Thuyết minh về thể loại văn học truyền thuyết

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

1. Quan sát

   a. Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng. Số dòng số chữ ấy là bắt buộc, không được tùy ý thêm bớt.

Quảng cáo

   b. Kí hiệu bằng, trắc cho từng bài thơ :

   - Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác :

   Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

    [T – B – B – T – T – B – B ]

   Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

    [T – T – B – B – T – T – B ]

   Đã khách không nhà trong bốn biển

    [T – T – B – B – B – T – T ]

   Lại người có tội giữa năm châu

    [T – B – T – T – T – B – B ]

   Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

    [T – B – B – T – B – B – T ]

   Mở miệng cười tan cuộc oán thù

    [T – T – B – B – T – T – B ]

   Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

    [B – T – T – B – B – T – T ]

   Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu

    [B – B – B – T – T – B – B ]

   - Đập đá ở Côn Lôn :

   Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

    [B – B – T – T – T – B – B ]

Quảng cáo

   Lừng lẫy làm cho lở núi non

    [B – T – B – B – T – T – B ]

   Xách búa đánh tan năm bảy đống

    [T – T – T – B – B – T – T ]

   Ra tay đập bể mấy trăm hòn

    [B – B – T – T – T – B – B ]

   Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

    [T – B – B – T – B – B – T ]

   Mưa nắng càng bền dạ sắt son

    [B – T – B – B – T – T – B ]

   Những kẻ vá trời khi lỡ bước

    [T – T – T – B – B – T – T ]

   Gian nan chi kể việc con con

    [B – B – B – T – T – B – B ]

   c. Nhận xét quan hệ bằng trắc :

   - Tiếng thứ 4 của các câu luôn trái thanh với tiếng thứ 2 và thứ 6. Ví dụ câu 1 bài Đập đá ở Côn Lôn : B – B – T – T – T – B – B

   - Các tiếng 2, 4, 6 của các cặp câu 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 luôn trái ngược về thanh.

   - Các tiếng 2, 4, 6 của câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 trùng nhau về thanh điệu.

   d. Những tiếng hiệp vần với nhau trong bài thơ là ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

   e. Thường ngắt nhịp chẵn lẻ : 4/3, 2/2/3

Quảng cáo

2. Lập dàn bài

Luyện tập

Câu 1 [trang 154 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học : Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.

   - Mở bài : truyện ngắn là thể loại truyện …

   - Thân bài :

        + Về dung lượng : nhỏ

        + Về nhân vật : thường khá ít nhân vật.

        + Về cốt truyện : thường đơn giản và ngắn gọn

        + Về nội dung : đưa ra một ý nghĩa nào đó với cuộc sống.

   - Kết bài : Khẳng định vai trò, ý nghĩa của các truyện ngắn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất | Soạn bài lớp 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 8 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Thuyết minh về thể loại văn học Truyện ngắn gồm dàn ý chi tiết, cùng 6 bài văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, tích lũy vốn từ để viết bài văn thuyết minh hay hơn. Nhờ đó, ngày càng học tốt môn Văn 8.

Truyện ngắn là một thể loại văn học vô cùng quen thuộc với học sinh chúng ta. Thế nhưng để viết bài văn thuyết minh về thể loại truyện ngắn thì không phải học sinh nào cũng thành thạo. Vậy mời các em học sinh lớp 8 tham khảo bài viết dưới đây của THPT Tây Giang:

I. Thân bài

Bạn đang xem: Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về thể loại văn học Truyện ngắn

  • Dẫn dắt từ các thể loại của văn học: Sự phong phú, đa dạng của các thể loại văn học, mỗi thể loại có đặc trưng riêng
  • Giới thiệu về thể loại truyện ngắn: là một trong những thể loại tiêu biểu

II. Thân bài

– Giới thiệu định nghĩa truyện ngắn: Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.

– Giới thiệu đặc điểm của truyện ngắn:

  • Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc của cuộc sống.
  • Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn.
  • Truyện ngắn có tính cô đọng và mở rộng, súc tích và ngắn. Dĩ nhiên đây không phải là chuyện dài ngắn đơn thuần, vì một truyện ngắn mười hai trang có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn là một cuốn tiểu thuyết bốn trăm trang. Chúng ta đang nói đến một phạm trù khác của các tác phẩm hư cấu nói chung.

– Truyện ngắn cũng chứa đựng tất cả các nguồn lực y như tiểu thuyết: ngôn ngữ, nội dung, nhân vật và phong cách. Tiểu thuyết gia có thể sử dụng phương tiện nghệ thuật nào thì nhà văn viết truyện ngắn cũng có thể sử dụng các phương tiện đó. Có thể nói, truyện ngắn là bản tình ca viết bằng văn xuôi.

III. Kết bài

  • Khẳng định vai trò, vị trí của thể loại truyện ngắn trong sự phát triển của văn học

Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc hình thức tự sự loại nhỏ. Đây là một trong những thể loại văn học vô cùng quan trọng.

Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội.

Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh ghi lại một biến cố quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ khi em từ thế giới gia đình bước vào thế giới nhà trường. Trong “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, đó là việc Giôn-xi bị ốm nặng nằm chờ chết; việc cụ Bơ-men lặng lẽ vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm mưa tuyết dữ dội để cứu sống cô gái, và cụ đã ra đi sau khi hoàn thành kiệt tác ấy. Còn trong “Lão Hạc”, Nam Cao ghi lại mảnh đời cuối cùng của người nông dân già nghèo khổ, đơn độc, nhưng trước khi tìm về cái chết đã lo lắng thật chu đáo cho đứa con lúc nó trở về. Truyện ngắn thường có ít nhân vật và sự kiện như trong ba truyện ngắn trên.

Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những lát cắt của cuộc sống để thể hiện. “Tôi đi học” chỉ thu lại trong buổi tựu trường đầu tiên trên con đường từ nhà đến trường, trên sân trường, trong lớp học. “Lão Hạc” chỉ là khoảnh khắc cuối đời của nhân vật từ nhà của lão sang nhà ông giáo. “Chiếc lá cuối cùng” được kể lại trong những ngày Giôn-xi ốm nằm ở căn phòng nhỏ có chiếc cửa sổ trông ra cây thường xuân.

Kết cấu truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề, như sự tương phản giữa tình mẹ con và những tình cảm mới mẻ đối với nhà trường, thầy giáo, bạn bè trong tâm trạng đứa trẻ [Tôi đi học]; giữa cuộc sống nghèo khổ với cái chết đau đớn với tình yêu thương lo lắng cho đứa con của lão Hạc [Lão Hạc], giữa sự trở về với cuộc sống của Giôn-xi và sự ra đi của cụ Bơ-men, giữa chiếc lá thường xuân đã rụng và chiếc lá cuối cùng vẫn còn mãi mãi trên tường [Chiếc lá cuối cùng].

Những đặc điểm trên đây đã khiến cho dung lượng truyện ngắn thường ngắn. Nhưng không phải vì thế mà truyện ngắn không đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời như “Lão Hạc” hay “Chiếc lá cuối cùng”. Và nếu đọc các tác phẩm của các bậc thầy trong thể loại này, ta càng thấy rõ điều đó.

Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình.

Thể loại văn học – truyện ngắn xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỉ XIX, phát triển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào Nga Chekhov và trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỉ XX. Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn [khoảng cuối thế kỉ XIX] nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỷ nguyên hiện đại, hậu hiện đại. Khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết, chúng ta không có đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Tây du ký, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Hồng Lâu mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm… Thì điều đó khiến thể loại truyện ngắn ngày càng thu hút độc giả.

Xem thêm :  Nhìn cuộc sống nhẹ nhàng đi sẽ dễ hơn …

Truyện ngắn là tác phẩm tự sự loại nhỏ, đơn giản là lối trần thuật khiến “độc giả có thể đọc liền một mạch”. Truyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của cuộc sống xã hội. Truyện ít nhân vật và sự kiện, cốt truyện diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những “lát cắt” của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề. Tuy ngắn nhưng truyện ngắn có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời. Poe từng viết: “Trong cấu trúc tổng thể của nó, không có một từ nào mà sự thể hiện khuynh hướng trực tiếp hoặc gián tiếp của nó không được nhà văn sắp đặt trước. Với ý nghĩa đó, bằng tài năng và sự chăm sóc kỹ lưỡng của nhà văn, tác phẩm như một bức tranh hiện lên với trọn vẹn màu sắc, đưa lại cho người đọc sự thỏa mãn đầy đủ nhất”. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.

Raymond Carver – một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt. Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút hoặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng.

Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng… Từ sau Cách mạng tháng Tám truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu… Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhất là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in. Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình – lý luận về truyện ngắn những năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mở ra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đã từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học. Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu với “Bóng đè”, Nguyễn Ngọc Tư với “Cánh đồng bất tận”. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa”, “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới.

Như vậy truyện ngắn là một thể loại văn học hiện đại. Ngày nay nó đã và đang phát huy được ưu thế và đóng góp không nhỏ vào thành tựu của văn học Việt Nam thế kỉ XX, XXI và mãi về sau.

Từ trước tới nay chúng ta đã được đọc nhiều tác phẩm viết dưới nhiều thể loại: truyền thuyết, truyện cười, truyện ngắn, tiểu thuyết… nhưng truyện ngắn có nhiều điểm khác với các thể loại truyện khác. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về truyện ngắn.

Truyện ngắn đúng là rất ngắn phù hợp với tên gọi của truyện, nó là hình thức tự sự nhỏ. Truyện ngắn có dung lượng nhỏ, kể người thật việc thật nên nó khác với các thể loại khác. Truyện ngắn khắc sâu vào tâm trí người đọc một hình ảnh, suy nghĩ sâu sắc, một ấn tượng khó phai vì vậy khi đọc truyện ngắn dù chỉ một lần cũng nhớ mãi về nội dung của nó. Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao đã tập trung mô tả một mảnh cuộc sống của lão Hạc đưa ra một hoàn cảnh éo le, con trai không lấy được vợ bỏ làng ra đi để lại người cha già và con chó Vàng. Người con ra đi có thể sẽ không trở về nhưng lão vẫn mong đợi dành dụm chắt chiu cho con. Cuối cùng lão phải ra đi phải lìa xa cõi đời để giữ được tiền cho con. Lão là một nạn nhân của xã hội thời xưa, qua đó tác phẩm tố cáo xã hội đương thời xưa nhỏ nhen. Tác phẩm khắc sâu vào người đọc bằng nghệ thuật của truyện ngắn. Các tác phẩm truyện ngắn thường nêu cao phẩm chất của con người, phê phán thói hư tật xấu, giáo dục con người đi theo hướng tích cực. Như trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri đã đề cao lòng nhân đạo, sự hy sinh cao cả của cụ Bơ-men là một hoạ sĩ nghèo để cứu mạng sống cho Giôn-xi. Sự hy sinh này làm người đọc cảm động. Có thể thấy, truyện ngắn thật phi thường vì nội dung của truyện ngắn tuy ít nhưng sâu sắc thường ít nhân vật và sự kiện diễn ra. Tuy nhiên những nhân vật và sự kiện đó phải thật đặc sắc. Truyện ngắn không thể trọn vẹn một quá trình biến đổi một quá trình sống của một đời người mà nó thường chọn lấy những khoảnh khắc, lát cắt quan trọng, bất ngờ đặc biệt để thể hiện. Nhờ sự sắp đặt bố cục rõ ràng có biện pháp tu từ những phép đối chiếu tương phản mạch lạc giàu cảm xúc, hình ảnh đã làm nổi bật chủ đề chính của toàn bài. Chủ đề ấy có thể nằm sâu bên trong cũng có thể bên ngoài. truyện ngắn do đó mà hay được mọi người chấp nhận.

Xem thêm :  Nsưt mỹ uyên: "tôi yêu nhiều lắm!"

Truyện ngắn thường đề cập đến những vấn đề lớn của cuộc đời, thường cho con người những bài học về cách sống cách làm người tu dưỡng con người những tư tưởng tốt đẹp. Truyện ngắn phải được quan tâm và phát triển nhiều hơn nữa để kho tàng văn học Việt Nam ngày càng phong phú, đặc sắc.

Truyện ngắn là một thể loại văn học gần gũi và ta có thể sẽ tiếp xúc hàng ngày với chúng. Có rất nhiều những nhận định khác nhau về truyện ngắn, song, truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ để tái hiện lại một mảnh nhỏ của cuộc sống, có thể là một biến cố, một hành động, một trạng thái trong cuộc đời của nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Truyện ngắn thường có dung lượng ngắn, khoảng vài trang hoặc vài chục trang, sự kiện và nhân vật không nhiều. Còn những truyện cực ngắn chỉ khoảng vài trăm chữ.

Truyện ngắn có những đặc điểm chính là truyện có rất ít nhân vật và sự kiện; cốt truyện thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế; kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật ra chủ đề.

Trước hết, truyện ngắn có rất ít nhân vật và sự kiện. Các truyện ngắn thường chỉ tập trung tái hiện một khía cạnh của tính cách nhân vật hay một mặt nào đó của xã hội nên số lượng nhân vật rất ít, thậm chí có những truyện chỉ có 2 – 3 nhân vật. Hệ quả của số lượng nhân vật ít là biến cố trong, sự kiện trong truyện cũng không nhiều. Bởi người nghệ sĩ sẽ chỉ lựa chọn một hoặc một vài sự kiện, biến cố trong cuộc đời nhân vật để khắc họa tính cách, số phận của nhân vật mà thôi. Như trong tác phẩm Tôi đi học tác giả đã lựa chọn cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày khai giảng đầu tiên của cuộc đời, nhân vật trong truyện chỉ có người mẹ và nhân vật tôi. Truyện ngắn Lão Hạc có nhân vật lão Hạc, ông giáo, Binh Tư, cậu con trai, vợ ông giáo [chỉ được nhắc qua], những người dân trong làng [xuất hiện với vai trò là người chứng kiến cái chết của lão Hạc] và có sự kiện nổi bật trong tác phẩm là khi lão Hạc quyết định bán con chó Vàng để không phải ăn vào tiền của cậu con trai. Còn trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri câu chuyện chỉ xoay quanh các nhân vật Giôn-xi, cụ Bơ-men và Xiu với bức họa Chiếc lá cuối cùng.

Thứ hai, cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy khoảnh khắc, những “lát cắt” của cuộc sống để thể hiện. Thanh Tịnh đã lựa chọn không gian biến đổi từ nhà tới trường học, trong khoảng thời gian như được kéo dài từ tối hôm trước đến sáng hôm sau, khi con bước chân qua cánh cổng trường để bắt đầu đi học. Nam Cao lựa chọn khắc họa lão Hạc trong khoảng thời gian lão sống xa con, lúc lão ốm đau bệnh tật và lựa chọn cái chết đau đớn đế giữ lại mảnh vườn cho con trai. Còn O. Hen-ri lại bắt đầu câu chuyện của mình bằng sự chán nản, tuyệt vọng để rồi người đọc thấy được sự hồi sinh trong tâm hồn cô gái trẻ khi trông thấy bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng bên bậu cửa sổ của cụ Bơ-men. Cả ba tác phẩm người đọc chỉ nhìn thấy một đoạn, một lát cắt trong cuộc đời của nhân vật chứ không phải là toàn bộ cuộc đời họ, từ lúc họ sinh ra, lớn lên, trưởng thành như thế nào. Điều ấy cũng đồng nghĩa với truyện ngắn chỉ là những khoảnh khắc của cuộc sống, của đời người, nhưng chừng ấy cũng đủ để người đọc nhận ra được bản chất của nhân vật, con người trong tác phẩm ấy.

Cuối cùng, kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề của tác phẩm. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra được sự thay đổi trong tâm trạng, suy nghĩ và hành động của cả người mẹ và đứa con trước ngày khai trường đầu tiên trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh. Đó là những cảm xúc rất mơ hồ, bâng khuâng và khó tả khiến cho người ta dường như lớn lên, trưởng thành hơn. Sự đối lập trong hành động của đứa trẻ trước đó và trong đêm trước ngày tựu trường thật khác: tự thu dọn đồ chơi gọn gàng, đi ngủ sớm hơn… giúp tác giả nhấn mạnh sự thay đổi trong cảm xúc của con trẻ, của người mẹ trong giờ khắc thiêng liêng ở những bước chân đầu đời của con. Không phải ngẫu nhiên Nam Cao lại đặt nhân vật ông giáo trong cái nhìn đối sánh với lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của mình. Tác giả muốn ông giáo có thể tìm thấy được mình trong cuộc đời của lão Hạc và cùng là để ca ngợi phẩm chất cao thượng, lương thiện của người nông dân trong xã hội xưa. O. Hen-ri đã rất thành công khi sử dụng hai lần thủ pháp đảo ngược tình huống gây ra sự bất ngờ đến ngỡ ngàng cho người đọc. Sự hồi phục đầy kinh ngạc của Giôn-xi và cái chết không báo trước của cụ Bơ-men. Tất cả những chi tiết ấy là làm sống dậy tình người giữa những con người nghèo khổ với nhau.

