [Huế], kéo quân ra Bắc diệt giặc. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vào Tết Kỷ Dậu 1789 khiến Lê Chiêu Thống rơi vào bước đường cùng, không còn cơ hội trở về quê hương.

Vua không ra vua

Sau khi lật đổ họ Trịnh, anh em Tây Sơn giúp Lê Duy Khiêm [Lê Chiêu Thống] được kế vị. Tuy vậy, Chiêu Thống không đủ uy tín và tài năng để cai quản đất nước.

Nguyễn Huệ vào Nam, Bắc Hà rơi vào loạn lạc, Lê Chiêu Thống phải dựa vào thế lực của Đinh Tích Nhưỡng và Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị Vũ Văn Nhậm diệt, Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Quảng Tây [Trung Quốc] cầu cứu nhà Thanh.

Tranh minh họa Lê Chiêu Thống rước quân Thanh về giày mả tổ.

Quân Thanh do Tôn Sỹ Nghị cầm đầu gấp rút kéo sang nước ta, thực hiện mưu đồ đen tối. Ngay khi vào Thăng Long, chúng chẳng coi Lê Chiêu Thống ra gì.

Theo sách "Hoàng Lê nhất thống chí", Lê Chiêu Thống hàng ngày ngày vào chầu chực ở bản doanh của Tôn Sỹ Nghị để nghe lời sai bảo.

“Ngày ngày sau buổi chầu, vua lại tới chờ ở bản doanh của Nghị để nghe truyền việc quân, việc nước. Vua cưỡi ngựa đi trước, Lê Quýnh cưỡi ngựa đi sau, quân lính hộ vệ chỉ vài chục người. Người trong kinh có kẻ không biết là vua. Có người biết, thì họ nói riêng với nhau rằng: Nước Nam ta từ khi có đế, có vương tới nay, chưa bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Việc gì cũng do viên tổng đốc người Mãn quyết định, có khác gì phụ thuộc”, trích sách trên.

Có hôm, vua tới yết kiến, Tôn Sĩ Nghị không tiếp, chỉ cho người truyền bảo: “Hôm nay không có việc quân, việc nước gì. Hãy về cung yên nghỉ”.

Khi quân Thanh đại bại, Lê Chiêu Thống cùng gia quyến và các bề tôi trung thành lại chạy theo sang Trung Quốc, hy vọng cầu viện nhà Thanh một lần nữa. Nhưng lúc này, tình hình đã khác. Nơi đất khách quê người, ông vua bán nước bị đối xử tệ bạc.

Số phận bi thảm của ông vua mất nước

Sau những trận thua tan tác ở Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa, quân Thanh khiếp sợ vua Quang Trung và quân Tây Sơn. Mặt khác, vua Quang Trung cũng tìm cách hòa hiếu với kẻ thù để giữ yên bờ cõi.

Viên đại thần quốc thích nhà Thanh là Phúc Khang An giả vờ bảo Lê Chiêu Thống: “Ngày xuất quân không còn xa, vương nên tự mình đem tả hữu liều thuộc làm quân dẫn đường đi trước. Nhưng bây giờ nên gọt đầu cắt tóc, thay đổi quần áo giống người Thanh, để không thể phân biệt được, công lớn mới có thể thành. Sau khi khôi phục nước nhà, bấy giờ sẽ lại theo như tục cũ. Việc binh không ngại dùng cách xảo trá, vương nên nghĩ tới chỗ đó.”

Cảnh Lê Chiêu Thống nhục nhã quỳ lạy hoàng đế nhà Thanh được tái hiện qua tranh.

Lê Chiêu Thống tưởng thật, vâng lệnh gọt tóc theo kiểu người Thanh ngay, còn nói: “Chúng tôi không giữ được nước nhà, may nhờ thiên triều cứu viện, dù cả nước phải ăn mặc như vậy cũng xin vâng lệnh. Việc ấy còn có tiếc gì?”.

Khang An bèn làm tờ biểu kín tâu với vua Thanh nói rằng vua An Nam không còn ý xin cứu viện nữa. Vua tôi đều đã cắt tóc đổi đồ mặc, xin ở lại yên ổn, xin bãi bỏ các đạo quân định đưa sang đánh dẹp phương Nam. Nịnh thần Hoà Thân cũng nhân dịp tâu xin phong vương cho vua Quang Trung. Càn Long lập tức chuẩn y.

Lừa được Chiêu Thống, Khang An còn làm nhục ông vua lưu vong bằng cách bố trí cho chạm trán phái đoàn sứ bộ của Quang Trung sang thăm nhà Thanh năm 1790.

Tận mắt chứng kiến cách đối đãi rất hậu của vua Càn Long dành cho phái đoàn sứ bộ của vua Quang Trung, Lê Chiêu Thống rất tức tối nhưng không làm gì được.

Trong thời gian ở Yên Kinh, Lê Chiêu Thống tiếp tục dâng biểu xin nhà Thanh cho viện binh về nước khôi phục nhà Lê. Nếu không được thì cũng cho mượn 2 châu Tuyên Quang, Hưng Hóa để xây dựng lực lượng, hoặc lẻn vào Gia Định cầu viện Nguyễn Ánh. Quan nhà Thanh luôn tìm cách dối quanh để khất lần. Có lúc, chúng bảo cho mượn đất Khâm Châu [Quảng Đông], có lúc bảo cho về Tuyên Quang.

Bấy giờ, một người con của vua Càn Long biết hoàn cảnh của vua tôi Lê Chiêu Thống, có ý thương xót, liền nhờ Hòa Thân nói tốt cho trước mặt Càn Long.

Hòa Thân tâu lại với vua, hoàng tử này bị đánh đòn, sinh bệnh mà chết. Từ đấy, vua Lê không còn dám nói đến việc xin quân cứu viện nữa, trong lòng uất ức khôn nguôi.

Mùa hè năm Nhâm Tý [1792], con đầu của vua Lê Chiêu Thống bị bệnh đậu qua đời. Vua Lê lo buồn sinh bệnh, thoi thóp nằm liệt không dậy được. Năm sau, bệnh nhà vua càng nguy kịch. Ông qua đời khi mới 28 tuổi, kết thúc cuộc đời bi kịch, nhục nhã của vua bán nước “cõng rắn cắn gà nhà”.

Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, nhà Thanh cho Lê Quýnh cùng các quan tòng vong được đưa di hài Lê Chiêu Thống về táng ở quê nhà và cho các bề tôi trốn theo được về nước.

Khi di hài vua Lê được đưa về đến Thăng Long, các quan thay hài cốt sang chiếc tiểu khác rồi táng ở lăng Bàn Thạch [Thọ Xuân - Thanh Hóa].

Từ voi chiến ra trận thời Bà Trưng đến cõng đại bác nhà Tây Sơn Trong lịch sử Việt Nam, voi được xem là binh chủng đặc biệt, từng tham gia nhiều trận đánh lớn. Việc thuần voi, huấn luyện voi chiến được người xưa thực hiện ra sao?

Vào cuối thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Phong trào nông dân bắt đầu lan rộng, kéo dài trong hơn 10 năm và bị đàn áp. Cùng thời điểm này, ở Đàng Trong, chúa Nguyễn xưng vương, thành lập triều đình riêng. Đất nước bị chia đôi ngả. Nhưng rồi chính quyền mới lại suy yếu, nhân dân cực khổ.

Theo một giáo sĩ phương Tây, bấy giờ, gạo đắt như vàng, tình trạng đói khổ bày ra lắm cảnh thương tâm khó tả, xác chết chồng chất lên nhau".

Đến năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tân Sơn [Bình Định]. Ấy là cuộc khởi nghĩa do 3 anh em là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. 

Một hình ảnh ở Đàng Ngoài

Sau nhiều năm chiến đấu kiên cường, được nhân dân ủng hộ, cuộc khởi nghĩa ngày càng phát triển, tiến lên đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.

Khi ấy một nhiệm vụ mới đặt ra là tiến quân ra Bắc đánh đổ tập đoàn Lê - Trịnh. Và điều này cũng có nghĩa là phong trào Tây Sơn sẽ phải đảm nhận thêm sứ mệnh thống nhất đất nước.

Trong những năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê và làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.

Nguyễn Ánh, Chiêu Thống thi nhau "cõng rắn cắn gà nhà"

Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm [1785]

Đầu những năm 80 của thế kỷ XVIII, sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, một người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh đã cùng tàn quân chạy trốn sang Xiêm [Thái Lan] để cầu viện.

