Tiến độ xây dựng trục đường quốc lộ 21a

Nội dung bài viết:

Quốc lộ 6 từ Ba La tới Xuân Mai

Tháng 3/2022, UBND TP.Hà Nội phê duyệt Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của  quận Hà Đông và các vùng lân cận đồng thời giảm ùn tắc giao thông. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2027.

Với chiều dài 21,7km, quốc lộ 6 từ Ba La tới Xuân Mai có điểm đầu tại Km14+00 địa phận Ba La - quận Hà Đông, điểm cuối tại Km38+00 kết thúc thị trấn Xuân Mai - huyện Chương Mỹ, tiếp giáp huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình [không bao gồm đoạn qua thị trấn Chúc Sơn - huyện Chương Mỹ từ Km19+920 đến Km22+220]; mặt cắt ngang 50 - 60m. Trên tuyến có 7 cầu đường bộ và 1 cống hộp; 4 nút giao chính, trong đó các nút giao khác mức theo quy hoạch với Quốc lộ 21A, đường trục Bắc - Nam và Vành đai 4 sẽ thực hiện theo các dự án riêng.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai được thực hiện trong giai đoạn 2022- 2027. Ảnh: Báo CAND.

Đường nối từ Quốc lộ 21 tới cao tốc  Hà Nội - Hòa Bình

Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội – Hoà Bình có chiều dài khoảng 6,7km, 6 làn xe tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng với thời gian thực hiện từ 2022 đến 2026. Điểm đầu Km0+00 giao cao tốc Đại lộ Thăng Long với Quốc lộ 21, điểm cuối Km6+700 giao điểm đầu đường cao tốc Hà Nội – Hoà Bình.

Mục tiêu của dự án là từng bước hoàn chỉnh toàn bộ đường cao tốc Hà Nội – Hoà Bình, phát triển mở rộng Thủ đô Hà Nội về phía Tây và Tây Nam, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với Khu vực phía Tây. Đây cũng là động lực phát triển đô thị vệ tinh Hoà Lạc và chuỗi đô thị vệ tinh phía Tây.

Đại Lộ Thăng Long nối kết khu vực trung tâm với các chuỗi đô thị vệ tinh đang dần hình thành ở khu Tây Hà Nội. Ảnh: VnExpress. 

Nâng cấp đường 70 từ Nhổn tới Đại lộ Thăng Long

Tuyến đường 70 đoạn Nhổn – Đại lộ Thăng Long có chiều dài hơn 3km, nằm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Tuyến đường kết nối nhiều khu đô thị lớn và khu công nghiệp như, khu đô thị sinh thái Xuân Phương, khu đô thị Foresa, khu đô thị Dream Town, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm…Dự án nâng cấp đường 70 đoạn Nhổn - Đại lộ Thăng Long với tổng mức đầu tư 2.800 tỷ đồng sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông và phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân. 

Tuyến đường 70 đoạn Nhổn-Đại lộ Thăng Long kết nối với nhiều khu đô thị lớn và khu công nghiệp. Ảnh: Giaothonghanoi] 

Đường nối vành đai 3, Hoàng Quốc Việt và KCN Nam Thăng Long

Tuyến đường từ vành đai 3 đến đường nối từ đường Hoàng Quốc Việt kéo dài đến KCN Nam Thăng Long dự kiến được thực hiện trong giai đoạn 2022 – 2026 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm với tổng vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng.

Đường nối KCN Nam Thăng Long với đường Hoàng Quốc Việt kéo dài theo qui hoạch. Nguồn: Quyhoach.hanoi.vn.

2 cầu vượt sông Hồng

Hà Nội đã có 8 cầu qua sông Hồng gồm cầu Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy giai đoạn 1, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên và Văn Lang. Hiện cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 cũng đã được khởi công với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, xây dựng song song và cách cầu Vĩnh Tuy 1 khoảng 21,25 m về phía hạ lưu sông Hồng.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngoài 9 cây cầu kể trên, Thủ đô sẽ xây thêm 9 cây cầu qua sông Hồng, gồm: Hồng Hà, Mễ Sở [Vành đai 4]; Thăng Long mới [Vành đai 3]; Tứ Liên; Thượng Cát, Ngọc Hồi [Vành đai 3,5]; Trần Hưng Đạo; Phú Xuyên; Vân Phúc [đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc].  

Giai đoạn 2022 - 2026, Hà Nội dự kiến khởi công xây dựng cầu Thượng Cát và cầu Vân Phúc. Cầu Thượng Cát nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm, có chiều dài 4,5 km, vốn đầu tư 9.898 tỷ đồng. Cầu Vân Phúc nối huyện Phúc Thọ, Hà Nội với huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài 4 km, tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng.

Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sau hơn 1 năm thi công. Hình ảnh cập nhật vào tháng 4/2022 Ảnh: Báo Giao Thông.

Đường sắt đô thị số 3 [Ga Hà Nội - Hoàng Mai] 

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt vào năm 2011, mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội sẽ gồm 8 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km.

Trong 10 năm qua, hai tuyến đường sắt đang thi công gồm tuyến số 2 [đoạn 2A, Cát Linh - Hà Đông] và tuyến số 3 [đoạn Nhổn - ga Hà Nội]. Các tuyến còn lại [Đường sắt đô thị số 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8] đều chưa được triển khai.

Giai đoạn từ nay đến 2026, Hà Nội dự kiến tiếp tục xây dựng tiếp tuyến số 3, đoạn đoạn ga Hà Nội – Hoàng Mai với chiều dài 12,5 km, trong đó, đi trên cao 8,5 km và đi ngầm 4 km.

Đoạn tuyến này sẽ nối dài tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội ở ga Trung tâm [có kết nối tuyến đường sắt đô thị số 1 và tuyến đường sắt quốc gia]; kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 2 tại ga Hàng Bài; tuyến đường sắt đô thị số 4 tại vành đai 2,5; tuyến đường sắt đô thị số 8 tại vành đai 3 tạo nên sự gắn kết của mạng lưới đường sắt đô thị.

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sẽ được kéo dài tới Yên Sở, Hoàng Mai sẽ nối khu vực phía Tây với khu vực phía Nam qua trung tâm thành phố. Ảnh: Tô Thế - Báo Lao Động.

Đường sắt đô thị số 5 [Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc]

Tuyến số 5 [Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc] dài khoảng 39 km với 21 nhà ga [6 ga ngầm và 15 ga nổi], khởi đầu từ khu vực đường Văn Cao giao với Hoàng Hoa Thám. Dự án sẽ đi ngầm qua Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, vành đai 3 và đi nổi từ đại lộ Thăng Long.

Từ nút giao Hòa Lạc [vành đai 4] đến cuối tuyến thuộc thôn Thạch Bình [xã Yên Bình], tuyến số 5 đi trên mặt đất vào dải phân cách giữa của cao tốc quy hoạch Hòa Lạc - Hòa Bình.

Phối cảnh một đoạn đường thuộc dự án đường sắt đô thị số 5, tuyến Văn Cao-Ngọc Khánh-Láng-Hòa Lạc. Ảnh: Baochinhphu.vn

Xem thêm thông tin thị trường BĐS trên OneHousing: 

OneHousing News: Chuyển động thị trường Bất động sản trong tuần [5/4/2022 - 11/4/2022]

Infographic: Tổng quan Kinh tế xã hội Việt Nam 2021

5 dự án căn hộ được chờ đón nhất khu vực phía Đông Hà Nội năm 2022

Điểm tin: Hai phân khúc nào sẽ phục hồi mạnh ở Hà Nội sau dịch?

Yếu tố nào đang làm tăng giá BĐS căn hộ khu Đông Hà Nội?

[HNM] - Thông tin tới đường dây nóng Báo Hànộimới [0438247615 và 0912438855], người dân phường Trung Sơn Trầm [thị xã Sơn Tây] bức xúc phản ánh: "Tiến độ thi công, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 21A, đoạn qua địa bàn phường Trung Sơn Trầm quá chậm. Đã hơn 3 năm, mặt đường và vỉa hè vẫn trong tình trạng lổn nhổn gạch, đá cùng những hố sâu, gây nguy hiểm đến tính mạng của người tham gia giao thông…".

Đường xấu, chật hẹp và có nhiều xe ô tô qua lại rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông.


Tìm hiểu được biết dự án cải tạo, nâng cấp tuyến phố Tùng Thiện từ km2+700,2 đến km4+700,2 [quốc lộ 21A, đoạn qua địa phận thị xã Sơn Tây] được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5252/QĐ-UBND ngày 22-10-2010 nhằm góp phần tạo cảnh quan đô thị khang trang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đi lại của nhân dân trong khu vực, phát triển kinh tế - xã hội... trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Dự án có chiều dài toàn tuyến 1.919m, qua địa bàn phường Sơn Lộc và Trung Sơn Trầm, gồm các hạng mục: Mặt đường kết cấu bê tông nhựa, hệ thống thoát nước, chiếu sáng, công trình hạ ngầm hạ tầng kỹ thuật, vỉa hè…, với tổng mức đầu tư 246,945 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố. Trong đó, kinh phí xây dựng 113,893 tỷ đồng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư 126,546 tỷ đồng..., thời gian thực hiện dự án từ năm 2011 đến 2014. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, dự án cải tạo, nâng cấp đường Tùng Thiện vẫn trong tình trạng dở dang [?]. Quan sát thực tế tại đoạn đường đang thi công dở dang qua địa bàn Khu phố 1, 2, 5 và 6 phường Trung Sơn Trầm, cho thấy: Các hạng mục nền đường, vỉa hè, cống đều trong tình trạng làm dở dang, đứt đoạn. Trong khi đó, làn đường phía Khu phố 5, vỉa hè bị thu hẹp bởi cây cối và biển quảng cáo của những hộ gia đình có hàng quán kinh doanh. Phần lề và lòng đường nát nhừ, "trộn" lẫn vào nhau, xuất hiện nhiều hố sâu nên người tham gia giao thông không thể đi lại được. Giờ tan học trưa, chiều cũng là giờ tan tầm, các cháu học sinh đi xe đạp sợ nguy hiểm do bên phải đường quá xấu, lại có nhiều xe ô tô tải, xe buýt tham gia giao thông nên chủ yếu đi… trái đường, vô hình trung tạo nên cảnh giao thông lộn xộn, chật chội, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT. Trên vỉa hè, hệ thống cống thoát nước đã có nắp, nhưng chưa được san lấp phẳng, lộ hai rãnh sâu dọc thành cống. Đơn vị thi công cảnh báo người tham gia giao thông rất sơ sài, không có biển báo hiệu, chỉ có vài cái cọc với đoạn dây chằng xung quanh, trong khi nền đất liền kề rãnh sâu hai bên thành cống có nguy cơ sụt xuống bất cứ lúc nào… Anh Nguyễn Thanh Xuân, chủ cửa hàng Xuân Tươi, ở Khu phố 2, phường Trung Sơn Trầm phản ánh: Ngày 7-4 có một số trường hợp là các cháu học sinh và cả con gái anh trên đường đi học về, khi đi trên vỉa hè trước cửa nhà đã bị trượt chân ngã xuống rãnh sâu bên cạnh cống đang thi công dở dang, may mắn là các cháu chỉ bị xây xát nhẹ... Theo ông Đỗ Thành Đức, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông, trật tự và phản ứng nhanh [Công an thị xã Sơn Tây], trong 2 năm 2013-2014, trên tuyến đường Tùng Thiện đã xảy ra 4 vụ TNGT nghiêm trọng gây chết người. Đặc biệt, khu vực đường đang thi công dở dang không có điện chiếu sáng, trong khi mặt đường quá xấu nên tình trạng người tham gia giao thông bị va chạm, tự ngã thường xuyên xảy ra… Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, ông Trần Đức Minh, Trưởng ban Đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây cho biết, đến nay, đường Tùng Thiện đã được thảm bê tông nhựa 1km cuối tuyến, chuẩn bị thảm 300m đầu tuyến, chỉ còn lại 700m giữa tuyến đang làm dở dang do còn "vướng" những khó khăn: Công tác GPMB chậm, mặt bằng được bàn giao theo kiểu xôi đỗ, cài răng lược nên các hạng mục thi công bị đứt đoạn. Việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất tại các phường còn chậm, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ thông tin, nguyên nhân do không có hoặc thiếu hồ sơ quản lý đất đai lưu trữ tại phường. Ngoài ra còn có đơn, thư khiếu nại của một số hộ dân chưa nhận tiền đền bù do không chấp nhận mức giá bồi thường… Tổng số hộ phải GPMB để thực hiện dự án là 417 hộ, đã phê duyệt phương án với 313 hộ với số tiền 51,844 tỷ đồng, còn 104 hộ chưa phê duyệt phương án GPMB. Đến nay đã chi trả tiền cho 293 hộ nhưng mới chỉ có 275 hộ bàn giao mặt bằng. Trước việc người dân phường Trung Sơn Trầm bức xúc phản ánh về tình trạng đường làm dở dang, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, ông Trần Đức Minh khẳng định sẽ đôn đốc đơn vị thi công khắc phục tạm thời bằng việc đổ đất đá lu, lèn phẳng để tạo thuận lợi cho người tham gia giao thông. Đồng thời, sẽ yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp cảnh báo công trường đang thi công, san lấp những hố, rãnh sâu để tránh gây nguy hiểm cho người dân khu vực…

Thiết nghĩ, quốc lộ 21A là tuyến giao thông huyết mạch của thị xã Sơn Tây và cả TP Hà Nội nên lưu lượng người, xe tham gia giao thông nhiều. Nếu tình trạng đường làm dở dang còn kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, làm đảo lộn sinh hoạt, ô nhiễm môi trường sống của người dân sở tại. Đề nghị UBND thành phố và các sở, ngành chức năng sớm quan tâm để dự án cải tạo, nâng cấp đường Tùng Thiện [quốc lộ 21A] sớm hoàn thiện.

Video liên quan

Chủ Đề