Tình hình nhà đất năm 2023

Khi một nguồn tiền lớn đổ vào nền kinh tế, tất yếu sẽ dẫn tới sự tăng giá của bất động sản. Giá căn hộ chung cư sẽ bị đẩy tăng vì khan hiếm quỹ đất thì đất nền vẫn được coi là kênh giữ tiền an toàn. Đó là nhận định của ông Vũ Trường Thắng, Tổng giám đốc Winhousing, là một nhà đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản đã có những chia sẻ xoay quanh câu chuyện về thị trường.

Nhà đầu tư này dự báo rằng: "Sự mất giá của đồng tiền và lạm phát tại Việt Nam sẽ xảy ra vào cuối năm 2022 và bước sang năm 2023. Thực tế đó là điều không tránh khỏi, chỉ là sớm hay muộn, nhanh hay chậm".

Theo ông Thắng: "Cơ sở của nhận định này đến từ việc Kho bạc Nhà nước đang đẩy mạnh hoạt động mua ngoại tệ. Đây là một động thái để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài, giúp dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam mạnh mẽ hơn.

Thứ hai, chương trình phục hồi nền kinh tế với quy mô 800 nghìn tỷ đồng dự kiến sẽ được bơm vào nền kinh tế. Thứ ba, tiền ảo tăng cao kỷ lục. Nhiều cá nhân, nhiều tổ chức đã dần chấp nhận sự có mặt của đồng tiền này, và xem đây là một kênh đầu tư giống như chứng khoán, và thời điểm này rót tiền vào đầu tư.

Thứ tư, theo thống kê, có 1 triệu tài khoản chứng khoán được mở trong 10 tháng năm 2021. Như vậy, vì Covid nên nhiều người không dám đầu tư sản xuất mà tính đến kênh đầu tư nhanh.

Thứ năm, giá xăng dầu tiếp tục tăng cao trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế, nhu cầu đi lại giao thương, vận chuyển hàng hóa tăng cao.

Thứ sáu, nguyên vật liệu xây dựng tăng phi mã làm doanh nghiệp khó chồng khó. Các công trình bắt đầu triển khai xây dựng lại do gói đầu tư công được giải ngân. Các dự án được tiếp tục khi không còn giãn cách do Covid-19.

Thứ bảy, giá vàng đến ngày 11/11/2021 tiếp tục tăng gần 1 triệu đồng/lượng.

Đó chỉ là một vài tín hiệu cơ bản để thấy được lượng tiền trong thời gian tới sẽ có sự biến chuyển nhảy múa như thế nào?

Liên quan đến dự báo về mốc thời gian lạm phát sẽ xảy ra, ông Thắng cho rằng, Việt Nam bị ảnh hưởng của Covid-19 muộn hơn nhiều nước. Đó là lý do mà ông đưa ra mốc thời gian lạm phát bùng nổ vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023 khi lượng tiền lớn bơm về nền kinh tế. Lượng tiền sẽ bao gồm: Nguồn vốn của nhà nước gồm đầu tư công, gói phục hồi nền kinh tế an sinh xã hội; Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam.

Đánh giá về tác động của lượng tiền bơm mạnh vào nền kinh tế, ông Thắng nhận định, như vậy, hạ tầng được xây dựng nhiều hơn. Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp được đầu tư và thu hút nguồn vốn. Giá nguyên vật liệu, nhân công...tiếp tục tăng cao.

Vậy, tác động liên hoàn này sẽ ảnh hưởng tới thị trường bất động sản như thế nào? Ông Thắng nhận định, giá chung cư sẽ tăng cao. Ngay cả thời điểm hiện tại, các căn hộ mới có mức giá 1,5 tỷ hầu như đã "tuyệt chủng" ở Hà Nội. Các dự án không được phê duyệt mới trong khi quỹ đất ở trung tâm thành phố không còn nhiều. Các dự án đất nền sẽ thu hút người dân rút tiền tiết kiệm cất trữ vào.

Đưa ra nhận định về xu hướng bất động sản trong thời gian tới, ông Thắng dự báo, đất nền, bất động du lịch và bất động sản công nghiệp sẽ là phân khúc có tín hiệu tích cực. Nếu như đất nền được coi là kênh đầu tư giữ tiền tốt thì bất động sản du lịch sẽ được "cởi trói" sau khi chương trình tiêm vaccine được phủ rộng, và người dân có nhu cầu đi nhiều hơn sau thời gian bị "gông cùm". Trong khi đó, bất động sản công nghiệp lại hấp dẫn bởi đón làn sóng dự án bất động sản.

Đức Quý

Nguồn //cafef.vn/

Các chuyên gia bất động sản dự đoán, sang năm 2023, thị trường sẽ phục hồi cục bộ, là tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư đang kẹt vốn.