Lúc này, vua Xiêm đã sai tướng đem 5 vạn thủy quân, bộ tiến sang nước ta theo sự dẫn đường của quân Nguyễn Ánh. Sau khi chiếm được gần một nửa đất Gia Định [Nam Bộ xưa], chúng ra sức cướp phá, hoành hành và chuẩn bị tấn công nghĩa quân Tây Sơn ở vùng còn lại.

Tranh vẽ Nguyễn Ánh

Nhận được tin tức này, Nguyễn Nhạc liền sai em là Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào Nam chống giặc. Được sự ủng hộ của nhân dân, đầu năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan tành quân xâm lược. Nguyễn Ánh theo cánh tàn quân Xiêm chạy thoát. Miền Nam trở lại yên bình.

Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh [1789]

Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, Lê Chiêu Thông cùng một số đại thần thân cận đã bỏ chạy về phía Bắc, cho người sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh. Thấy đây là thời cơ tốt để xâm lược, nhà Thanh "hào phóng" đem 29 vạn quân, theo sự chỉ dẫn của vua tôi Chiêu Thống tiến sang nước ta. Khi ấy chúng tràn vào với danh nghĩa đánh quân Tây Sơn để giành lại chính quyền cho nhà Lê.

Thời kỳ đó, nhân dân ở Đàng Ngoài khốn khổ vô cùng. Họ phải trải qua những tháng ngày loạn lạc, đói khổ. Đến cuối 1788 thì phải chứng kiến hàng chục vạn quân xâm lược tràn vào thành Thăng Long.

Lê Chiêu Thống trở lại ngôi, tìm moi cách bắt nhân dân đóng góp để phục vụ quân đội xâm lược. Cảnh cướp bóc, tàn phá, hoành hành lại xảy ra ở khắp nơi có quân Thanh đóng giữ, khiến cho nhân dân càng căm thù quân cướp nước và bán nước.

Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh

Quân Tây Sơn đóng ở kinh thành tạm rút về mạn Ninh Bình, Thanh Hóa, rồi cho người vào Phú Xuân [Huế] cấp báo. Nhận được tin, Nguyễn Huệ quyết định làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi chỉ huy quân tiến ra Bắc. 

Trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân. Đúng vào đêm 30 Tết [tức 25/l/1789], quân ta được lệnh tiến công với khí thế từ lời hiểu dụ của vua Quang Trung:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử trí Nam quốc anh hùng chỉ hữu chủ.

Sau 5 ngày [bắt đầu từ đêm 30 cho đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu] tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi – Đống Đa, quân ta đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược, tiến vào Thăng Long. Nhân dân kinh thành mừng vui chào đón đoàn quân chiến thắng đúng như lời thơ mô tả:

Mây tạnh mù tan trời lại sáng

Đầy thành già trẻ mặt như hoa

Chung vai sát cánh cùng nhau nói

Cố đô vẫn thuộc núi sông ta.

[Ngô Ngọc Du]

Những chiến công hiển hách của sự nghiệp thống nhất lại đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng đã nói lên công lao to lớn của phong trào Tây Sơn và người "anh hùng áo vải" Nguyễn Huệ.

Nhà Tây Sơn dưới thời vua Quang Trung

Sau tiêu diệt các lực lượng chúa Nguyễn, năm 1778, thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng đế, thành lập vương triều nhưng không làm được gì thêm. Cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục.

Đến cuối năm 1788, trước khi xuất quân lên đường ra Bắc chiến đấu chống quân xâm lược Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế [Quang Trung] và sau ngày chiến thắng, chính thức xây dựng vương triều mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị trên vùng đất từ Thuận Hoá trở ra Bắc.

Chính quyền các trấn được thành lập. Vua Quang Trung ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục thi cử. Đất nước dần dần được ổn định. Quân đội được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ. Vua Quang Trung đặt quan hệ hoà hảo với nhà Thanh và được nhà Thanh rất tôn trọng. Quan hệ với Lào và Chân Lạp diễn ra tốt đẹp.

Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, triều đình rơi vào tình trạng lục đục, suy yếu dần. Năm 1802, trước sự tấn công của quân Nguyễn Ánh, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.

Xem thêm: Nguyễn Huệ - Nguyễn Ánh: Từ kẻ thù không đội trời chung đến quan hệ đặc biệt

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề