Tiêu chí đánh giá hoa catlaye đẹp

Trong những năm qua, trên địa bàn quận 9 [TPHCM] xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nông nghiệp đô thị. Trong đó, nổi bật là mô hình trồng lan cattleya của nghệ nhân Hồ Văn Tuấn [ảnh, 43 tuổi, ngụ đường Lê Văn Việt, khu phố 4, phường Tăng Nhơn Phú B].

Anh Tuấn chia sẻ: “Khởi nghiệp từ năm 1996, lúc đầu tôi trồng các loại lan như mokara, vũ nữ, bò cạp trên 1.000m2 đất, nhưng sau 4 năm, tôi thấy chưa hiệu quả lắm. Đến năm 2000, tôi suy nghĩ mình làm kinh tế thì phải tính hiệu quả, làm sao chi phí bỏ ra - từ đất đai đến các khoản đầu tư khác - phải thấp nhất nhưng thu được lợi nhuận cao nhất; đặc biệt, nên làm cái gì người ta ít làm, khó và có thị trường, chắc chắn sẽ thành công. Sau khi tìm hiểu kỹ, tôi quyết định chuyển sang chuyên trồng lan cattleya”.

Với một loại cây khó tính như lan cattleya, bài toán hiệu quả kinh tế của anh Tuấn không hề đơn giản. Lúc đầu, anh thử nghiệm rất nhiều loại đất trồng, nào là bột cưa, than củi, xơ dừa…, nhưng có cái thì hiệu quả, có cái bị mất trắng. Sau đó, anh Tuấn lặn lội qua Thái Lan học hỏi kỹ thuật và tìm kiếm đầu ra. Chính cách làm ở đây đã giúp anh thu được nhiều kinh nghiệm, từ xử lý đất trồng đến cây giống, chế độ tưới, đóng gói bao bì… để về áp dụng cho vườn lan của gia đình.

Anh Tuấn tâm sự: “Trồng lan đã khó, bán được lan càng khó hơn, bởi bản thân mình chưa có tên tuổi trong làng hoa lan. Vì thế, muốn bán được lan, tôi phải đi chào hàng tại các cửa hàng, shop hoa trong và ngoài thành phố. Người ta thấy tôi nhiệt tình và chất lượng lan tốt, giá cả lại phải chăng, nên họ đã chấp nhận”.

Hiện tại, vườn nhà anh Tuấn có hơn 10.000 cây lan cattleya với nhiều loại giống mới, lai tạo. Trung bình, mỗi tháng anh xuất giống cho các nông dân, nghệ nhân, công ty trong TPHCM và các tỉnh khoảng từ 200 - 300 chậu, giá bình quân khoảng 150.000 - 200.000 đồng/chậu. Sau khi trừ hết chi phí, thu nhập bình quân khoảng 120 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, anh Tuấn còn phối hợp với Viện Nghiên cứu sinh học [Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM] nhân giống hoa lan cattleya lai mới cho hoa màu sắc đẹp, đa dạng, được nhiều nghệ nhân, chuyên gia đánh giá cao… Không giấu nghề, anh Tuấn rất nhiệt tình tư vấn kỹ thuật cho các hộ trồng lan ở địa phương khi có yêu cầu.

Để có được những kết quả trên, anh tâm sự mình đã may mắn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông, Phòng Kinh tế và Hội Nông dân quận 9, giúp anh có điều kiện tham quan, học tập tại Thái Lan, Đài Loan…

Những chuyến đi đầy bổ ích đó đã giúp anh có nhiều kinh nghiệm để chăm sóc vườn lan của mình đạt hiệu quả kinh tế cao. Với kết quả trên, anh được Hội Hoa lan cây cảnh TPHCM cấp giấy chứng nhận Nghệ nhân; nhận được nhiều bằng khen và giải thưởng có giá trị từ các cuộc thi ở Hội hoa xuân, Hội thi hoa lan cây cảnh...

Quận 9 đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh, đất đai, ruộng vườn bị thu hẹp dần, bà con nông dân chuyển cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị là điều phù hợp. Theo anh Tuấn, việc trồng và chăm sóc hoa lan cây kiểng không khó lắm. Nếu có sự đam mê và biết nắm bắt thị trường, đây là nghề sẽ đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho cuộc sống, qua đó góp phần tạo mảng xanh đô thị, làm đẹp không gian chung cho thành phố.

Một cần hoa lan kiếm được đánh giá là đẹp sẽ quyết định cây kiếm đó ở vị thế nào, đây là một tiêu chí có thể nói là quan trọng nhất khi chúng ta lựa chọn để sưu tầm một loài lan kiếm về bộ sưu tập vườn nhà, bởi đây là tiêu chí chung cho tất cả các cây kiếm [Tiên vũ và lô hội nói chung, bất kể đó là một cây chúng ta quen gọi là Mắm hay semi hoặc Var]. Ngoài tiêu chí về cần hoa nói trên, sau mới xét đến mặt mũi lưỡi của mặt bông cây kiếm đó.

Những tiêu chí cơ bản cho một cần hoa kiếm đẹp

Mắm – Cánh bầu

Nói về cánh hoa ta có cánh sạch, cánh ám, hơi ám, cánh chớp đó là nói về độ SẠCH. Cánh hoa còn có nhiều dạng được đưa ra các tiêu chí liên quan đến hình dạng cánh: Cánh mai; Cánh bầu; Cánh sen; Cánh gầy; Cánh tăm; Cánh cong.

Cánh mai – Mai ngọc thiên kiếm

Mỗi loại đều có vẻ đẹp riêng, độc đáo riêng, không nên lấy một bông cánh mai hoặc bầu để so với một bông cánh tăm cũng giống như sở thích của phái mày râu với phụ nữ đó: Anh thích mũm mĩm ôm sướng anh lại thích dáng dây cây cảnh, gầy là thầy cơm cơ mà.

Ngoài những điều trên về cánh hoa, quan sát kỹ bạn sẽ thấy có bông cánh dầy hơn, bông có cánh ánh sáp, bộ cánh ổn định không bị cong vênh, quăn mép cánh…giữ khuôn cánh lâu sau khi nở vài ngày…cũng là những yếu tố quan trọng.

Về Trụ Nhuỵ [ta hay gọi là mũi], một trong những tiêu chí bắt buộc của một bông hàng semi, va vấp…là cái mũi em nó phải sạch, vàng hoàn toàn hoặc đỏ hoàn toàn. Những mặt bông còn lấm tấm, loang màu khác trên mũi là còn khuyết điểm…

Lưỡi hoa, ta quen gọi là lưỡi [trong sách gọi là Cánh Môi]. Ta có lưỡi to, lưỡi dài, lưỡi nhọn, lưỡi trái tim, lưỡi khuyết quả táo…lưỡi liền. Xét về màu sắc ta có lưỡi hồng, lưỡi trắng, lưỡi đỏ…tuỳ theo cảm xúc của mỗi người yêu thích quả lưỡi của từng cây mà lựa chọn.

Ngoài ra lưỡi của một cây kiếm có thể biến thiên theo vùng địa lý, do chế độ chăm sóc và đặc biệt lưỡi có thể thay đổi ngay cả trên một cần hoa [Nam Giang, Bảo Lan]. Trường hợp hiếm là lưỡi cây Lộc Đỉnh, nhìn như một bông phong lan 6 cánh [các loài lan thường 5 cánh]. Hay cây hai lưỡi, trường hợp này full cần cũng hiếm

Nói tóm lại, vẫn là câu chúng ta thường nói, thường nhắc nhau: hãy mua bằng mắt, đừng mua bằng tai. Tuy nhiên trong giới chơi kiếm, bá tánh thì mỗi người một gu, cũng có người chỉ coi trọng mặt bông đẹp mà không xét tới cần hoa, thân thủ. Nhưng nền tảng cơ bản để đưa một cây kiếm lên hàng quân vương, hoàng hậu…thì chúng ta vẫn thường xét đủ các yếu tố nói trên: CẦN HOA, MẶT HOA, THÂN THỦ.

ST

Lượt xem: 1.315

caret-downclosefacebook-squarehamburgerinstagram-squarelinkedin-squarepauseplaytiktok-squaretwitter-squareyoutube-square

Chủ Đề