Test covid tập trung bao lâu có kết quả

  • BVĐK Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  • Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
  • Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
  • Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế
  • Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia
  • Trường Đại học Y tế công cộng
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội
  • Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
  • Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Bệnh viện K
  • Bệnh viện Medlatec
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
  • Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
  • Bệnh viện Bưu điện
  • Phòng khám Đa khoa 182 – Lương Thế Vinh [Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội]
  • Bệnh viện Quân y 103
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bệnh viện Quân y 110
  • Học viện Quân y
  • Viện Y học dự phòng Quân đội
  • Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương
  • Chi cục Thú y vùng II
  • Chi Cục Thú y vùng III
  • Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga

01. Test/Xét nghiệm COVID-19 bao lâu có kết quả? - Test nhanh kháng nguyên COVID-19 cho quả nhanh 15-30 phút kể từ khi nhận mẫu; - Xét nghiệm RT-PCR COVID-19 cho kết quả trong vòng 5-12 giờ kể từ khi nhận mẫu; - Xét nghiệm kháng thể bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch cho kết quả sau khoảng 15-30 phút kể từ khi nhận mẫu; - Xét nghiệm kháng thể bằng kỹ thuật miễn dịch đánh dấu sử dụng công nghệ phát quang cho kết quả sau ít nhất 1 giờ kể từ khi nhận mẫu.

02. Test/Xét nghiệm COVID-19 có phải nhịn ăn không?

Người được Test/Xét nghiệm COVID-19 không cần phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu. Tuy nhiên, nếu có bệnh sử đặc biệt hoặc đang điều trị biệt dược, cần phải thông báo cho bác sĩ trước khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm.

03. Test nhanh COVID-19 có đau không?

Test/Xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc PCR cần thực hiện lấy dịch mũi hầu không đau, có thể gây khó chịu trong vòng 15 giây đối với trẻ nhỏ và một vài người lớn có vấn đề về đường hô hấp trên. Xét nghiệm kháng thể COVID-19 bằng phương pháp lấy mẫu máu chỉ gây nhói một chút tại vị trí trích máu. Tuy nhiên, người có bệnh về rối loạn đông máu hoặc đang điều trị biệt dược cần thông báo cho bác sĩ trước khi lấy máu.

04. Tỷ lệ âm tính giả, dương tính giả của Test/Xét nghiệm COVID-19

Không có tỷ lệ chính xác về tình trạng báo âm tính giả hay dương tính giả khi thực hiện các phương pháp Test/Xét nghiệm COVID-19. Tỷ lệ này phụ thuộc vào các yếu tố: - Thời gian kể từ khi phát bệnh/khỏi bệnh [đối với xét nghiệm kháng thể]; - Nồng độ vi rút trong mẫu bệnh phẩm; - Chất lượng mẫu bệnh phẩm thu được; - Cách xử lý và công thức chính xác của thuốc thử trong que thử [đối với test nhanh kháng nguyên và sắc ký miễn dịch]. - Thời gian thu thập mẫu; loại mẫu; quá trình bảo quản, lưu trữ và xử lý mẫu.

05. Khoảng cách giữa 2 lần Test/Xét nghiệm COVID-19 là bao lâu?

Theo chỉ định của bác sĩ/cơ sở y tế/nhà chức trách địa phương.

06. Khi nghi nhiễm COVID-19 thì Test/Xét nghiệm lúc nào chính xác nhất?

Cá nhân, tập thể nếu phát hiện bản thân hoặc có người nghi nhiễm COVID-19, cần đến ngay cơ sở y tế nằm trong danh mục của Bộ Y tế để được Test/Xét nghiệm COVID-19 càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ cho sức khỏe và lây nhiễm trong cộng đồng. Ngoài ra, nếu cá nhân nào nghi nhiễm COVID-19 cần thông báo cho đơn vị thực hiện xét nghiệm để được phân luồng, khám sàng lọc tại khu cách ly, giảm thiểu rủi ro phát tán dịch bệnh cho những người xung quanh. Nếu phát hiện bản thân có nhiều yếu tố nguy cơ [yếu tố dịch tễ như tiếp xúc với F1, F2, F3 hoặc đến khu vực có dịch bệnh trong vòng 21 ngày qua hoặc có các dấu hiệu như sốt, ho, khó thở, mệt mỏi…] cần thực hiện phương pháp Xét nghiệm RT-PCR để cho kết quả chính xác nhất.

07. Test/Xét nghiệm COVID-19 tại Bệnh viện Hồng Ngọc có ưu điểm gì?

Hiện nay, Bộ Y tế đã cấp phép cho 180 cơ sở công lập và 4 bệnh viện ngoài công lập được thực hiện Xét nghiệm RT-PCR COVID-19. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong 4 bệnh viện ngoài công lập đầu tiên được phê duyệt đủ yêu cầu để thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19 bao gồm Test nhanh và Xét nghiệm RT-PCR với các ưu điểm: - Đội ngũ bác sĩ – kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp; - Bộ lấy mẫu đạt tiêu chuẩn; máy móc hiện đại; - Quy trình phân luồng, lấy mẫu, xét nghiệm an toàn cao; - Cho kết quả nhanh, chính xác; - Chi phí hợp lý theo quy định của Bộ Y tế.

08. Test/Xét nghiệm COVID-19 ở đâu?

Danh sách các địa điểm được Test/Xét nghiệm COVID-19 tại Hà Nội [Theo CDC Việt Nam]:

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Test PCR là phương pháp xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 có độ chính xác cao nhất so với các hình thức khác. Test PCR có khả năng xác định được sự hiện diện của vi-rút SARS-CoV2, giúp kịp thời phát hiện người mang mầm bệnh, từ đó có biện pháp điều trị và cách ly phù hợp.

Xét nghiệm PCR [xét nghiệm sinh học phân tử] là một phương pháp xét nghiệm để phát hiện vật liệu di truyền [DNA] của virus. Xét nghiệm này giúp phát hiện sự hiện diện của virus nếu bị nhiễm bệnh tại thời điểm xét nghiệm. Xét nghiệm cũng có thể phát hiện các mảnh virus ngay cả sau khi cơ thể không còn nhiễm bệnh.

Trước đây khi chưa có phương pháp PCR, khi xét nghiệm, người bệnh sẽ được dùng kỹ thuật test Elisa [test nhanh kháng thể] cho độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp, nghĩa là tỷ lệ dương tính giả cao.

Nhờ phát hiện được ADN [vật liệu di truyền của virus] nên hiện nay, kỹ thuật xét nghiệm PCR được ứng dụng rộng rãi trong y học giúp chẩn đoán nhiều bệnh liên quan đến các loại virus mà các phương pháp xét nghiệm trước đó không thể chuẩn xác bằng như: viêm gan B, viêm gan C, virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, HIV, HPV, virus SARS, cúm A/H5N1, phát hiện virus kháng thuốc, mầm mống bệnh ung thư và ứng dụng trong công nghệ sinh học phát hiện gen, giải mã DNA...

1.2 Xét nghiệm Covid-19 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR là gì?

RT-PCR và PCR cùng là phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử. Về bản chất, PCR là định tính [chỉ cho biết có sợi ADN của virus hay không, không định lượng được virus; còn RT-PCR là bán định lượng, ngoài việc phát hiện sợi DNA, còn xác định tải lượng virus đang có trong cơ thể người bệnh, do đó RT-PCR ưu việt hơn.

Xét nghiệm RT-PCR có thể phát hiện virus SARS-CoV-2 tại giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh [1-2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên] và giai đoạn toàn phát bệnh. Do đó, xét nghiệm RT-PCR được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán người nhiễm Covid-19.

Xét nghiệm RT-PCR được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán vi-rút SARS-CoV2.

Do xét nghiệm Realtime RT-PCR để khẳng định người nhiễm Covid-19 có chi phí cao, nên trước đây xét nghiệm không được chỉ định rộng rãi mà theo đối tượng chỉ định. Các đối tượng được xét nghiệm gồm:

  • Người nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 [có dấu hiệu, triệu chứng] như: sốt, ho, khó thở, đau họng, viêm phổi, mất khứu giác.
  • Người từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid-19 [F1].
  • Những người nhập cảnh từ các nước có dịch Covid-19.
  • Bệnh nhân Covid-19 trong quá trình điều trị.
  • Theo chỉ định của bác sĩ/cán bộ điều tra/cơ quan y tế.
  • Trường hợp viêm phổi nặng mà không lý giải được với các nguyên nhân khác.
  • Người thường xuyên tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao nhiễm Covid-19 như:nhân viên bán hàng, người làm việc trong môi trường tập trung đông đúc, kín gió.
  • Xét nghiệm giám sát trong cộng đồng nơi xuất hiện chùm ca bệnh.
  • Nhân viên y tế, nhân viên bệnh viện.

Ngoài xét nghiệm RT-PCR miễn phí, thì hiện nay dịch vụ xét nghiệm Covid-19 tự nguyện có thu phí được triển khai phục vụ cho người dân có nhu cầu làm hồ sơ xuất cảnh, du học, hay cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu xét nghiệm sàng lọc Covid-19.

Phương pháp test PCR có thể phát hiện được virus ngay cả trong giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh

Ngoài những tiêu chuẩn về máy móc, thiết bị và phòng ốc theo quy định của Bộ Y tế, việc lấy mẫu test PCR cũng cần được thực hiện chuẩn chỉ thông qua nghiệp vụ chuyên môn của các nhân viên y tế. Thông thường, quy trình xét nghiệm PCR để chẩn đoán Covid-19 sẽ được tiến hành qua các bước sau:

3.1. Khâu chuẩn bị trước khi lấy mẫu test PCR

Đối với căn bệnh mang tính chất lây nhiễm như Covid-19, việc trang bị đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn đúng theo quy định của Bộ Y tế là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể:

  • Đeo khẩu trang loại N95 [bắt buộc], đeo kính, mũ bảo hộ và tấm chắn giọt bắn;
  • Mặc đồ bảo hộ đúng tiêu chuẩn;
  • Đeo 2 lớp găng tay y tế;
  • Khử khuẩn toàn thân, tuyệt đối không mặc đồ bảo hộ ra bên ngoài khu vực lấy mẫu hoặc cách ly.

Những điều trên cần được tuân thủ nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo vi-rút SARS-CoV2 giữa nhân viên y tế và người bệnh trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm.

3.2. Tiến hành lấy mẫu test PCR

Sau khi chuẩn bị đầy đủ trang phục và dụng cụ lấy mẫu, nhân viên y tế sẽ sử dụng que chuyên dụng để lấy mẫu dịch test ở các vị trí sau:

  • Dịch đường hô hấp trên, bao gồm dịch họng, tỳ hầu và súc họng;
  • Dịch đường hô hấp dưới, bao gồm dịch phế nang, nội khí quản và màng phổi.

Sau khi lấy mẫu thành công, nhân viên y tế sẽ cho que chứa mẫu dịch của bệnh nhân để đặt vào ống nghiệm. Mẫu test cần được chuyển đến phòng thí nghiệm sớm nhất có thể và tuân thủ theo các nguyên tắc về nhiệt độ bảo quản sau đây:

  • Vận chuyển mẫu trong vòng 48 giờ: Bảo quản mẫu test ở điều kiện môi trường từ 2 – 8 độ C;
  • Vận chuyển mẫu ngoài 48 giờ: Bảo quản mẫu test ở điều kiện môi trường -70 độ C;
  • Tuyệt đối không bảo quản mẫu test ở môi trường -20 độ C hoặc ngăn đá tủ lạnh.

Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển đến phòng thí nghiệm, mẫu dịch cần được đóng gói đúng cách, cụ thể:

  • Đậy kín nắp ống nghiệm có chứa mẫu dịch, tiếp theo bọc lại bằng giấy parafin và phủ thêm một lớp giấy thấm bên ngoài, sau đó để trong túi vận chuyển;
  • Túi vận chuyển mẫu test PCR cần được bọc bên ngoài bằng giấy và bông thấm có chứa chất tẩy trùng, sau đó buộc chặt lại bằng túi nilon;
  • Phiếu thu thập mẫu test sẽ được đóng trên túi nilon cuối cùng, sau đó cho vào phích lạnh có logo bệnh phẩm sinh học và chuyển tới phòng thí nghiệm để kiểm tra.

Cách lấy mẫu test PCR xét nghiệm Covid - 19

Mẫu dịch sẽ được phân tích và cho ra kết quả test PCR thông qua kỹ thuật Realtime và các thiết bị máy móc chuyên dụng khác. Dưới đây là hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm PCR:

  • Dương tính: Người bệnh đã bị nhiễm vi-rút SARS-CoV2 và cần được cách ly để điều trị;
  • Âm tính: Người test không mắc Covid-19, tuy nhiên những đối tượng có tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc có triệu chứng cấp tính đường hô hấp nên cách ly và xét nghiệm lại khoảng 2 – 3 lần nữa để đảm bảo kết quả chính xác.

Sau khi được lấy mẫu dịch để kiểm tra, nhiều người băn khoăn rằng test PCR bao lâu có kết quả? Theo ý kiến của chuyên gia y tế, thời gian nhận kết quả test PCR còn tùy thuộc vào một số yếu tố như:

  • Số lượng mẫu dịch được lấy xét nghiệm;
  • Kỹ thuật được áp dụng lấy mẫu dịch test;
  • Cơ sở y tế thực hiện test PCR;
  • Thời gian vận chuyển mẫu dịch đến phòng thí nghiệm;
  • Phương pháp bảo quản mẫu dịch.

Nhìn chung, kết quả test PCR thường lâu hơn so với phương pháp test nhanh, cụ thể là sau 4 – 5 tiếng. Tuy nhiên, độ chính xác của xét nghiệm PCR thường đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều và là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán Covid-19 hiện nay.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề