Thuyết trình chủ đề tôi là ai

Khi sắp ra khỏi trường đại học, tôi phải chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn xin việc làm. Và câu đầu tiên là Giới thiệu bản thân, tức là trả lời câu hỏi "Tôi là ai ?". Như một thói quen, tra Google và biết rằng đây là câu hỏi quan trọng nhất của đời người, câu hỏi của triết học, tôn giáo, tâm linh. Tôi đã giành nhiều thời gian đi tìm khắp Đông, Tây, Kim, Cổ để có câu trả lời. Nhưng đó là câu trả lời của người khác của các bậc tiền nhân và tôi vẫn thấy chưa hiểu mình. Cùng với thời gian và các trải nghiệm tích lũy, đêm qua tôi đã có câu trả lời của chính tôi.

Tôi đến với thế giới này trong vòng tay cha mẹ, lớn lên ở trường lớp, đi làm trong Xã hội. Mọi người đánh giá về tôi: về hành vi, về mọi hoạt động của tôi trên Cuộc sống. Tôi nhìn nhận bản thân qua cách đánh giá của người khác về mình. Khi mọi người đối tốt với tôi thì tôi là tốt, đối không tốt với tôi thì tôi là không tốt. Tôi bị lẫn nhập vào xung quanh ở môi trường mà tôi tồn tại , hành vi và suy nghĩ bị biến đổi cho phù hợp, thích nghi  với xung quanh. 

Trong một xã hội Á Đông, con người bị cho là nhỏ bé trước tự nhiên, trước xã hội, trước uy quyền. Dù cho có là Hoàng đế hay dân thường đều dưới Trời hết, đều tìm cách để sống cho hòa hợp với thiên nhiên, với xã hội. Xã hội của những cái Tôi bị động làm gì cũng phải ngó trước ngó sau, xem người khác có đồng ý với mình, xem có bị khác với xung quanh hay không. Một xã hội nhàn nhạt và mỗi khi có ai đó trở nên nổi bật hơn hay khác hơn là bị những cái Tôi bị động đó ý kiến, bình luận và kéo cái Tôi đó xuống lại giống với những cái chuẩn mực, những hành vi bình thường khác.

Đạo Phật và các tôn giáo Lão Giáo, Ấn Độ giáo đều đi sâu vào cái tĩnh lặng, vào bên trong để hiểu bản thân. Cái Tôi có lúc đã biến mất thành "Vô Ngã" , suy nghĩ trở thành "Vô tâm". Nó trở thành hư vô, không mà có. Nó trôi lăn trong lục đạo luân hồi trong thịnh phi thời cuộc.

Tôi có bộ não của tôi, thân thể của tôi. Tôi hành động với tác nhân bên ngoài theo mục đích và khả năng của tôi. Tôi lớn lên, được tôn trọng, được thể hiện tất cả những gì tôi muốn, tôi làm. Tôi được nói lên ý kiến của bản thân, được thực hiện một cách tự do trong không gian cá nhân và đối xử với người khác như những cá nhân dù đó là ai ? Tổng thống, bác sĩ, thầy giáo,... Tôi suy nghĩ độc lập, hành vi độc lập theo cá tính của tôi. Các thành công trong xã hội là do tôi hành động mà có chứ không phải đặt xã hội lên trên. Tất cả các bộ phim, truyền thông đều ca ngợi các cá nhân đứng đầu còn lại công ty hay xã hội hay các thứ khác chỉ là nền gần như không phải là yếu tố được coi trọng. Tôi làm chủ số phận của tôi, định hướng cuộc đời tôi. Xã hội của những cái tôi chủ động dám làm dám chịu, dám hưởng dám sống đã đi lên như thế.

Ta là một là riêng là thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta

I am the One, the Unique, the First. Cái tôi của người nghệ sĩ là như thế đấy. Và American First là đỉnh cao của cái tôi. 

Tôi có lúc đã trở nên siêu nhân, thống lãnh tự nhiên và xã hội. Đó là Übermensch của nhà triết học Nietzsche. Tôi là Siêu nhân với năng lực phi thường ở tầm Vũ trụ điều khiển hết Không gian, Thời gian, Nguồn lực bằng Siêu năng lực. Tôi tạo ra Xã hội, tạo ra Tương lai, chinh phục Vũ trụ.

- Đó là một khái niệm động - Moving Concept với Sự tương tác giữa

- Yếu tố Nội sinh và Ngoại động - Inner Expression vs Outer Movement

- Trong dòng chảy của thời gian từ bé đến lớn, từ vai trò này đến vai trò khác trong cuộc sống


- Giống như Ánh sáng là lưỡng tính Sóng - Hạt, cái tôi bị động là Sóng - Cái tôi chủ động là Hạt. Âm và Dương giao nhau tương động qua lại chuyển
 biến không ngừng.

- Không nên ảo tưởng thái cực: không có cái Tôi hay cái Tôi quá lớn

- Xã hội là đa dạng cái tôi khác biệt từ mức 0 đến mức 1. Hãy chung sống và tôn trọng con người.

