Thiên địch là gì, vì sao phải bảo tồn thiên địch?

03/09/2016 13:47

Trong trồng trọt cây ăn trái, hay canh tác lúa và rau màu, việc tuân thủ nguyên tắc cơ bản trồng và chăm cây khoẻ bằng chọn giống tốt, đủ tiêu chuẩn, khả năng thích nghi cao và bảo vệ tốt thiên địch để giúp khống chế, ngăn chặn nhiều loại sâu bệnh nguy hại trong từng mùa vụ là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng, nhằm đỡ phải dùng thuốc bảo vệ thực vật gây nhiễm bẩn cho sản phẩm và độc hại cho người tiêu dùng.

Bởi lẽ, trong hệ sinh thái tự nhiên luôn có mối quan hệ dinh dưỡng, các thành phần loài luôn khống chế lẫn nhau để chúng tồn tại hài hoà về số lượng, đó là sự đấu tranh sinh học trong tự nhiên. Trong sản xuất nông nghiệp nên lợi dụng đặc tính này để áp dụng biện pháp đấu tranh sinh học và dùng cách phòng trừ sinh học bằng các loài thiên địch, nhằm khống chế các loài sâu hại nhân mật số, hạn chế sự can thiệp bằng biện pháp hoá học.

Ảnh minh hoạ

Thiên địch là các loài côn trùng có ích đã có sẵn trong tự nhiên, chúng sử dụng nguồn thức ăn chính là sâu hại có mặt trên đồng ruộng, trong vườn cây. Do đó, chúng có tác dụng kềm hãm mật độ sâu hại một cách đáng kể. Nhưng có điều quan tâm là khả năng sinh sản nhân mật số của chúng kém hơn các loài sâu hại, nên cần được bảo vệ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho chúng trú ngụ và không phun thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi lên đồng ruộng, vườn cây khi mật số sâu bệnh gây hại chưa tới ngưỡng phải phòng trị. Ðó là nhằm bảo vệ thiên địch, mà cũng là một biện pháp đấu tranh sinh học rất kinh tế trong quản lý dịch hại tổng hợp.

Một số loại thiên địch có ích phổ biến đã được biết đến và rất cần được bảo vệ, vì chúng là kẻ thù tự nhiên của dịch hại, góp phần khống chế, tiêu diệt dịch hại, như các loại ong ký sinh trên trứng bọ xít, trứng sâu đục thân, trên sâu non, sâu cuốn lá lúa, ruồi đầu to ký sinh rầy, nhện Lycosa speudoannulata ăn sâu hại, chuồn chuồn kim, bọ rùa đỏ ăn rầy nâu, mèo, rắn bắt chuột... và các loại nấm ký sinh trên rầy nâu, trên bọ xít đen…

Nếu nông dân có ý thức bảo vệ tốt các loài thiên địch có ích trong vườn cây, trên ruộng lúa hay trên từng luống rau màu và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gốc hoá học bừa bãi, mà chỉ dùng thuốc có tính chọn lọc cao hay thuốc có gốc vi sinh trong bảo vệ cây trồng, thì sẽ không gây ô nhiễm môi trường, môi sinh.

Bảo vệ thiên địch là bảo vệ sức khoẻ cho nhà nông, người tiêu dùng, duy trì sự cân bằng sinh học có lợi cần thiết trong từng hệ sinh thái. Muốn thế cần tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển mật số, như áp dụng các kỹ thuật làm đất, vệ sinh đồng ruộng, hệ thống canh tác hợp lý.

Trên ruộng lúa nên áp dụng mô hình canh tác theo công nghệ sinh thái “ruộng lúa bờ hoa” bằng cách dọc quanh bờ mẫu, xa xa nên tạo một khoảnh đất trống áng chừng vài mét vuông [ngang 50-60 cm, dài vài mét] và trồng các loại rau quả có hoa như đậu bắp, các loại đậu… hay những loại hoa nhiều màu sắc, nhiều phấn hoa, như hoa sao nhái, hướng dương…

Trên bờ rẫy rau màu cũng thế, ngoài các đối tượng rau, củ, quả cho thu nhập chính cũng nên trồng xen một vài loại rau màu có hoa nhiều phấn, màu sắc sặc sỡ, có hương thơm để dẫn dụ các loài côn trùng có ích đến sinh sản, giúp cân bằng sinh học để đỡ phun thuốc độc hại, nhằm tạo ra nông sản an toàn cho người tiêu dùng.

Còn trong vườn cây ăn trái hãy thả kiến vàng, trồng xen thêm nhiều loài rau có hoa sặc sỡ, có mật ngọt, hương thơm để thu hút côn trùng có ích đến ăn phấn hoa, hút mật và sinh sản phát triển, vừa thụ phấn cho cây trồng vừa gây đàn thiên địch bảo vệ vườn cây.

Bảo vệ tốt thiên địch là không gây bất lợi hay tiêu diệt côn trùng có ích bừa bãi bằng các loại thuốc hoá học, nhất là các loại thuốc diệt cỏ. Chỉ khi thật cần thiết buộc phải dùng thuốc thì nên cân nhắc, dựa vào ngưỡng kinh tế và thực hiện theo “nguyên tắc bốn đúng”. Chỉ chọn sử dụng những loại thuốc chọn lọc, thuốc có phổ tác động hẹp, hay ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học để chỉ diệt trừ dịch hại, bảo vệ thiên địch có ích, an toàn với sức khoẻ con người và môi trường. Ðó cũng là áp dụng biện pháp đấu tranh sinh học một cách tích cực và sẽ có tác dụng an toàn lâu dài./.

Nguyễn Văn Thước

1/ Thiên địch là gì?

Thiên địch là những sinh vật tự nhiên có ích, chúng ăn hoặc gây bệnh những loài sâu bọ gây hại cho sản xuất nông nghiệp. Mỗi hệ sinh thái nông nghiệp có những nhóm thiên địch khác nhau, giữ vai trò quan trọng giúp hạn chế sự phát triển của quần thể dịch hại.

Bạn đang xem: Thiên địch là gì

Ngày nay, sử dụng thiên địch là một trong những biện pháp sinh học được ứng dụng nhiều trong thực tiễn sản xuất. Đặc biệt là trong nông nghiệp hữu cơ, thiên địch có vai trò vô cùng quan trọng. Thiên địch khống chế được một số loại dịch hại giúp hạn chế được việc sử dụng các chất hóa học trong canh tác, điều này làm cho việc canh tác nông nghiệp hữu cơ ngày càng đi lên.

2/ Các loại thiên địch có ích 2.1 Nhện

Các loài nhện ăn thịt, nhện lùn, nhện nhảy, nhện lưới, nhện linh miêu… đều ăn sâu bọ, rệp, sâu bướm, châu chấu, ruồi giấm. Dù sống trên cạn hay dưới nước, nhện đều rất giỏi trong việc săn mồi là các loài sâu bọ, côn trùng khác. Một con nhện trưởng thành có thể ăn tới 15 con mồi mỗi ngày.

2.2 Bọ xít

Thật ra tên của loại côn trùng này chẳng liên quan đến họ hàng bọ xít mà chúng thuộc chi Nabis. Chúng là một loài săn mồi, bắt hầu hết mọi loài côn trùng nhỏ hơn mình hoặc ăn thịt lẫn nhau khi không có thức ăn khác.

Bọ xít ăn rầy, sâu bướm, bọ trĩ, côn trùng lá, côn trùng thân mềm, ve, sâu bắp cải. Chúng sống trên các loài cây như: Thìa là Ba Tư, thìa là, cỏ linh lăng, bạc hà, cúc hoàng anh…

2.3 Bọ rùa

Đây là nhóm côn trùng đa dạng, chúng có ích ở cả giai đoạn ấu trùng và trưởng thành. Chúng có hình oval với nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, vàng hoặc có nhiều chấm đen trên lưng.

Các loại bọ rùa có ích như: Bọ rùa đỏ [Micraspis sp.]; bọ rùa vàng [M. crocea]; bọ rùa 6 chấm [Menochilus sexmaculatus]; bọ rùa 8 chấm [Hamonia octomaculata]. Các loài bọ rùa này cả con trưởng thành và ấu trùng của chúng đều ăn rầy nâu trưởng thành, rầy cám [rầy non], trứng rầy, mỗi ngày mỗi con có thể ăn từ 5-10 con rầy hoặc các loại công trùng như: rệp sáp, rệp vừng, bọ trĩ, rệp sò, ruồi trắng, bọ mạt, bọ chét.

2.4 Ong ký sinh

Có thể kể đến các loài ong ký sinh như ong kén nhỏ, ong đen, ong xanh mắt đỏ. Chúng đẻ trứng vào trứng hoặc sâu non. Sau đó trứng ong sẽ phát triển, phá hủy vật ký sinh. Một ngày một con ong có thể đẻ được vài chục trứng.

Ngoài ra còn có một loài ong ký sinh nữa là ong đa phôi ký sinh sâu cuốn lá. Loài ong này đẻ một trứng vào trứng của sâu cuốn lá. Nhưng một quả trứng ong ban đầu này nhanh chóng phân chia thành nhiều trứng, có thể nở thành hơn 200 con ong.

Xem thêm: Tuổi Gà Hợp Màu Gì - Tuổi Dậu Hợp Với Màu Gì Và Kỵ Màu Sắc Nào Nhất

2.5 Kiến

Trên trái đất này, ở đâu có sinh vật thì ở đó có kiến. Hầu hết các loài kiến đều ăn thịt, và món ăn ưa thích là các loài sâu bọ. Tuy nhiên cần lưu ý, trên một số đối tượng sâu bệnh hại, kiến sẽ là ký chủ trung gian gây lây truyền.

2.6 Chuồn chuồn

Có rất nhiều loài chuồn. Chúng có thể bắt mồi ở trên không, hoặc bổ nhào xuống như máy bay trực thăng. Thức ăn của chuồn chuồn đa phần là côn trùng, sâu bọ. Trước sự tấn công của “không lực chuồn chuồn” thì khó có kẻ nào thoát được.

2.7 Muồm muỗm

Trông gần giống châu chấu, cào cào nhưng chúng không ăn thực vật… Chúng thường hoạt động mạnh về đêm và thức ăn ưa thích của chúng là sâu đục thân, bọ rầy lá và bọ rầy thân.

2.8 Bọ đuôi kìm

Bọ đuôi kìm có màu đen bóng, giữa cái đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu. Chúng thường sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Chúng có thể ăn 20 – 30 con mồi /ngày.

2.9 Bọ ngựa

Đây là một trong những loài săn mồi “hảo hạng”, có lẽ chúng ít khi về không khi vác những “thanh kiếm” răng cưa sắc nhọn đi kiếm mồi, nạn nhân là những loài sâu bọ gây hại cho lúa cũng như cây trồng nông nghiệp.

2.10 Bọ cánh cứng ba khoang

Bọ cánh cứng ba khoang [Ophionea nigrofasciata] là loài côn trùng thân cứng hoạt động mạnh. Sâu non có màu đen bóng, trưởng thành có màu nâu đỏ chúng thường tấn công ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy, chúng thường xuất hiện trên cả ruộng lúa và ruộng cây màu.

2.11 Kiến ba khoang

Kiến ba khoang [Paederus fucipes] có màu nâu đỏ, giữa lưng có một vạch lớn màu đen chạy ngang qua tạo thành 1 khoang đen. Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng lúa xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui vào tổ sâu ăn thịt từng con.

Trung bình mỗi kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con sâu non/ngày. Loài kiến này cũng thường xuất hiện trên ruộng cây màu. 

Ngoài ra còn có các loài Ruồi ký sinh, ruồi giả ong, thiêu thân xanh, ong ký sinh cũng giúp ích trong việc săn bắt côn trùng có hại.

Xem thêm: Ứng Dụng My Viettel Là Gì ? My Viettel Dùng Để Làm Gì? Cách Sử Dụng Chức Năng “Giới Thiệu My Viettel”

Các loài thiên địch có vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái, đặc biệt thiên địch còn góp phần không nhỏ trong việc quản lý dịch hại trong canh tác nông nghiệp hữu cơ. Canh tác nông nghiệp hữu cơ vừa giúp bảo vệ các loài thiên địch đồng thời cũng nhận lại được lợi ích từ những loài thiên địch này.

Video liên quan

Chủ Đề