Thế nào là không có nơi cư trú rõ ràng

Việc xác định nơi cư trú của người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự và dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Trong phạm vi bài viết tôi xin trao đổi về việc xác định nơi cư trú của cá nhân là bị đơn trong vụ án dân sự, của bị can, bị cáo, người phải thi hành án trong vụ án hình sự để đưa ra thống nhất về nhận thức. Việc xác định nơi cư trú liên quan đến xác định thẩm quyền thụ lý giải quyết trong vụ án dân sự; liên quan đến việc áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can, bị cáo và nơi giám sát, giáo dục đối với người bị phạt tù được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ…

Để làm rõ vấn đề cần thống nhất, tôi đưa ra một tình huống cụ thể như sau: Nguyễn Văn A sinh năm 1975, có hộ khẩu thường trú tại xã X, huyện Y. Năm 2000, A kết hôn với chị Nguyễn Thị B, sinh năm 1978 và sinh sống tại xã X, huyện Y. Đến năm 2010 do mâu thuẫn với chị B nên A đã chuyển đến xã C, huyện D sống chung như vợ chồng với chị Trần Thị H nhưng không đăng ký thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật và không quay về xã X, huyện Y kể từ năm 2010.

Ngày 15/8/2019, chị B nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện Y đề nghị giải quyết ly hôn với anh A. Ngày 20/8/2019 trong quá trình gặp gỡ, bàn bạc thống nhất về ly hôn tại nhà chị B tại xã X, huyện Y, anh A đã có hành vi cố ý gây thương tích cho chị B bằng gậy sắt với tỷ lệ tổn thương cơ thể theo kết luận giám định là 01% [một phần trăm]. Quá trình xác minh tại xã X, huyện Y, Công an xã xác nhận anh A có hộ khẩu thường trú tại xã X, huyện Y nhưng từ năm 2010 đã không sinh sống tại xã X; xác minh tại xã C, huyện D, Công an xã xác nhận A thường xuyên sinh sống tại xã C huyện D từ năm 2010 nhưng không đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Ngày 30/8/2019 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Y khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với A về hành vi Cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS.

Vấn đề đặt ra trong tình huống nêu trên là: 1. Thẩm quyền thụ lý giải quyết đơn khởi kiện xin ly hôn giữa anh A chị B thuộc Tòa án nhân dân huyện Y hay Tòa án nhân dân huyện D? 2. Đối với hành vi cố ý gây thương tích của A có đủ điều kiện áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú hay không? Nếu áp dụng thì giao bị can cho UBND xã X, huyện Y hay UBND xã C, huyện D? 3. Trường hợp Hội đồng xét xử tuyên cho bị cáo được hưởng án treo thì khi thi hành bản án giao Nguyễn Văn A cho UBND xã X, huyện Y hay UBND xã C, huyện D giám sát, giáo dục?

Để giải quyết những vấn đề nêu trên có hai quan điểm, cụ thể như sau:

1. Quan điểm thứ nhất cho rằng:

- Thứ nhất: Thẩm quyền thụ lý giải quyết đơn khởi kiện xin ly hôn của chị B thuộc Tòa án nhân dân huyện Y vì: Anh A có hộ khẩu thường trú tại xã X, huyện Y, căn cứ Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.

Tại khoản 1 Điều 12 Luật cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định: “1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú”.

- Thứ hai: Nguyễn Văn A đủ điều kiện áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú vì có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng [nơi cư trú là nơi đăng ký thường trú], giao bị can cho UBND xã X, huyện Y để quản lý, theo dõi.

- Thứ ba: Nếu Hội đồng xét xử tuyên cho bị cáo Nguyễn Văn A được hưởng án treo thì khi thi hành bản án giao Nguyễn Văn A cho UBND xã X, huyện Y giám sát, giáo dục vì Nguyễn Văn A đăng ký thường trú tại xã X, huyện Y.

2. Quan điểm thứ hai cho rằng:

- Thứ nhất: Thẩm quyền thụ lý giải quyết đơn khởi kiện xin ly hôn của chị B thuộc Tòa án nhân dân huyện D vì: Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nơi cư trú của cá nhân thì: “1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống”.

Nguyễn Văn A đã chuyển đến sinh sống tại xã C, huyện D từ năm 2010 đến nay, tuy không đăng ký thường trú, tạm trú nhưng thường xuyên sinh sống tại xã C, huyện D nên nơi cư trú của A phải là xã C, huyện D là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật dân sự.

- Thứ hai: Nguyễn Văn A đủ điều kiện áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Giao bị can cho UBND xã C, huyện D quản lý, theo dõi vì nơi cư trú của Nguyễn Văn A theo khoản 1 Điều 40 BLDS là nơi thường xuyên sinh sống [xã C, huyện D].

- Thứ ba: Nếu Hội đồng xét xử Tuyên cho bị cáo Nguyễn Văn A được hưởng án treo thì khi thi hành bản án giao Nguyễn Văn A cho UBND xã C, huyện D giám sát, giáo dục vì nơi cư trú của Nguyễn Văn A theo khoản 1 Điều 40 BLDS là nơi thường xuyên sinh sống [xã C, huyện D].

Hai quan điểm nêu trên đều đưa ra những lập luận trên cơ sở quy định của pháp luật. Quan điểm của cá nhân nhất trí với quan điểm thứ hai về áp dụng biện pháp ngăn chặn và việc giao người phải thi hành án Nguyễn Văn A cho chính quyền địa phương xã C, huyện D.

Đối với thẩm quyền thụ lý, giải quyết đơn khởi kiện xin ly hôn của chị B, cá nhân tôi có quan điểm khác như sau: Theo nội dung tình huống nêu trên thì Nguyễn Văn A và chị Nguyễn Thị B đều có hộ khẩu thường trú tại xã X, huyện Y theo quy định tại đoạn 2, khoản 1 Điều 12 Luật cư trú. Tuy nhiên từ năm 2010 Nguyễn Văn A đã chuyển đến sinh sống tại xã C, huyện D nên nơi cư trú của A là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật dân sự. Trong tình huống nêu trên chị B đã cung cấp đúng địa chỉ của bị đơn là A [Công an xã X, huyện Y xác nhận] nên đơn của chị B đủ điều kiện để Tòa án nhân dân huyện Y thụ lý, giải quyết nhưng hiện tại A thường xuyên sinh sống tại xã C, huyện D, trong trường hợp này Tòa án nhân dân huyện Y có thể hướng dẫn chị B khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện D nhưng nếu chị B không đồng ý thì Tòa án nhân dân huyện Y tiếp tục thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Như vậy trong tình huống nêu trên thẩm quyền thụ lý giải quyết đơn khởi kiện xin ly hôn của chị Nguyễn Thị B là của Tòa án nhân dân huyện Y hay huyện D thuộc về sự lựa chọn của chị B.

Đối với vấn đề giao Nguyễn Văn A cho Ủy ban nhân dân xã X, huyện Y hay xã C huyện D khi áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú và khi thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo: Trong trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Văn A, nếu xác định nơi cư trú là xã X, huyện Y thì theo quy định tại khoản 5 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải giao bị can Nguyễn Văn A cho UBND xã X quản lý, theo dõi. Tuy nhiên, trên thực tế Nguyễn Văn A đã không còn sinh sống tại xã X nên UBND xã X không thể quản lý, theo dõi Nguyễn Văn A khi Nguyễn Văn A thường xuyên sinh sống tại xã C, huyện D. Trong trường hợp này giao bị can Nguyễn Văn A cho UBND xã C, huyện D thì mới đảm bảo việc quản lý, theo dõi đối với A và cũng phù hợp với nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật dân sự 2015.

Tương tự như trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Văn A. Trong trường hợp Nguyễn Văn A được hưởng án treo thì Tòa án phải giao Nguyễn Văn A cho UBND nơi A cư trú để giám sát, giáo dục đối với A trong thời gian thử thách. Nếu xác định nơi cư trú của Nguyễn Văn A là xã X, huyện Y và giao A cho UBND xã X, huyện Y thì việc giám sát, giáo dục đối với A là hoàn toàn không thể thực hiện được vì A đang thường xuyên sinh sống tại xã C, huyện D.

Trên đây là quan điểm của cá nhân về việc xác định nơi cư trú của cá nhân trong quá trình giải quyết các vụ án về hình sự, dân sự, rất mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc để có nhận thức thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật.

Có nơi cư trú rõ ràng là gì?

4. Có nơi cư trú rõ ràng. Nơi cư trú là nơi tạm trú hoặc thường trú theo quy định của Luật Cư trú mà người được tha tù trước thời hạn có điều kiện về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được tha tù. Nơi cư trú rõ ràng là nơi cư trú có địa chỉ được xác định cụ thể”.

Không có nơi cư trú ổn định là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 56/2016/NĐ-CP thì không có nơi cư trú ổn định là trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm và người đó thường xuyên đi lang thang, không một nơi cố định hoặc trường hợp xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ...

Không có nơi thường trú là gì?

- Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.

Nơi thường trú và nơi tạm trú khác nhau như thế nào?

Như vậy, có thể hiểu đơn giản nơi thường trú và tạm trú như sau: Nơi thường trú là nơi ở thường xuyên, ổn định, lâu dài và không có thời hạn cụ thể; Nơi tạm trú là nơi ở thường xuyên nhưng có thời hạn, khác biệt với nơi thường trú; Lưu trú là nơi ở trong thời hạn rất ngắn, mang tính chất nhất thời.

Chủ Đề