Thị trường ảm đạm

Hồi cuối năm 2021, thị trường bất động sản trên cả nước vô cùng sôi động, nhiều nơi xuất hiện sốt đất. Ở các nơi như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, vùng ven Hà Nội, TP.HCM,… nhà đầu tư liên tục mua bán, thậm chí sang tay nhau trong thời gian ngắn cũng đã thu lời trăm triệu.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2022, thị trường trở nên ảm đạm, trầm lắng. Đã không còn những cảnh nhà đầu tư xếp ô tô hàng dài để xem, mua đất nữa. Hiện tượng lệch pha cung – cầu đã có, người mua ít, người bán nhiều.

Theo TGĐ EZ Property, ông Phạm Đức Toàn, hiện tại áp lực lớn nhất là các chủ đầu tư bất động sản sử dụng vốn vay. Hoạt động phát hành trái phiếu đang bị kiểm soát chặt, tài chính tự có và huy động từ khác hàng không đủ. Vì thế, họ không thể triển khai được dự án, nguồn cung đương nhiên giảm.

Những người đã vay tiền để mua nhà, mua đất cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện ngân hàng không còn room, nếu có thì lãi suất cũng có dấu hiệu tăng, lực cầu trên thị trường suy giảm. Trong khi đó, giá nhà đã tăng rất cao trong giai đoạn vừa qua.

Vị chuyên gia này nhận định: “Tôi cho rằng, giá bất động sản có thể sẽ giảm trong thời gian tới. Những nhà đầu tư đã ôm hàng ở đỉnh gặp áp lực tài chính sẽ có xu hướng giảm giá hoặc bán cắt lỗ. Giá bất động sản sẽ có xu hướng đi xuống, tuy nhiên biên độ xuống không nhiều vì nguồn cung đang hạn chế”.

Hiện tại, đa phần các nhà đầu tư đang có xu hướng “án binh bất động”, giữ tiền để đợi chu kỳ mới. Những nhà đầu tư lướt sóng gặp nhiều khó khăn, vì họ muốn “thoát hàng” nhưng thanh khoản thấp. 2 tháng vừa qua, thị trường xuất hiện dấu hiệu hạ nhiệt, và điều này sẽ càng rõ ràng hơn.

Tham khảo thêm:

Dự đoán thời điểm sôi động trở lại

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường sẽ không đến mức tồi tệ là đóng băng. TS. Đinh Thế Hiển dự báo, từ giờ đến hết năm, thanh khoản sẽ tiếp tục giảm, nhất là ở những nơi bất động sản chưa thể tạo ra dòng tiền khai thác, kinh doanh và các bất động sản giá trị lớn.

Ông nhấn mạnh, việc giảm thanh khoản đã xuất hiện từ quý I nhưng đến bây giờ mới thực sự bắt đầu. Giá bất động sản ở một số nơi khác cũng sẽ giảm, chẳng hạn như những khu vực từng có sốt đất, tuy nhiện hiện nay đầu tư hạ tầng và khai thác kinh doanh không đạt kỳ vọng. Dù vậy, chuyên gia này cũng dự báo: “Sang đến năm 2023, thị trường bất động sản sẽ phục hồi cục bộ, xuất hiện đầu tư lướt sóng ở một số khu vực, các nhà đầu tư trung hạn bắt đầu giải ngân”.

Chuyên gia Đinh Thế Hiển nhận định, thị trường 2023 có nhiều điểm sáng có thể giúp phục hồi. Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh, tạo động lực một số thị trường bất động sản. Đầu tư FDI tiếp tục tăng tạo động lực cho bất động sản công nghiệp và khu dân cư. Các chính sách mới ra đời giúp chuẩn hóa và minh bạch thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, tiến trình đô thị hóa vẫn phát triển tăng nhu cầu nhà ở đô thị.

Về thị trường cuối năm 2022, chuyên gia này cho rằng sẽ có một số phân khúc giảm mạnh. Chẳng hạn như bất động sản phân lô, khu nông nghiệp dễ giảm thanh khoản, có thể bán cắt lỗ. Phong trào đầu tư farmstay cũng vì thế mà suy thoái, nhất là khi chưa có khung pháp lý rõ ràng. Trong khi đó thị trường TP. HCM và khu vực phụ cận được quan tâm nhiều hơn.

Ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội nhận định: “Hiện nay, thị trường bất động sản đã rất tốt hơn giai đoạn đóng băng trước kia, nhưng các yếu tố vĩ mô cũng đang tác động không nhỏ. Do đó, dòng tiền vào bất động sản đang cẩn trọng hơn giai đoạn trước. Theo đó, tình trạng lệch pha cung – cầu càng lớn, người bán nhiều nhưng người mua ít. Dòng vốn cực kỳ quan trọng đối với bất động sản, thị trường có sôi động hay không phải phụ thuộc vào điều này.

Do đó, thị trường giai đoạn này có thể đi ngang hoặc điều chỉnh phải tùy vào diễn biến tiếp theo. Nhưng sẽ lập tức sôi động mạnh khi dòng tiền được nới và quay trở lại, tức tình hình lạm phát được kiểm soát, lãi suất ngân hàng giữ mức ổn định và việc giải ngân dễ dàng hơn”.

[Theo Nhịp sống kinh tế]

Tham khảo thêm:

Chủ Đề