Thế nào là thân nhân của người có công với cách mạng

Người có công với cách mạng là những đối tượng được ghi nhận trong pháp lệnh ưu đãi có công theo quy định của nhà nước. Vậy theo quy định pháp luật thì ta người có công với cách mạng bao gồm những đối tượng nào?

Vậy, để giúp quý độc giả nắm rõ hơn trong các quy định về người có công với cách mạng thì trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến nội dung bài viết với tiêu đề: Như thế nào là người có công với cách mạng?

Quy định như thế nào là Người có công với cách mạng được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, theo đó Người có công với cách mạng gồm:

– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

– Liệt sĩ;

– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

– Bệnh binh;

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

– Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

– Người có công giúp đỡ cách mạng.

Việc xác định người có công với cách mạng, giúp đỡ cách mạng đã được Nhà nước xác định thông qua hình thức như tặng kỷ niệm chương hay bằng có công với Nhà nước đối với cá nhân.

Một đối tượng khác thường gặp và hay được Nhà nước có những chính sách xã hội và Xã hội các ban ngành đoàn thể dành sự quan tâm vô cùng đặc biệt đó chính là những Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng

Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:

– Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;

– Bảo hiểm y tế;

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

– Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng;

– Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;

Nguyên tắc ưu đãi đối với có công với cách mạng

Chế độ ưu dãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

– Người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của pháp lệnh được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng;

– Người có công với cách mạng chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng theo chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Trường hợp người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất của một đối tượng.

Trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tiền tuất của hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên mà thuộc diện được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng thì được hưởng thêm một suất trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

– Người có công với cách mạng, thân nhân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

– Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời là đối tượng điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội thì mai táng phí do Bảo hiểm xã hội chi trả.

Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng

Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân:

Hồ sơ giải quyết chế độ

– Bản khai cá nhân [Mẫu CC1].

– Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”, Bằng “Có công với nước”, Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Quyết định khen thưởng.

– Quyết định trợ cấp hàng tháng [Mẫu CC2] hoặc Quyết định trợ cấp một lần [Mẫu CC3].

Thủ tục giải quyết chế độ

– Cá nhân lập bản khai kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương Kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện.

– Trường hợp Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” hoặc Huân chương, Huy chương Kháng chiến khen tặng cho gia đình, ghi tên nhiều người thì mỗi người lập một bộ hồ sơ riêng.

– Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn gửi đến Khách hàng về việc giải đáp thắc mắc liên quan đến Như thế nào là người có công với cách mạng. Khách hàng theo dõi nội dung bài, có vướng mắc vui lòng phản hồi để nhân viên hỗ trợ.

Người có công với cách mạng luôn là đối tượng mà được Đảng và Nhà nước quan tâm, điều đó được thể hiện ngay trong các chính sách hỗ trợ về đời sống xã hội, chính sách mai táng khi qua đời hoặc các chính sách đối với thân nhân người có công với cách mạng về nhà ở, việc làm. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về ưu đãi người có công với cách mạng.

Cùng với những thành tựu ấn tượng đạt được trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo, với truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội, các gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo, ưu tiên nguồn lực. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi, tri ân người có công với cách mạng được ban hành, thực hiện hiệu quả. Những năm qua, mặc dù điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng các chế độ ưu đãi người có công vẫn từng bước được bổ sung, hoàn thiện; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng.

Mục tiêu hỗ trợ đối tượng người có công với cách mạng là đúng người tương ứng với sự cống hiến của họ với cách mạng, không được cào bằng với các đối tượng khác.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Thân nhân người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi như thế nào?

Nội dung đề nghị tư vấn: Lời đầu tiên cho e gửi lời chào tới các anh chị trong công ty. Chúc anh chị một ngày mới tốt lành. Em có thắc mắc như sau muốn hỏi anh chị:

Ông ngoại em đi bộ đội tại trung đoàn 842 chức vụ Thiếu úy chuyên nghiệp và hi sy vào ngày 7/2/1980. Sau khi ông mất thì các thân nhân của ông gồm: Vợ, con, cha, mẹ đều được chính sách thương binh xã hội. Các con của ông thì được hưởng chính sách đến 18 tuổi thì cắt thì em không có thắc mắc gì. Cha mẹ của ông thì mất đã lâu em lớn lên thì không được rõ lắm, còn vợ ông tức bà em tại sao cũng bị cắt không còn được hưởng chính sách nữa? Lúc ông hy sinh thì có bốn người con, con đầu được 10 tuổi, thứ hai 7 tuổi, thứ ba 4 tuổi và con út mới được mấy tháng. Một mình làm thuê làm mướn nuôi các con. Bây giờ các con thì đã có gia đình cả rồi, gia đình anh em đều làm nông cả nên hiểu biết về pháp luật chính sách kém nên lúc đó cũng không thắc mắc gì.

Em không hiểu về luật lắm nên cũng không biết thế nào, nhưng nghĩ xót thương cho bà. Bây giờ thì bà đã già, gia đình con cái thì cũng làm nông cũng chỉ đủ nuôi các con ăn học, cũng không hỗ trợ được gì cho bà. Nên muốn hỏi các anh chị xem vấn đề của bà em thì thế nào?

Mong anh chị hồi âm sớm ạ. em cảm ơn anh chị nhiều

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 2 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng có quy định:

“Điều 2. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh này bao gồm:

“1. Người có công với cách mạng:

a] Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b] Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

c] Liệt sĩ;

2. Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, thân nhân của người có công với cách mạng sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13.

Ngoài ra, tại Điều 14 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 có quy định như sau:

“1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" bao gồm:

a] Cha đẻ, mẹ đẻ;

b] Vợ hoặc chồng;

c] Con;

d] Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.

2. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:

a] Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;

a] Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

đ] Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;

g] Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;

h] Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.”

Theo các quy định trên, thân nhân của người có công với cách mạng sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Trường hợp của gia đình bạn, bạn có thể làm Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ gửi đến UBND cấp xã để được hưởng chế độ.

Hồ sơ gồm có: [Điều 6 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH]

1. Giấy báo tử.

2. Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”.

3. Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ [Mẫu LS4] kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.

4. Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần khi báo tử trong trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân [Mẫu LS5].

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Công ty Luật Minh Gia

Video liên quan

Chủ Đề