Tiềm tan là gì

tiềm tan

quan hệ giữa thể thực khuẩn và vi khuẩn, trong đó không xảy ra hiện tượng phá huỷ vi khuẩn. Thể thực khuẩn [được coi là thể thực khuẩn ôn hoà] thâm nhập vào tế bào vật chủ và một trong số các phân tử ADN của thể thực khuẩn dính vào ADN của vi khuẩn. Ở trạng thái đó, thể thực khuẩn là tiền thể thực khuẩn và vi khuẩn lẫn thể thực khuẩn cùng sinh sản ra các tế bào con bị nhiễm. Gen kiểm soát việc làm tan vi khuẩn bị ức chế nhưng đôi khi xảy ra sự giải ức chế và làm vi khuẩn bị phân huỷ [x. Thể thực khuẩn; Tiền thể thực khuẩn].

Quá trình tiềm tan là quá trình


A.

lắp axit nucleic vào protein vỏ.

B.

virut sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào để tổng hợp axit nucleic và nguyên liệu của riêng mình.

C.

ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường.

D.

virut nhân lên và phá tan tế bào.

Thế nào là chu trình tiềm tan ?

Chu trình lây nhiễm không tạo ra virut mới hay không giết chết tế bào, mà gắn hệ gen của mình vào NST của tế bào, được gọi là chu trình tiềm tan. ADN virut ở trạng thái tiềm tan gọi là Prôvirut, còn bản thân virut được gọi là virut ôn hoà.

Chu trình bắt đầu khi phage gắn vào bề mặt tế bào vi khuẩn và tiêm ADN vào tế bào chất chúng hoặc có thể tham gia vào chu trình tan hoặc gắn vào nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn để bước vào chu trình tiềm tan [hình 62]. Có trường hợp ADN của phage không gắn vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ mà sao chép độc lập giống như plasmid. Các giai

Hình 62. Chu trình tiềm tan ở thể thực khuẩn ôn hòa

1. Hấp thụ: phage hấp thụ vào bề mặt tế bào vi khuẩn tại vi trí của thụ thể

2. Xâm nhập: phage tiêm ADN vào trong tế bào chất của vi khuẩn

3. Sao chép giai đoạn sớm: hệ gen của phage được sao chép và các thành phần của phage được tổng hợp

4. Sao chép giai đoạn sau: tiếp tục tổng hợp nên các thành phần của phage 5. Lắp ráp: các thành phần của phage được lắp ráp tạp phage hoàn chỉnh

6. Phóng thích: lysozyme của phage phá vở lớp peptidoglycan làm tan tế bào vi khuẩn

Hoặc

7. Phage gắn ADN vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn [hình 63]. Phage lúc này được gọi là prophage

8. Khi tế bào vi khuẩn sống và sinh sản, prophage sẽđược sao chép cùng với nhiễm sắc thể của vi khuẩn.

9. Vi khuẩn chứa phage tiềm tan bị một tác động nào đó bị phá huỷ ADN, prophage sẽ

tách khỏi nhiễm sắc thể chuyển sang chu trình tan sinh sản ra các phage mới và thoát ra khỏi tế bào [xem hình 64].

Số lượng virut nhiễm vào tế bào vi khuẩn và giai đoạn phát triển về sinh của chúng là các yếu tố quyết định cho các phage ôn hoà thực hiện chu trình tan hay tiềm tan. Tỉ lệ

prophage tách khỏi nhiễm sắc thể chuyển sang chu trình tan là rất hiếm [phần tỉ].

[a] [b]

Hình 63. [a] Phage gắn ADN vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn [b] Khi tế bào vi khuẩn sống và sinh sản, prophage sẽđược sao chép cùng với nhiễm sắc thể của vi khuẩn.

Hình 64. [a] Gen của phage tách khỏi nhiễm sắc thể của vi khuẩn, [b] gene của phage sao chép và tổng hợp các thành phần của phage nhờ [c] phage tiếp tục tổng hợp các thành phần và các enzym [d] lắp ráp thành phage hoàn chỉnh [e] phage sử dụng enzym phá làm tan tế bào vi khuẩn

và thoát ra ngoài.

