Thuế nhà thầu đối với doanh nghiệp chế xuất

Về chính sách thuế đối với hàng hóa do nhà thầu nhập khẩu để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc cho DN chế xuất, ngày 27/8/2021, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4199/TCHQ-TXNK hướng dẫn về chính sách thuế đối với hàng hóa do DN nội địa là nhà thầu phụ nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam để tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính [doanh nghiệp nội địa] để xây dựng nhà xưởng, văn phòng cho DN chế xuất.

Theo đó, công văn số 4199/TCHQ-TXNK đã hướng dẫn rõ, đối với thuế nhập khẩu, khoản 1 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; khoản 1 Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam tượng chịu thuế.

Trường hợp DN nội địa là nhà thầu phụ nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị theo kết quả đấu thầu cho DN trong khu phi thuế quan thì phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định.

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đồng Nai giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: N.H

Đối với thuế GTGT, Điều 2 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Điều 3 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này. Cũng tại Điều 4 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT.

Trường hợp nhà thầu là DN nội địa nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

Vì vậy, Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty TNHH Kiturami - Bumyang Việt Nam căn cứ quy định pháp luật, đối chiếu hồ sơ nhập khẩu thực tế, hướng dẫn tại công văn số 4199/TCHQ-TXNK và tài liệu có liên quan để thực hiện theo đúng quy định.

Trường hợp vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ với cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Liên quan đến thắc mắc tiền chậm nộp, Tổng cục Hải quan đề nghị công ty nghiên cứu quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 về xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế, đối chiếu với hồ sơ thực tế để thực hiện.

Riêng đối với vấn đề kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty TNHH Kiturami - Bumyang Việt Nam liên hệ với cơ quan Thuế địa phương để được hướng dẫn cụ thể về kê khai khấu trừ số tiền thuế GTGT đã nộp tại khâu nhập khẩu.

Vậy cho em hỏi côngty A có phải nộp thuế nhà thầu trong 2 trường hợp: Côngty em trả phí vận chuyển từ côngty B về kho và trường hợp côngty A trả phí vận chuyển từ côngty B về kho côngty em không ạ?

Em cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật thuếcủa Công ty luật minh khuê

>>Luật sư tư vấn thuếtrực tuyến, Gọi: 1900.6162

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng

Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính : Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

2. Nội dung giải đáp

- Căn cứ vào khoản 20 Điều 4Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng quy định như sau:

"20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu."

Công ty B ở khu chế xuất bán hàng chocông ty A ở Việt Nam NÊN hàng hoá không thuộc trường hợp đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, công ty BcủaHàn Quốc ở khu chế xuất sẽ kê khai nộpthuế giá trị gia tăng.

Vì công ty A mua hàng hoá từ khu chế xuất, Công ty A hoạt đoạt động bán hàng hoá ra thì trường Việt Nam, có hoạt động kinh doanh thương mại nên mức thuế suất sẽ là 5% hoặc 10% phụ thuộc vào loại hàng hoá mà công ty B trong khu chế xuất bán cho công ty A. theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng.

- Căn cứ vào Điều 2Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

"Điều 2. Người nộp thuế

1.Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế [sau đây gọi là doanh nghiệp], bao gồm:

a] Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty điều hành chung.

b] Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hànghóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.

c] Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

d] Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài [sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài] có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:

- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;

- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;

- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;

- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kếthợp đồngđứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hànghóahoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

e] Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này có hoạt động sản xuất kinh doanh hànghóahoặc dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.

2.Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 14 Chương IV Thông tư này.

Vậy công ty B của Hàn quốc sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệpvì có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

- Lưu ýthủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đối với daonh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp nội địa theo quy định tại Điều 86Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính : Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

"Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:

a] Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tạikhoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;

b] Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

c] Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

2. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.

3. Hồ sơ hải quan

Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.

4. Thời hạn làm thủ tục hải quan

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

5. Thủ tục hải quan

a] Trách nhiệm của người xuất khẩu:

a.1] Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;

a.2] Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;

a.3] Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.

b] Trách nhiệm của người nhập khẩu:

b.1] Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

b.2] Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

b.3] Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

c] Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;

d] Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

d.1] Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

d.2] Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá;

d.3] Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.

6. Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau. Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa [không kiểm tra thực tế hàng hóa]. Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa [như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…], chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phậnTư vấn Pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề