Thiếu úy qncn là gì

Cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.

Mục lục bài viết [Ẩn]

  • 1. Quân nhân chuyên nghiệp có những cấp bậc quân hàm nào?
  • 2. Quân nhân chuyên nghiệp xếp lương thế nào?
  • 3. Thời hạn phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm là bao lâu?

1. Quân nhân chuyên nghiệp có những cấp bậc quân hàm nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng, cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp được thể hiện như sau:

Tương ứng trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương

- Cấp tá: Thượng tá, trung tá, thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.

- Cấp uý: Đại uý, thượng uý, trung uý, thiếu uý quân nhân chuyên nghiệp.

Bậc quân hàm cao nhất

- Cao cấp: Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;

- Trung cấp: Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;

- Sơ cấp: Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.

Xem thêm: Cập nhật chi tiết hệ thống cấp bậc trong Quân đội


2. Quân nhân chuyên nghiệp xếp lương thế nào?

Về mức lương tương ứng với cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp được nêu cụ thể tại Điều 4 Thông tư 170/2016/TT-BQP. Trong đó, hiện mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, lương tương ứng của các cấp bậc này gồm:

- Cấp bậc quân hàm Thiếu uý: Mức lương có hệ số dưới 3,95 tương đương dưới 5.885.500 đồng/tháng.

- Cấp bậc quân hàm Trung uý: Mức lương từ hệ số 3,95 - dưới 4,45 tương đương từ 5.885.500 - dưới 6.630.500 đồng/tháng.

- Cấp bậc quân hàm Thương uý: Mức lương từ hệ số 4,45 - dưới 4,9; tương đương với từ 6.630.500 - dưới 7.301.000 đồng/tháng

- Cấp bậc quân hàm Đại uý: Mức lương từ hệ số 4,9 - dưới 5,3; tương đương từ 7.301.000 - 7.897.000 đồng/tháng.

- Cấp bậc quân hàm Thiếu tá: Mức lương từ hệ số 5,3 - dưới 6,0; tương đương từ 7.897.000 - dưới 8.940.000 đồng/tháng.

- Cấp bậc quân hàm Trung tá: Mức lương từ hệ số 6,1 - dưới 6,8; tương đương từ 8.940.000 - dưới 10.132.000 đồng/tháng.

- Cấp bậc quân hàm Thượng tá: Mức lương từ hệ số 6,8 trở lên tương đương từ 10.132.000 đồng/tháng trở lên.

3. Thời hạn phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm là bao lâu?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo quân hàm được quy định như sau:

- Cấp uý: Nam và nữ đều 52 tuổi.

- Thiếu tá, Trung tá: Nam và nữ đều 54 tuổi.

- Thượng tá: Nam 56 tuổi và nữ 55 tuổi.

Ngoài ra, thời hạn phục vụ tại ngũ của các đối tượng khác được quy định như sau:

Quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình

- Kể từ ngày nhận được quyết định chuyển sang chuyên nghiệp: Ít nhất 06 năm.

- Phục vụ đến hết hạn tuổi như tuổi phục vụ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm.

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 [sửa đổi, bổ sung bởi Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008]

Khái niệm

Là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Vị trí và chức năng

Là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.

Là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Đối tượng

Đối tượng tuyển chọn:

- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong trường hợp thay đổi tổ chức, biên chế mà chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ, đang phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội;

- Công nhân và viên chức quốc phòng.

Đối tượng tuyển dụng:

- Công dân Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên.

Công dân nước Việt Nam

Điều kiện tuyển chọn

Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;

Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.

Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.

Cấp bậc quân hàm

Xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương

Gồm 03 cấp, 12 bậc:

- Cấp Uý có bốn bậc: Thiếu uý; Trung uý; Thượng uý; Đại uý.

- Cấp Tá có bốn bậc: Thiếu tá; Trung tá; Thượng tá; Đại tá.

- Cấp Tướng có bốn bậc: Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Đại tướng.

Thăng quân hàm

Quân nhân chuyên nghiệp được thăng cấp bậc quân hàm khi có mức lương tương ứng với mức lương của cấp bậc quân hàm cao hơn.

Thiếu uý lên Trung uý 2 năm;

Trung uý lên Thượng uý 3 năm;

Thượng uý lên Đại uý 3 năm;

Đại uý lên Thiếu tá 4 năm;

Thiếu tá lên Trung tá 4 năm;

Trung tá lên Thượng tá 4 năm;

Thượng tá lên Đại tá 4 năm;

Thăng quân hàm cấp Tướng không quy định thời hạn.

Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

Trong thời chiến, thời hạn xét thăng quân hàm có thể được rút ngắn theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Sĩ quan lập công đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc

Chính sách chăm sóc sức khỏe đối với quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan quân đội như thế nào?

Căn cứ Điều 39 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định chế độ chăm sóc sức khỏe đối với quân nhân chuyên nghiệp như sau:

- Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội được chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau, tai nạn, rủi ro nghề nghiệp ở xa cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khác, được thanh toán viện phí và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

- Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi của quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

- Thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội không có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ Điều 33 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định chế độ chăm sóc sĩ quan tại ngũ như sau:

- Sĩ quan tại ngũ được chăm sóc sức khoẻ; khi bị thương, ốm đau ở xa các cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở dân y, được quân đội thanh toán viện phí.

- Bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ, vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở quân y và dân y theo quy định của Chính phủ.

Phân biệt quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam? Điều kiện nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan quân đội 2022? [Hình từ internet]

Điều kiện nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan quân đội là gì?

Đối với quân nhân chuyên nghiệp:

Căn cứ Điều 37 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định nâng lương cho quân nhân chuyên nghệp như sau:

- Quân nhân chuyên nghiệp được nâng lương nếu có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và đủ thời hạn nâng lương cho từng đối tượng.

- Việc nâng lương mỗi lần chỉ được nâng một bậc; trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, học tập và trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng lương trước thời hạn hoặc vượt bậc. Trong thời hạn xét nâng lương nếu vi phạm kỷ luật quân đội và pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị kéo dài thời hạn xét nâng lương.

Đối với sĩ quan tại ngũ:

Căn cứ Điều 31 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 [được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008] quy định điều kiện nâng lương đối với sĩ quan tại ngũ như sau:

Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá, cấp Tướng 4 năm trở lên mà chưa được thăng cấp bậc quân hàm cao hơn thì được nâng lương theo chế độ tiền lương của sĩ quan.

Chủ Đề