Tuy dung lượng không dài song truyện ngắn là một thể loại mang tới cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc và những bài học nhận thức sâu sắc trong cuộc sống. Đến tận ngày nay, vai trò của truyện ngắn trong đời sống của con người vẫn không thể phủ nhận.

Truyện ngắn là một trong những thể loại văn học vô cùng quan trọng. Đây cũng là thể loại được nhiều bạn đọc yêu thích. Khi tìm hiểu về thể loại này, chúng ta có thể thấy được những đặc điểm riêng để phân biệt với các thể loại khác.

Trước hết, về khái niệm truyện ngắn, sẽ có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau. Nhưng hiểu đơn giản thì đúng như tên gọi của nó, truyện ngắn là một thể loại văn học, với các câu truyện được kể bằng văn xuôi. Có dung lượng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.

Trước hết về hình thức, truyện ngắn có dung lượng ngắn, số trang viết ít. Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Trong khi đó, nếu là thể loại tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc của cuộc sống. Truyện gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn. Truyện ngắn cũng có tính cô đọng và mở rộng, súc tích và ngắn. Dĩ nhiên đây không phải là truyện dài ngắn đơn thuần, vì một truyện ngắn mười hai trang có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn là một cuốn tiểu thuyết bốn trăm trang. Chúng ta đang nói đến một phạm trù khác của các tác phẩm hư cấu nói chung. Truyện ngắn cũng chứa đựng tất cả các nguồn lực y như tiểu thuyết: ngôn ngữ, nội dung, nhân vật và phong cách. Tiểu thuyết gia có thể sử dụng phương tiện nghệ thuật nào thì nhà văn viết truyện ngắn cũng có thể sử dụng các phương tiện đó. Có thể nói, truyện ngắn là bản tình ca viết bằng văn xuôi.

Về lịch sử hình thành, trên thế giới, ở Trung Quốc và Nhật Bản, trước đây người ta vẫn coi truyện ngắn thuộc thể loại tiểu thuyết, được gọi là “tiểu thuyết đoản thiên” để phân biệt với loại tiểu thuyết chương hồi dài tập hay “tiểu thuyết trường thiên”. Người Việt Nam ngày nay dùng từ truyện ngắn để chỉ “tiểu thuyết đoản thiên” và tiểu thuyết để chỉ “tiểu thuyết trường thiên”. Còn ở phương Tây, thể loại truyện ngắn ra đời tương đối muộn, xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỷ 19, phát triển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào E.T.A. Hoffmann và Anton Chekhov, sau đó trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỷ XX. Mặc dù, trước đó, truyện ngắn đã tồn tại dưới hình thức truyền miệng truyền thống trong dân gian như các truyện ngụ ngôn, nhưng chỉ đến khi có sự xuất hiện ồ ạt của một tầng lớp độc giả biết đọc biết viết ở thế kỷ XIX ở phương Tây.

Cuối cùng, mỗi một tác phẩm truyện ngắn đều gửi gắm một nội dung tư tưởng nào đó của nhà văn. Có thể kể đến một số tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn đã được học trong chương trình như: Tôi đi học [Thanh Tịnh], Lão Hạc [Nam Cao], Chiếc lá cuối cùng [O.Henry]…

Tóm lại, đây là một thể loại văn học vô cùng quan trọng không chỉ của nền văn học Việt Nam mà còn đối với văn học thế giới.

Mỗi tác phẩm văn học là kết tinh của sáng tạo, tài năng, trí tuệ của người nghệ sĩ. Để truyền tải những nội dung, tư tưởng đến độc giả, mỗi tác giả lại lựa chọn một hình thức riêng, có người chọn thể loại thơ, người chọn tiểu thuyết, và cũng rất nhiều người lựa chọn thể loại truyện ngắn.

Truyện ngắn là một thể loại tự sự nhỏ, tác giả sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nhân vật để kể lại một số phận, một cuộc đời, một biến cố hay sự kiện có vấn đề nào đó, qua đó thể hiện thái độ, góc nhìn và mang đến cho độc giả những chiêm nghiệm, bài học.

Có rất nhiều nhà văn lựa chọn truyện ngắn để ươm mầm cho tài năng, ý tưởng của mình bởi dung lượng của truyện nhỏ, nhân vật ít, thường chỉ tập trung vào một khía cạnh, một vài nhân vật và sự kiện nhỏ. Chẳng hạn như truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao tập trung khắc họa diễn biến tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng, hay trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” xoay quanh thái độ của nhân vật Giôn-xi với sự sống qua những chiếc lá thường xuân cuối cùng.

Không gian và thời gian của truyện ngắn không trải dài như tiểu thuyết mà thường hẹp, các tác giả thường lựa chọn một thời điểm, một sự kiện, thậm chí một khoảnh khắc để trình bày những nội dung, ý tưởng. Ví dụ, trong truyện ngắn Tôi đi học, nhà văn Thanh Tịnh đã lựa chọn thời gian là lần đầu tiên đi học, không gian là nhà và trường học.

Truyện ngắn thường tập trung mô tả một khía cạnh của cuộc sống, một biến cố, sự kiện nào đó xảy đến trong cuộc đời nhân vật. Qua những hành động, lời nói tác giả truyện ngắn làm nổi bật được tính cách nhân vật mà sâu xa hơn là phản ánh mặt tốt hay cái hạn chế của xã hội đương thời. Ví dụ: Qua cuộc đời bi kịch của Lão Hạc, đặc biệt là hành động ăn bả chó của lão Hạc, tác giả Nam Cao không chỉ đề cao, trân trọng con người giàu nhân cách của Lão Hạc mà còn lên án, phê phán xã hội đương thời đã đẩy con người ta vào bước đường cùng.

Một đặc điểm nổi bật khác của truyện ngắn không thể bỏ qua đó chính là cốt truyện. Cốt truyện ngắn thường tập hợp các tình tiết, sự kiện xảy ra nối tiếp nhau, các này tác động đến cái kia để đẩy mâu thuẫn, bi kịch của nhân vật lên đến cao trào và buộc nhân vật phải lựa chọn, giải quyết. Vẫn là trong truyện ngắn Lão Hạc, đứng trước 2 lựa chọn: Tiếp tục tiêu tiền đề dành cho con để duy trì sự sống hay sống lay lắt, đánh mất chính mình, làm liên lụy đến hàng xóm, lão Hạc đã lựa chọn cái chết để bảo vệ nhân cách, để làm tròn trách nhiệm của một người cha.

Tuy dung lượng truyện ngắn nhỏ, khi kể cũng không kể trọn vẹn quá trình, diễn biến của đời người nhưng lại có khả năng truyền tải lớn. Thông qua một cuộc đời, một bi kịch, một hành động trong truyện ngắn, tác giả đã khái quát được những hiện thực trong xã hội, trong chính cuộc sống của con người, qua đó mang đến cho người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc.

Truyện ngắn trải qua quá trình phát triển bền bỉ, truyện ngắn xuất hiện từ những ngày con người bắt đầu biết sáng tác văn chương và phải đến cuối thế kỉ XIX thì truyện ngắn mới có cơ sở phát triển mạnh mẽ và tạo nên những tiếng vang lớn.

Ở Việt Nam, truyện ngắn bắt đầu phát triển mạnh mẽ nhất trong những năm hai mươi của thế kỉ XX với những đóng góp của các nhà văn lớn như: Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam…

Truyện ngắn là thể loại văn học học tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ngày nay truyện ngắn vẫn không ngừng phát triển với nhiều cây bút tài năng. Từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, truyện ngắn vẫn là thể loại có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà.

Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học siêu ngắn ngắn nhất ngữ văn lớp 8 với đầy đủ các nội dung cần thiết và bám sát nội dung SGK đảm bảo hay và siêu ngắn.
Xem chi tiết bài soạn tại đây: //loigiaihay.com/soanbaithuyetminhvemottheloaivanhocsieunganc448a71653.html

Video liên quan

Chủ Đề