Tài liệu tham khảo:

1. Phạm Văn Kim, 2001. Giáo trình vi sinh đại cương. Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần thơ.

2. Nguyễn Lân Dũng, 2000. Vi Sinh Vật học. Nhà xuất bản giáo dục.

3. Madigan, M.T., Martinko, J.M. and Parker, J., 2002. Biology of Microorganisms. Tenth edition, Prenhall.

4. Gary E. K., 2002. Microbiology learning object 2: Fungi, protozoa, viruses, and the innate immune system.

5. Nguyễn Thị Chính và Ngô Tiến Hiển, 2001. Virut học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội.

6. Alan J. C., 2002. Principles of Molecular Virology. Accademic Press. 7. Phạm Thành Hổ, 2001. Di truyền học. Nhà xuất bản giáo dục

Chương 5

DINH DƯỠNG CỦA VI SINH VẬT

• Chu trình tiềm tan hay sinh tan?
Tiềm tan hay sinh tan là 1 pha trong chu kì sinh sản của virus. Pha này bổ sung với pha tan
xảy ra sau giai đoạn xâm nhiễm cua virus động vật.
_ Virus tiêm hệ gen vào tế bào vật chủ.
_ Bộ gen của virus gắn xen vào NST của vật chủ.
_ Khi bộ gen tế bào vật chủ nhân đôi trong nguyên phân thì sẽ đồng thời nhận cả bộ gen
của virus và truyền virus qua các thế hệ tiếp theo.
_ Khi được kích hoạt bộ gen của virus sẽ tách ra AND vật chủ và chuyển sang pha tan.
Nghĩa là bộ gen của virus sẽ được khuếch đại và phiên mã tạo ra hạt virus. Virus sẽ đóng
gói và phá vỡ màng tế bào vật chủ để giải phóng.
• Chu trình tan?
_ Chu trình tan bắt đầu khi sợi đuôi của phage T
4
gắn vào các điểm nhận trên bề mặt tế bào
E.Coli. Ống đuôi co lại tạo lỗ thủng xuyên vách tế bào và bơm DNA vào trong tế bào.
_ Sau khi bị nhiễm tế bào E.Coli nhanh chóng bắt đầu phiên mã các gen của virus. DNA
của tế bào bị phân hủy bộ gen của phage kiểm soát toàn bộ hoạt động của tế bào để tạo ra
các cấu phần của nó.
_ Các nucleotic được dùng để sao chép DNA của phage sao ra hàng trăm bản. các protein
của capsid được tổng hợp thành 3 phần riêng: đầu đa diện, ống đuôi và các sợi đuôi. Sau
đó chúng tự lắp ráp lại với nhau tạo thành các virion của phage hoàn tất chu trình và chúng
tiết ra lysozyme để phá hủy thành tế bào. Tế bào vi khuẩn bị phá vỡ và virion được thoát
ra.
• So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn
Nhân sơ
_1 phân tử ADN trần dạng vòng
_Chưa có nhân hoàn chỉnh
_Chưa có hệ thống nội màng
_Cấu tạo tế bào nhỏ
_Chưa có khung xương
_Bào tương gel đặc không dịch chuyển

_Ribosome 70S tự do
_Có plasmid vật chất di truyền ngoài nhân
_Sinh sản: phân đôi trực phân không tơ
Nhân thực
_ADN + histone tạo nên NST, trong nhân
_Có màng, NST, nhân con và dịch nhân
_Có hệ thống nội màng
_Lớn hơn
_Có khung xương định hình, neo giữ các
bào quan
_Bào tương dạng sol di chuyển được
_Ribosome 80S còn ti thể, lạp thể 70S
_DNA vật chất di truyền ngoài nhân nằm
trong ti thể và lạp thể
_Sinh sản: phân đôi gián có tơ

Chủ Đề