Tiểu đường mấy phẩy thì phải uống thuốc

Em bị tiểu đường 4 tháng nay rồi, ngày tiêm insulin 2 lần sáng và tối. Em cũng uống cả thuốc nữa mà đường của em vẫn cứ 17 - 18 phẩy. Cơm em ăn hai bát mỗi bữa, không uống nước ngọt. Giờ em phải làm cách nào để giảm lượng đường huyết xuống được ạ?

Chào bạn,

Đúng là đường huyết của bạn vẫn còn ở mức cao [17 - 18 mmol/L, trong khi giới hạn cho phép là ≤ 7 mmol/l]. Tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường như mờ mắt, tê bì chân tay, khô ngứa da,... và các biến chứng nặng hơn như nhồi máu cơ tim, suy thận…

Các nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao và cách khắc phục

Bạn có chia sẻ là hiện tại đang điều trị bằng cả thuốc uống và tiêm insulin mà đường huyết vẫn cao, vậy bạn cần xem lại các vấn đề dưới đây:

- Chế độ ăn hiện tại chưa phù hợp: Bạn ăn 2 bát cơm mỗi bữa, không rõ có ăn nhiều rau xanh hay không và bạn ăn bao nhiêu bữa mỗi ngày. Lý tưởng nhất, bạn nên ăn 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa no như thói quen của hầu hết người Việt Nam. Ngoài việc giảm lượng cơm mỗi bữa, những thực phẩm nhiều tinh bột trắng như bún, phở, cháo, xôi, bánh mì trắng… cũng rất dễ làm tăng đường huyết. Bạn nên ăn hạn chế và mỗi bữa chỉ ăn 1 loại. Việc tăng cường rau xanh, hạn chế đồ chiên rán, dầu mỡ cũng sẽ giúp đường huyết của bạn sớm trở về mức an toàn.

- Bạn uống thuốc đúng liều, đúng thời điểm chưa? Nếu đã tuân thủ đúng chỉ định, bạn nên tái khám để bác sĩ thay liều hoặc đổi loại thuốc.

- Chưa có thói quen tập thể dục mỗi ngày: Mỗi ngày, bạn nên tập thể dục từ 30 – 45 phút, không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp thì mới có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Dự phòng sớm biến chứng tiểu đường

Nhiều người mới chẩn đoán tiểu đường có tâm lý chủ quan với biến chứng vì nghĩ tiểu đường lâu năm mới có biến chứng. Thực tế là có tới một nửa số người tiểu đường đã có biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán, biểu hiện thường thấy là tê bì châm chích chân tay, chuột rút, mờ mắt, khô ngứa da, rối loạn chức năng sinh lý… Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn cần chủ động bảo vệ bản thân khỏi các biến chứng tiểu đường. Bạn có thể tham khảo TPCN Hộ Tạng Đường để hỗ trợ phòng ngừa biến chứng.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mạn tính và thường có xu hướng tăng nặng theo thời gian nên việc dùng thuốc thường phải kéo dài dai dẳng. Tuy nhiên, không phải ai cũng bắt buộc dùng thuốc cả đời. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể điều chỉnh hoặc ngừng uống thuốc tiểu đường.

Bệnh đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng vượt ngưỡng cho phép. Có thể phân loại bệnh tiểu đường thành hai tuýp gồm đái tháo đường tuyp 1tuyp 2. Đa số người bệnh sẽ phải dùng thuốc hạ đường huyết hàng ngày sau khi chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Một số nhóm thuốc hạ đường huyết thường được sử dụng nhất bao gồm:

  • Insulin: Được sử dụng một dạng insulin tổng hợp được dùng trong điều trị tiểu đường tuýp 1, tiểu đường thai kỳ. Đối với tiểu đường tuýp 2 thì Insulin sẽ dùng trong các trường hợp cấp tính [nhiễm toan, chấn thương, phẫu thuật], suy gan thận hoặc khi các thuốc tiểu đường khác không còn hiệu quả.
  • Metformin [Glucophage]: Đây được coi là thuốc đầu tay trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Thuốc có tác dụng làm giảm sự đề kháng insulin và giảm sự tạo glucose tại gan. Ngoài ra, nó còn gây ra cảm giác chán ăn nên phù hợp với người thừa cân.
  • Sulfonylurea [Diamicron, Amaryl]: Làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích tuyến tụy tăng giải phóng insulin. Do đó, thuốc chỉ có hiệu quả ở người đái tháo đường tuýp 2.
  • Acarbose: Nhóm thuốc tiểu đường này làm giảm khả năng hoạt động của men tiêu hóa tinh bột tại ruột, giảm hấp thu đường, người bệnh cần uống trước bữa ăn mới hiệu quả.
  • Một số thuốc tiểu đường khác được sử dụng như: Thuốc ức chế DPP4, thuốc chủ vận dopamin, thuốc ức chế SGLT2,... Đa số các thuốc này ít được dùng riêng rẽ mà thường kết hợp với metformin.

Tùy vào tình trạng và thể bệnh mà bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp cho người bệnh.

Khi nào dừng uống thuốc tiểu đường là thắc mắc của nhiều người bệnh đang dùng thuốc tiểu đường

Việc điều trị bệnh tiểu đường nhằm ổn định đường huyết, từ đó giúp duy trì những biến chứng do bệnh gây ra. Nhiều người lo lắng việc sử dụng thuốc kéo dài có những tác động không tốt đến cơ thể, tuy nhiên, khi chỉ định dùng thuốc thì bác sĩ đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ mang lại của thuốc. Việc dùng thuốc đúng cách và thường xuyên giúp cải thiện triệu chứng, quan trọng là giúp ngăn ngừa biến chứng.

Theo Hội Đái tháo đường Hoa kỳ thì mục tiêu đường huyết của các bệnh nhân đái tháo đường khi điều trị là:

  • Đường huyết lúc đói là 4-7,2mmol/l.
  • Đường huyết sau ăn 2h là < 10 mmol/l.
  • Chỉ số HbA1c

Chủ Đề