Tiếng vang là gì khi nào ta nghe được tiếng vang

Tiếng vang là gì? Khi nào ta nghe được tiếng vang?

Đánh giá bài viết

Tiếng vang là một phần kiến thức trong chương trình Vật lý lớp 7. Bài viết này chúng ta sẽ ôn tập lại nội dung tiếng vang là gì? Âm phản xạ tiếng vang ra sao? Có tiếng vang khi nào? Và khi nào ta nghe được tiếng vang?…..

Khái niệm tiếng vang là gì?

Tiếng vang hay còn gọi là phản âm, hồi thanh chính là sự phản xạ của âm thanh tới người nghe với sự chậm trễ sau âm thanh trực tiếp. Sự chậm trễ này có tỷ lệ thuận so với khoảng cách của bề mặt phản chiếu đến từ nguồn và người nghe.

Tiếng vang là gì Vật lý lớp 7.

Ví dụ như tiếng vang được tạo ra bởi đáy giếng, tòa nhà hoặc những bức tường của một căn phòng kín hay một căn phòng trống. Tiếng vang được hiểu thực sự là âm phản chiếu duy nhất từ nguồn âm thanh ban đầu.

Hiệu ứng âm thanh

Tai của con người không thể phân biệt được đâu là tiếng vang từ âm thanh trực tiếp ban đầu khi mà độ trễ này nhỏ hơn 1/15 giây.  m thanh trong không khí ở nhiệt độ 25°C có vận tốc khoảng 343 m/s. Do đó, so với nguồn âm thanh thì vật phản xạ phải ở vị trí cách xa hơn 17,2 m thì tiếng vọng lại mới có thể cảm nhận được tại nguồn âm thanh. Khi một âm thanh tạo ra tiếng vang trong 2 giây thì đồng nghĩa rằng vật phản xạ ở vị trí cách đó 343 mét.

So sánh âm phản xạ và tiếng vang trong cuộc sống.

Trong tự nhiên, những bức tường ở hẻm núi hay vách đá hướng ra phía mặt nước là các màn chắn tự nhiên phổ biến nhất tạo ra những tiếng vang. Sức mạnh của tiếng vang sẽ được đo bằng dB áp suất âm thanh [SPL] so với sóng truyền trực tiếp.  m thanh có thể là mong muốn như trong sonar hoặc không mong muốn như trong những hệ thống điện thoại.

Xem thêm: Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện

Khi nào ta nghe được tiếng vang? Âm phản xạ tiếng vang

Khi chúng ta đi vào những hang động hay vách núi thường sẽ nghe thấy tiếng vang, âm thanh phản lại. Vậy điều này có được xem là âm thanh được truyền đi từ nguồn âm đến tai ta hay không? Hiện tượng này xảy ra vì sao?  m thanh phản xạ tiếng vang chính là những âm thanh mà chúng ta thường nghe thấy trong trường hợp như này.

Âm thanh sau khi truyền đi gặp phải một mặt chắn sẽ vang vọng lại mới tính là phản xạ âm thanh. Điều này sẽ không xảy ra trong môi trường truyền âm không có mặt chắn. Do đó hiện tượng phản xạ của âm thanh sẽ không xảy ra. Vậy âm thanh có thể vang vọng lại trong những trường hợp như thế nào?

Âm phản xạ tiếng vang. Vậy khi nào ta nghe được tiếng vang?

Trên thực tế, chúng ta thường gặp phản xạ tiếng vang nhiều nhất trong các hang động, vách núi. Ở một số căn phòng hay trong những ngôi nhà trống chúng ta cũng có thể nghe thấy được điều này. Lý do là vì trong những không gian trống như này xuất hiện những vách chắn âm thanh.

Những mặt chắn âm thanh trong các hang động hoặc vách núi chính là các vách đá dựng đứng. Sau khi truyền tải đi thì âm thanh gặp phải các vách chắn này sẽ vang vọng lại tai ta. Hiện tượng này là điều hết sức bình thường và chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều trong cuộc sống. Hiểu được kiến thức này, chúng ta hoàn toàn có thể lý giải được tiếng vang là gì và khi nào ta nghe được tiếng vang.

Theo các nghiên cứu bởi những nhà Vật lý học cho thấy rằng:  m phản xạ mà chúng ta có thể nghe được cách âm thanh trực tiếp tối thiểu là 1/15 giây trở lên sẽ được tính là tiếng vang. Ngược lại, những âm thanh mà chúng ta nghe được nhanh hơn 1/15 giây thì là các âm thanh thông thường.

Những âm thanh thông thường này chúng ta vẫn nghe được thấy tuy nhiên chúng không được tính là tiếng vang.  m thanh phản xạ tiếng vang chỉ xuất hiện sau 1/15 giây hoặc có thể là lâu hơn. Đây chính là đặc điểm đặc trưng giúp chúng ta phân biệt được đâu là tiếng vang trong cuộc sống hàng ngày.

So sánh âm phản xạ và tiếng vang trong cuộc sống hàng ngày.

Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ kém

Như đã tìm hiểu ở những phần trên chúng ta đều biết rằng cần phải có mặt chắn thì âm thanh mới phản xạ ngược lại được. Vậy các mặt chắn âm thanh này có những đặc điểm như thế nào thì mới có thể nghe được tiếng vang?

Tiếng vang sẽ được quyết định bởi vật phản xạ tốt hay vật phản xạ kém. Những vật phản xạ giúp chúng ta có thể dễ dàng nghe thấy tiếng vang là những vật phản xạ âm tốt và ngược lại, những vật phản xạ kém thì chúng ta sẽ khó nghe thấy phản xạ tiếng vang và thậm chí là không thể nghe thấy.

Từ các thí nghiệm vật lý chứng tỏ rằng những vật có bề mặt càng nhẵn thì phản xạ càng tốt. Ví dụ vật phản xạ tốt như: bức tường phẳng lỳ, mặt gương, mặt đá hoa hay vách đá thẳng dựng đứng,….

Đây cũng chính là lý do giải thích hiện tượng vì sao khi đứng trong những ngôi nhà mới xây chúng ta thường sẽ nghe được tiếng vọng lại. Bởi khi chúng ta tạo ra âm thanh trong môi trường này thì chúng sẽ truyền đi trong không khí sau đó gặp bức tường là vật phản xạ.  m thành này nhờ vào vật phản xạ lại và truyền đến tai ta.

Tìm hiểu vật phản xạ tốt – kém.

Ngược lại, với các vật có bề mặt gồ ghề, xù xì thì âm phản xạ thường sẽ kém hơn. Những vật này thường được chúng ta gọi là vật hấp thụ âm thanh hay vật cách âm.

 Âm thanh thông thường khi gặp các vật phản xạ kém như này sẽ không thể phản xạ lại.  m thanh sau khi truyền đi gặp phải những bề mặt gồ ghề, xù xì sẽ trở nên nhỏ hơn và sẽ không gây ra tiếng vang. Ví dụ vật phản xạ kém như: miếng xốp, áo len, cao su hay ghế đệm mút,…. Bề mặt phản xạ quyết định chính đến phản xạ tiếng vang liệu có hay không.

Xem thêm: Từ thông là gì? Đơn vị, ý nghĩa và công thức tính từ thông

Trên đây là những nội dung cơ bản mà mayruaxegiadinh.com.vn đã tổng hợp về chủ đề tiếng vang là gì và chia sẻ tới bạn. Hy vọng thông qua đây bạn có thể ôn tập lại phần kiến thức này một cách tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề