Tên nước đại ngu có nghĩa là gì

Từ tháng 3 năm 1400, sau khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền, Quốc hiệu Đại Việt của dân tộc Việt đã được đổi thành Đại Ngu. Quốc hiệu này bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn – một vị vua của Trung Hoa cổ đại nổi tiếng vì đã đem lại sự bình yên và thịnh vượng cho dân chúng.


Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.


Lịch sử đã ghi nhận những nỗ lực to lớn của nhà Hồ để hiện thực hóa mong muốn này.


Đó là những cải cách sâu sắc do Hồ Quý Ly thực hiện từ cuối thời Trần nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng toàn diện của xã hội. Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi và đổi quốc hiệu thành Đại Ngu, những cuộc cải cách này càng được đẩy mạnh và đem lại nhiều đổi thay cho đất nước.


Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách thiết chế chính trị xã hội và hệ tư tưởng phong kiến với các biện pháp cụ thể như: Phát triển đội ngũ quan lại phong kiến quan liêu thay thế dần phong kiến quý tộc, giảm thiểu việc phát triển chùa chiền, không biệt đãi và đưa nhiều tôn thất họ Hồ vào bộ máy nhà nước nhằm đề cao tác dụng và trách nhiệm của hệ thống phong kiến quan liêu.

Trên bình diện kinh tế - xã hội, Hồ Quý Ly đã đưa ra nhiều biệp pháp cải tổ như thực hiện phép “Hạn điền" nhằm hạn chế chiếm hữu lớn về đất đai của quý tộc phong kiến, phép “Hạn nô” để hạn chế số lượng gia nô mà giới phong kiến quý tộc được sở hữu, bổ sung số gia nô dư thừa vào việc củng cố quân đội và chế độ phong kiến quan liêu. Dưới triều Hồ, tiền giấy đã được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Về văn hóa, giáo dục, Hồ Quý Lý khuyến khích việc sử dụng chữ Nôm, đề cao lối học thực dụng, phê phán những người chỉ biết tầm chương trích cú, học rộng nhưng viển vông. Việc thi cử cũng được cải tiến nhằm kém chọn nhiều người tài hơn.

Thành nhà Hồ.

Mặc dù còn nhiều điểm chưa triệt để, song, các cải cách của Hồ Quý Ly đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc trong giai đoạn nhà Hồ trị vì.


Dưới quốc hiệu Đại Ngu, người Việt cũng được chứng kiến những thành tựu to lớn về khoa học - kỹ thuật như việc phát minh ra súng thần cơ, thuyền cổ lâu [thuyền chiến lớn có hai tầng], những hệ thống thủy lợi quy củ, các công trình kiến trúc hoành tráng…

Thành nhà Hồ là một di sản quý giá mà Hồ Quý Ly để lại cho người Việt ngày nay. Công trình độc đáo này đã thể hiện bước phát triển mới trong phong cách kiến trúc và kỹ thuật xây dựng. Việc sử dụng kỹ thuật xây dựng bằng những khối đá lớn là thành tựu chưa từng có ở Việt Nam, chứng minh quyết tâm của nhà Hồ trong công cuộc xây dựng đất nước.


Tuy vậy, hào quang Đại Ngu đã vụt tắt chỉ sau 7 năm ngắn ngủi. Trước cuộc xâm lược của nhà Minh, nhà Hồ đã sụp đổ vào tháng 4/1407. Sự tồn tại của quốc hiệu Đại Ngu cũng vĩnh viễn chấm dứt từ thời điểm đó.


Có thể nói, dưới triệu đại Hồ, ý nghĩa của quốc hiệu Đại Ngu - sự bình yên lớn - mới chỉ thực hiện được non nửa. Trên một phương diện nhất định, Nhà Hồ đã đem lại sự bình yên cho đất nước về nhiều mặt kinh tế - xã hội. Nhưng họ đã thất bại trong việc đem lại sự bình yên trong lòng dân. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ của triều đại này.

TIN BÀI LIÊN QUAN

  • Những bí ẩn chưa lời giải về thành nhà Hồ

  • Nhà Hồ mưu tính đánh đuổi quân Minh xâm lược thế nào?

  • Bài học về lòng dân của nhà Hồ

  • Phát hiện đầu rồng đá ở Thành nhà Hồ

  • Thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh

ĐANG ĐỌC NHIỀU
  • Giải mã giấc mơ báo hiệu thăng quan phát tài

  • Những hủ tục ma chay “rợn tóc gáy” chỉ có ở VN

  • Tây "choáng" vì cảnh hàng loạt chó... đi xe máy ở VN


Thanh Bình

Trước hết đây không phải là một từ lóng hay thuật ngữ dùng để chỉ trích la mắng một cá nhân nào. Và tôi đoán rất nhiều người sẽ không biết hai chữ “ Đại Ngu ” là gì đâu . Trừ những người yêu thích và có sự am hiểu nhất định về lịch sử.

Đến đây hẳn các bạn đã hiểu bài viết hôm nay sẽ đề cập đến lĩnh vực nào rồi phải không ? Vậy hãy để goctomo.com giải thích “ Đại Ngu ” là gì nhé.

Chữ “ Ngu ” trong “ Đại Ngu ” không phải là ngu ngốc gì đâu. Ngược lại, người nghĩ ra cái tên này rất thông minh và tài giỏi. “ Ngu ” ở đây có nghĩa là “ Yên vui, hòa bình ”. “ Đại Ngu ” được hiểu là “ Ước vọng về một cõi giang sơn bình yên rộng lớn ”. Tác giả của hai chữ trên không ai khác đó chính là Hồ Quý Ly.

Có thể mọi người đã biết Hồ Quý Ly là ai. Hồ Quý Ly chính là người sáng lập nhà Hồ - Một triều đại với thời gian tồn tại ngắn nhất thời phong kiến . Triều đại này chỉ tồn tại từ năm 1400-1407. Đại Ngu chính là quốc hiệu của Việt Nam vào thời đó.

Nếu không biết tiếng Hán, đọc sơ qua : “ Đại Ngu ” - hẳn sẽ có nhiều người bật cười vì cái tên khá là thô thiển. Vậy lí do gì mà Hồ Quý Ly chọn quốc hiệu là "Đại Ngu"? Điều này được một vài nhà sử học phán đoán rằng ông tin bản thân mình là con cháu của dòng dõi Nghiêu Thuấn [ một trong năm vị vua nổi tiếng của Trung Quốc thời cổ đại ].

Có nhiều người thời điểm đó và kể cả sau này đều cười nhạo Hồ Quý Ly vì nghĩ ông bị hoang tưởng về nguồn gốc của mình. Các tác giả Đại Việt Sử ký Toàn thư đã chê bai ông rằng : “Không phải mả nhà mình mà cúng là siểm nịnh… họ hàng xa xôi, các đời biến đổi, khó mà tin được. Quý Ly lại nhận là dòng dõi xa của Hồ Công Mãn, tế Nghiêu Thuấn làm thủy tổ, thì cái tội dối đời để tiếm ngôi thực không gì to bằng ”.

Những lời lẽ cay nghiệt như thế chỉ là một trong số rất nhiều những phê phán, chỉ trích căm giận của đa số mọi người nhằm vào Hồ Quý Ly. Với tôi, điều này thật sự rất đáng tiếc. Thông minh tài giỏi nhưng lại không được lòng người.

Vậy lí do vì sao mà Hồ Quý Ly lại mang tiếng xấu như vậy thì xin được lật lại lịch sử ở phần dưới đây.

Hồ Quý Ly tên thật là Lê Quý Ly – tự là Lý Nguyên. Ông sinh năm 1336, quê ở Thanh Hóa, là hậu duệ đời thứ 16 của Trạng nguyên Hồ Hưng Dật [ người Chiết Giang, Trung Quốc sang định cư nước ta từ thời Hậu Hán [ 947 – 950 ]. Lý do mà ông mang họ Lê là vì trước đó vào thời nhà Lý – hậu duệ thứ 12 Hồ Liêm được nhận làm con nuôi của Tuyên Úy Lê Huấn  nên đổi sang họ Lê. Quý Ly là cháu 4 đời của Hồ Liêm nên mới có tên là Lê Quý Ly. Sau khi lên làm vua mới chính thức đổi lại họ Hồ.

Việc tại sao phải đổi họ tôi đã nói trong bài: Việt Nam có bao nhiêu họ. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết này.

Gia đình nhà Quý Ly cũng thuộc hàng địa vị tôn quý trong xã hội. Mẹ Hồ Quý Ly là con gái của quan Thái y thời Trần Anh Tông [ 1293 – 1314 ]. Hai người cô của ông là đều là phi tần của vua Trần Minh Tông [ 1314 – 1329 ]. Cả hai bà đều sinh ra hoàng tử mà sau này chính là vua Trần Nghệ Tông [ 1370 – 1372 ] và Trần Duệ Tông [ 1372 – 1377 ] , và hai bà được phong là Thái hậu và Thái Phi. Bản thân Hồ Quý Ly cũng lấy Huy Ninh công chúa [ con gái của vua Trần Minh Tông ]. Con gái đầu của ông  sau này cũng lấy vua Trần Thuận Tông [ 1388 – 1398 ] và sinh ra vua Trần Thiếu Đế - vị vua cuối cùng của nhà Trần và chính là cháu ngoại Hồ Qúy Ly.

Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Hồ Quý Ly rất được vua Trần tín nhiệm. Ngay từ thời vua Trần Nghệ Tông ông đã nắm quyền lực lớn mạnh trong tay. Cho đến khi con rể ông là vua Trần Thuận Tông phong ông làm Thái Sư Nhiếp chính phụ trách các vấn đề quan trọng trong nước, kể cả quân đội thì sự bành trướng của Hồ Quý Ly ngày càng lộ rõ.

Năm 1396, Hồ Quý Ly bức ép vua Trần dời đô từ Thăng Long vào thành Tây Đô [ Thanh Hóa ]. Điều này đã khiến các quần thần trung thành với nhà Trần cực kì phẫn nộ. Họ mưu tính lật đổ Hồ Quý Ly nhưng không thành. Kể từ lúc Hồ Quý Ly nắm trong tay quyền bính, ông đã giết tổng cộng hơn 370 người chống đối lại ông. Trong đó có tướng Trần Khát Chân -  vị tướng có công đánh tan quân Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi phía Nam của Đại Việt.

Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi cả cháu ngoại của mình là Trần Thiếu Đế, lập ra nhà Hồ - đổi quốc hiệu là Đại Ngu.

Nhưng rõ ràng số phận không ưu ái cho Hồ Quý Ly và nhà Hồ mà ông đã bỏ bao tâm huyết gây dựng. Từ cái quá trình lên ngôi gây ra biết bao sóng gió cho đến khi nhà Minh xâm lược nước ta chỉ vỏn vẹn có 7 năm.  Nhưng trong 7 năm đó, Hồ Quý Ly không hề là một vị vua xấu xa, bất tài bạo ngược. Ngược lại, ông đã thay đổi gần như là ngoạn mục về mọi mặt của đất nước lúc bấy giờ. Cụ thể :

Trong kinh tế, Hồ Quý Ly cho cải tổ lại phương thức canh tác sản xuất nông nghiệp, đầu tư cho các công trình thủy lợi, đê điều, đào sông, đắp đường…Đo đạc lại ruộng đất, điều tra dân số… để nắm rõ sức lao động và tài sản trong cả nước, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phân bố lao động cho phù hợp để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ông còn cho đặt tên các đường, phố xá, đặt các trạm công văn để chuyển phát thông tin thư từ nhanh nhất có thể.

Nhưng có lẽ phải kể đến một thành tích nổi bật của nhà Hồ chính là phát hành tiền giấy – một sự thay đổi đáng ngạc nhiên trong việc cải tổ tài chính – kinh tế  của Việt Nam lúc bấy giờ.

Về bộ máy cai trị, ông giảm bớt sa thải các tăng lữ tôn giáo, mà khuyến khích tuyển các vị quan lại bên ngoài để thêm nhiều người cùng nhau góp sức cho lợi ích chung.

Về xã hội, Hồ Quý Ly quy định dùng chữ Nôm là chữ của nước nhà thay thế cho chữ Hán,  cải cách giáo dục thay đổi chế độ thi cử để chiêu mộ nhiều nhân tài hơn.

Về quốc phòng, công lao lớn không thể thiếu sót của ông chính là phát minh ra súng thần cơ, lập xưởng đúc binh khí, công cụ kỹ thuật phục vụ cho quân đội có quy mô lớn, sửa sang lại thành lũy và tăng cường lực lượng bảo vệ trấn giữ biên giới nhằm ngăn chặn sự xâm lược từ ngoại bang.

Nhưng rất đáng tiếc, Hồ Quý Ly nếu như khôn khéo hơn trong việc thu phục lòng người thì có lẽ nhà Hồ đã không chấm dứt nhanh chóng như thế. Năm 1407, triều Minh đem quân sang xâm lược nước ta. Quân nhà Hồ không thể chống đỡ được vì nhân dân không hề có ý đồng lòng cùng Hồ Quý Ly cản bước giặc ngoại xâm. Hai cha con Hồ Quý Ly bỏ chạy nhưng lại bị giặc Minh bắt được đem về Trung Quốc. Quốc hiệu Đại Ngu cũng đã chấm dứt luôn từ đấy.

Thật ra, nói một cách công bằng thì nhà Trần đã suy thoái vào thời kì cuối. Các vị vua cứ thay nhau ngồi lên ngai vàng liên tục trong thời gian ngắn là đủ hiểu rồi. Những cải cách của Hồ Quý Ly được xem là thay đổi thần kì, là bước tiến mới cho sự phát triển của Việt Nam vào thời kỳ trung đại. Tuy còn hạn chế nhưng sự cố gắng và tâm huyết của ông không thể phủ nhận. Thậm chí qua những việc làm của ông, Hồ Quý Ly được đánh giá là một người tiến bộ có tư tưởng đi trước thời đại. Nếu như có thể so sánh tôi nghĩ Hồ Quý Ly không khác gì Nhật hoàng thời kì Minh Trị nổi tiếng.

Nhưng chỉ tiếc là thời gian của Hồ Quý Ly quá ngắn ngủi. Và ông lại phạm phải sai lầm lớn trong việc thu phục trấn an lòng người, để lại ấn tượng tiêu cực xấu xa cho người đời đánh giá, kể cả các nhà sử học sau này.

Nhìn lại nhà Trần. Nhà Trần cũng là chiếm ngôi của triều trước khi đất nước đã mục tàn, cũng là tiêu trừ hậu duệ đời cũ không để cho mầm mống sau này kháng cự, nhưng Trần Thủ Độ lại có cách làm hay hơn nhiều. Đưa nhà Trần thế ngôi rất dễ dàng thông qua cuộc hôn phối của hoàng tộc, vừa thu phục được quần thần, dân chúng, vừa không phải tốn nhiều xương máu để gây lòng oán hận.

Do đó, đến tận khi nhà Trần đã tận, dân chúng vẫn còn trung thành nên mới căm ghét Hồ Quý Ly như vậy.

Tôi rất ưa thích tư tưởng của Tào Tháo. Việc một triều đại hưng thịnh rồi suy tàn là điều tất yếu của thời gian. Nếu nhà Ngụy không thay thế cho nhà Hán thì còn đó nước Thục, nước Ngô sẽ thay thế. Đó là điều tất yếu. Cái mới rồi sẽ thay thế cái cũ, sinh rồi tử, cái cây chết đi sẽ để lại mầm sống cho thế hệ tiếp theo. Thật đáng tiếc cho Hồ Quý Ly khi bị người đời phê phán.

Chỉ qua hai chữ  “ Đại Ngu ” mà chúng ta lại biết thêm cả một tiến trình lịch sử, về những giá trị to lớn mà Việt Nam có được trong suốt ngàn năm văn hiến. Mỗi một sự kiện và nhân vật trong quá khứ mang lại là thêm một đóng góp vào quá trình phát triển và tinh hoa của dân tộc. Chúng ta không thể phủ nhận, càng không thể quên lịch sử của nước nhà.

Tác giả: Phương Thụ

report this ad

Video liên quan

Chủ Đề