- Luôn tìm hiểu mình và cuộc sống xung quanh để thấu hiểu, thay đổi cùng các bước chuyển của thực tại.

- Có mục đích để không bị "lạc trôi" giữa đời. 

- Vấn đề của tôi là tiếp cận từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống như trong môn Xã hội học này. Có lẽ kiến thức không bao giờ là đủ và thật tốt khi sống ở thời đại thông tin này. Với cách tiếp cận như thế, nó đã gây ra các vấn đề trong cách hiểu và hành động với cuộc sống.

//winqueen91.wordpress.com/2013/10/20/xa-hoi-hoa/

5

Câu hỏi “tôi là ai?” có lẽ không chỉ dành cho những đứa trẻ 15-17 tuổi mới lớn. Khi còn đang chật vật với những bài thi cuối kỳ và mông lung trước những ngã rẽ chọn ngành để học, chọn trường để thi.

Có lẽ cũng không chỉ dành cho những ai đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi đôi mươi. Khi vừa mới chập chững bước ra khỏi vòng tay cha mẹ, đi học đại học hay đi làm bươn chải, tiếp xúc với nhiều mối quan hệ nối nhau, trăn trở trước tương lai trước sự giằng co đam mê – tình yêu – sự nghiệp, nên bước tiếp hay đầu hàng khuất phục.

Thậm chí nó còn xảy ra cả với những người đã trưởng thành, tuổi trung niên đầy đặn kinh nghiệm sống, thậm chí là khi về già, bằng tất cả những gì từng chiêm nghiệm, người ta vẫn có thể thất vọng, trì trệ hay tự hào về bản thân. Mà một lúc nào đó trong khoảnh khắc hướng vào sâu trong nội tâm mình, họ vẫn có thể nhìn thấu ngược lại câu hỏi rốt cuộc, tôi là ai? 

Trong tâm lý học hoạt động, con người sinh ra vốn không có nhân cách. Bằng cách này hay cách khác, nhân cách con người bị ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường văn hóa xã hội mà người đó tiếp xúc. Điều đã này khiến tôi liên tưởng đến bản thân rất nhiều và thấy phần nào nó rất đúng.

Ý tưởng khi lựa chọn viết bài này nảy sinh từ chủ đề tâm lý học hoạt động trong môn Tâm lý học nhân cách. Theo quan điểm cá nhân, tôi nghĩ nó sẽ giúp ích cho khá nhiều người đang trăn trở những vấn đề tương tự.

 

Bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?” vào giai đoạn nào trong cuộc đời?

Đối với mỗi giai đoạn cuộc đời, con người luôn tìm kiếm những thành tựu để lấp đầy cho các nhu cầu luôn biến đổi trong mình. Chúng ta không ngừng tìm kiếm điều gì đó để khẳng định bản thân mình. Lúc còn nhỏ ai cũng muốn lớn thật nhanh để làm mọi thứ theo sở thích, để vùng vẫy khỏi vòng vây bảo bọc, cấm đoán của cha mẹ và nhà trường. Nhưng sau này đến tuổi phải tự lập và chịu mọi trách nhiệm với hành vi của mình, người ta lại muốn trở về những ngày còn thơ bé để thoát khỏi những suy nghĩ len lỏi trong từng khắc, từng giây, từng hơi thở.

Một giai đoạn sau đó cũng vậy, chẳng ai trải qua nhiều biến cố mà không thể thay đổi, tôi cũng không phải ngoại lệ. Trước đây, tôi vốn dĩ là một người không tin vào tâm linh, thuật xem tay xem tướng, xem phong thủy, mệnh số, những câu chuyện thần linh hay ma quỷ quái. Tôi chỉ tin vào một điều duy nhất, đó là bản thân mình mà thôi. Đó là lý do tôi chọn học một môn khoa học - tâm lý học - để có thể phần nào vận dụng khoa học lý giải hành vi con người, kiếm tìm tri thức để hiểu mình hiểu người. Nhưng qua gần ba năm học, rốt cuộc điều cốt lõi tôi học tâm lý học không phải chỉ để hiểu mình hiểu người nữa. Cũng cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù theo học ngành khoa học nhưng nhờ sự trải nghiệm, sự chứng kiến, nghe, nhìn. Tôi mới biết, có nhiều thứ vẫn tồn tại, dù vô hình hay hữu hình, chúng ta có thể lựa chọn tin hay không tin vào luật nhân quả, những điều tâm linh hay một thế giới siêu hình khác. Và tôi lựa chọn tin vào điều đó, trong thời điểm hiện tại. 

Ngay cả trong giai đoạn những ngày mới tập tành viết lách [khoảng một năm trước], tôi luôn băn khoăn những câu hỏi: Để trở thành người viết, thì tôi sẽ viết gì, khi ngày càng có nhiều người đã đi con đường mà mình đã lựa chọn rồi? Liệu một ngày nào đó còn có người vào đọc những câu chuyện nhỏ nhỏ như nhiều người vẫn từng hay viết? Liệu còn có ai nhớ đến những bài viết ứng dụng tâm lý của tôi trong khi có hàng ngàn chủ đề được dịch và viết đầy rẫy ngoài kia? Tôi sẽ còn có thể trải nghiệm đến bao giờ để trở thành chính tôi? Tôi phải viết đến bao giờ để trở thành hình mẫu mà tôi mong muốn?... 

Chính vì thế mà, đi tìm câu trả lời câu hỏi “tôi là ai?” chưa bao giờ dễ dàng.

 

Vùng phát triển gần nhất theo Lev Vygotsky

Một lần trong giờ học, khi đang nghe cô bạn thân tôi kể về người đồng nghiệp bằng tuổi khác trường cực kỳ giỏi giang của nó thì tôi có hỏi lại rằng “Mày có cảm thấy xấu hổ hay tự ti khi làm cùng bạn kia không? [vì bạn kia đang học tại một ngôi trường rất nổi tiếng]” thì tôi nhận được một câu trả lời rằng: “Dù cho người kia giỏi cỡ mấy, học trường nổi tiếng cỡ mấy, thì mình vẫn có giá trị của riêng mình”. Điều này lại khiến tôi liên tưởng đến lý thuyết của Vygotsky, lý thuyết về văn hoá xã hội do được khởi xướng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của yếu tố xã hội và văn hoá có tác động đến sự phát triển nhận thức của con người. Hai yếu tố này tác động thông qua sự tương tác giữa người với người hay nói cách khác đó là sự tương tác xã hội – đóng vai trò cơ bản trong sự phát triển nhận thức.

“Vùng phát triển gần nhất [The Zone of Proximal Development] là vùng được giới hạn giữa trình độ phát triển thực sự của người học được xác định bởi khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập và trình độ phát triển tiềm năng được xác định bởi khả năng giải quyết vấn đề với sự hướng dẫn, trợ giúp hay hợp tác của người khác”. Khái niệm sinh ra từ các công trình nghiên cứu từ Lev Vygotsky, nhận thấy khiếm khuyết chủ yếu của các trường phái tâm lý học khách quan đang thịnh hành như: tâm lý học hành vi, phản xạ học... là đơn giản hoá các hiện tượng tâm lý, theo xu hướng sinh lý hoá các hiện tượng đó và bất lực trong việc mô ta một cách phù hợp các biểu hiện cấp cao của tâm lý. Thay vào đó ông tập trung vào khía cạnh xã hội trong quá trình học tập.


Lý thuyết rẽ hướng đến câu chuyện khi bản thân một người có một nền tảng tốt về lĩnh vực nào đó, nếu được ai đấy hoặc chính bạn định hướng đúng khả năng, năng lực và có một môi trường tích cực để đẩy mạnh những năng lực kia, thì người kia dường như được gài tên lửa vào đôi chân, có thể đi đến cái đích phía trước một cách thuân lợi nhất. Giả sử như một đứa trẻ không thể hái quả trên cao mà khi có người hướng dẫn dùng ghế kê để có thể cao hơn, đứa trẻ đó có thể dễ dàng hái quả.

Điều này cũng liên quan đến câu chuyện của bạn tôi rằng, mỗi người có những vùng phát triển gần nhất khác nhau, để trở thành những người có giá trị khác nhau. Mọi sự so sánh nảy sinh giữa người này với người khác, xuất phát từ người khác hay chính bản thân thân mình, đều là phép đối chiếu khập khiễng.

Tôi cũng sẽ chẳng là tôi, sẽ chẳng bao giờ có thể tiếp tục viết khi quyết định bỏ cuộc ngay khi trong suy nghĩ xuất hiện những trăn trở thường trực. Kết quả sau một năm kiên trì nỗ lực, tôi trở thành một tác giả sách, ở tuổi 20, với một lĩnh vực viết mới: Ứng dụng tâm lý trong chữa lành tổn thương.

Sự đối chiếu hay so sánh nào cũng chỉ mang tính chủ quan, chỉ có chúng ta mới biết mình có điểm mạnh nào cần nhấn và khiếm khuyết nào cần được cải thiện. Và chỉ có chúng ta mới hiểu, câu hỏi “tôi là ai” thực sự không quan trọng nữa, sau một quãng mỏi mệt tìm bản sắc cá nhân trong quá trình trưởng thành, là khi chúng ta đã cố gắng tiệm cận “vùng phát triển gần nhất” hết sức mình.

Câu trả lời câu hỏi “tôi là ai?” chưa bao giờ cũ, chưa bao giờ dễ dàng.

Cũng có lẽ là, không cần thiết. 

Tác Giả: Nông Thị Yến [email protected] Tâm lý học - ĐHKHXH&NV

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: //www.facebook.com/acrazymindVN/

              --------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng [1 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards] và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng củaYBOX.VN? Xem chi tiết tại link: //bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

[*] Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là ""Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ"". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

3,248 người xem - 3262 điểm

Video liên quan

Chủ Đề