Tại sao nơi thị trường y tế là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU Muốn có được một đất nước phát triển thì con người chính là một nhân tố hàng đầu, là một nguồn tài nguyên quý báu nhất để quyết định cho sự phát triển của đất nước. Nên con người phải khỏe mạnh mới có thể làm được điều này. Vì vậy, vấn đề về chăm sóc sức khỏe cho người là một trong những yếu tố được xã hội quan tâm hàng đầu trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên hệ thống và dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tạo sự bất bình đẳng trong cung ứng dịch vụ, hàng hóa y tế. Mà nguyên nhân chính tạo ra sự bất bình đẳng này là do thông tin bất cân xứng và một số nguyên nhân khác Thực tế hiện nay trong lĩnh vực y tế đang rất thiếu nguồn vốn, Ngân sách Nhà nước mỗi năm đều có sự đầu tư cho lĩnh vực này nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân và hầu hết các cơ sơ vật chất cũng đã cũ. Theo các chuyên gia kinh tế một phần cũng cần phát triển mạnh mẽ y tế tư nhân để đáp ứng hiệu quả hệ thống y tế Việt Nam và cũng giảm bớt một phần Ngân sách Nhà nước Trước những vấn đề trên nhóm em đã chọn “Thất bại thị trường Dịch vụ y tế” để làm bài thuyết trình của mình PHẦN 2 1. Khái niệm Thất bại thị trường và Những dạng thất bại thị trường 1.1 Khái niệm: Thất bại thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức mà xã hội mong muốn. 1.2 Những dạng thất bại thị trường _ Độc quyền: Khi thị trường chỉ do một hay một số hãng thống trị thì nguy cơ tồn tại một thế lực độc quyền chi phối thị trường là rất lớn. Trong trường hợp đó, lượng hàng hóa sản xuất ra thường không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Ví dụ: độc quyền điện,xăng dầu… _ Ngoại ứng: Là trường hợp xảy ra khi tác động của một giao dịch trên thị trường có ảnh hưởng đến một đối tượng thứ 3 ngoài người mua người bán nhưng tác động này lại không được tính đến trong giá của hàng hóa. Ví dụ:hai công ty nuôi ong và trồng cây ăn quả ở cạnh nhau.Những con ong hằng ngày thụ phấn giúp cho cây ăn quả nâng cao năng suất nhưng trên thị trường công ty trồng cây ăn quả bán sản phẩm lại không tính lợi ích do bên công ty nuôi ong tạo ra _ Hàng hóa công cộng: Đây là hàng hóa mà lợi ích tiêu dùng của nó chỉ có thể được thụ hưởng chung giữa tất cả mọi người. Những hàng hóa này có thể cho nhiều người được thụ hưởng những không làm giảm lợi ích của người khác và không dễ gì ngăn cản được những cá nhân không đóng góp tài chính tiêu dùng hàng hóa, các doanh nghiệp tư nhân sẽ không cung cấp hàng hóa công cộng mà chính phủ phải cung cấp. Ví dụ: trường học,bệnh viên,… _ Thông tin không đối xứng: Trên thị trường thường xuất hiện hiện tượng các bên tham gia có lượng thông tin khác nhau gọi là thông tin không đối xứng. Hiện tượng này sẽ tạo sự thiệt thòi cho bên không đầy đủ thông tin so với bên kia, buộc chính phủ phải can thiệp. Ví dụ: thị trường dược phẩm thường mua rất ít hoặc khó biết được thông tin đúng nếu không có cố vấn bác sĩ,dược sĩ hoặc các chuyên gia…. _ Bất ổn định kinh tế: Lạm phát và thất nghiệp là căn bệnh cố hữu của nền kinh tế, gây ra nhiều tổn thất cho xã hội, tạo nên sự bất ổn định kinh tế, buộc Chính phủ phải can thiệp. _ Mất công bằng xã hội: Sự không hoàn hảo của thị trường thường dẫn đến sự thiếu công bằng trong xã hội. Do đó chính phủ phải có trách nhiệm phân phối lại thu nhập, trợ giúp trợ cấp cho các đối tượng nghèo, tạo sự bình đẵng về cơ hội cho các cá nhân trong xã hội. _ Hàng hóa khuyến dụng và phi khuyến dụng: + hàng hóa khuyến dụng: là những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi cho cá nhân và xã hội những các cá nhân không tự nguyện tiêu dùng, buộc chính phủ phải bắt buộc họ sử dụng Ví dụ: bảo hiểm,… + hàng hóa phi khuyến dụng: là những hàng hóa và dịch vụ mà việc tiêu thụ chúng có hại cho cá nhân và xã hội những các cá nhân không tự nguyện từ bỏ, buộc chính phủ phải có biện pháp không khuyến khích hoặc ngăn cấm việc sử dụng. Ví dụ: thuốc lá,heroin,ma túy đá,… 2. Dịch vụ y tế 2.1 Thị trường dịch vụ y tế _ Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ.Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác, dịch vụ chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng, đó là mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở các mức độ khác nhau. Dịch vụ y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng [người bệnh] thường không tự mình lựa chọn được mà chủ yếu do bên cung ứng [bác sĩ] quyết định. Nói một cách khác, thông thường “Cầu quyết định cung” nhưng trong dịch vụ y tế “Cung quyết định cầu”.Cụ thể, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy, người bệnh, chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị và bác sĩ điều trị chứ không được chủ động lựa chọn phương pháp điều trị. Dịch vụ y tế là loại hàng hoá gắn liền với sức khoẻ, tính mạng con người nên không giống các nhu cầu khác, khi bị ốm, mặc dù không có tiền nhưng người ta vẫn phải mua [khám chữa bệnh] đây là đặc điểm đặc biệt không giống các loại hàng hóa khác. _ Dịch vụ y tế ở đây cũng được phân làm 2 trường hợp: + Y tế là dịch vụ tư có tính loại trừ và tính cạnh tranh. Nó là hàng hóa tư vì vậy nó hoạt động theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, do sự thất bại của thị trường đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe này nên nhà nước cần phải can thiệp để giải quyết sự thất bại đó và mang lại sự công bằng, tạo điều kiện cho mọi người đều có thể được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của mình. + Dịch vụ y tế là các dịch vụ có đặc điểm “hàng hóa công cộng ” vì nó mang tính không cạnh tranh, mọi người ai cũng có thể đến các cơ sở y tế để chữa bệnh không phân biệt bất kỳ ai. Nó cũng mang tính không loại trừ vì lợi ích không chỉ giới hạn ở những người trả tiền để hưởng dịch vụ mà kể cả những người không trả tiền [Ví dụ: các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức khỏe]. Chính điều này không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất, làm việc cung ứng các dịch vụ đó thấp. Do đó, để đảm bảo đủ cung đáp ứng cho cầu cần có sự can thiệp hỗ trợ của Nhà nước trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng. 2.2 Thất bại thị trường trong dịch vụ y tế _ Đây là một trong các trường hợp thị trường, trường hợp này thất bại thị trường là do thông tin không đối xứng. Xuất hiện thông tin bất cân xứng giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Bệnh nhân là người hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị. Do vậy, hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thấy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế. Chính vì điều này, một số bác sĩ thường lợi dụng sự hiểu biết thông tin không đầy đủ của bệnh nhân để mưu lợi cá nhân, nên người bệnh có thể dễ dàng bị bốc lột. Bác sĩ có thể kiếm lời bằng cách tạo ra nhu cầu giả cho các dịch vụ của chính mình. Đây chính là loại thất bại thị trường do thiếu thông tin, gây thiệt hại cho người tiêu dùng [bệnh nhân]. 2.3 Nguyên nhân của thất bại thị trường dịch vụ y tế _ Trong thị trường tự do, giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa người mua và người bán. Trong thị trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ luôn do người bán quyết định. - Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trường y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo. - Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế [cầu do cung quyết định].Nếu vấn đề này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, chi phí y tế sẽ bị tăng cao. - Hàng hóa không đồng nhất: Bác sĩ không đồng nhất về chất lượng và do hạn chế trong quảng cáo nên người bệnh rất khó khăn trong việc so sánh giá và chất lượng. Điều này đã gây khó khăn và thiệt hại cho người bệnh rất nhiều. _ Các dịch vụ y tế có lợi cho người dân trong khi họ không phải trả tiền để mua các loại dịch vụ này. Vì vậy không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất, không khuyến khích được việc đáp ứng cho việc cung cấp dịch vụ này. Để đảm bảo cung đáp ứng đủ cầu thì nhà nước cần can thiệp để đáp ứng dịch vụ y tế công cộng. - Bênh nhân có ít sự lựa chọn. Khi đi khám bệnh hoặc có vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân phải đi bệnh viện nhưng bệnh viện ở trong vùng hay tại địa phương không đủ hoặc không có khả năng chữa bệnh thì bệnh nhân sẽ được giới thiệu lên tuyến trên hoặc bệnh viện khác. Như vậy, rõ ràng là bệnh nhân không có lựa chọn mà phải làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. - Sai sót trong chữa bệnh: Trong dịch vụ y tế có khả năng sai sót rất cao, chẳng hạn như chuẩn đoán bệnh sai, điều trị sai phương pháp, để quên thiết bị mổ ở trong cơ thể bệnh nhân...và điều này gây thiệt hại cho người bệnh, nhẹ thì điều trị lại gây tốn kém, nặng thì có thể gây nghiêm trọng đến tính mạng. Vì vậy, cần phải có hệ thống pháp luật trong lĩnh vựa này để bảo đàm an toàn và tránh gây tổ thất cho bệnh nhân. - Khả năng chi trả của người nghèo. Đây là khoản chi phí cao và thường không có kế hoạch trả trước cho nên nó gây nhiều khó khăn cho người nghèo vì thường người nghèo thường có thu nhập thấp, không có nguồn thu lớn và không có tích lũy. _ Thông tin không hoàn hảo: Mặc dù có nhiều cơ sở để đánh giá được khả năng của bác sĩ và chất lượng thuốc thông qua quảng cáo, kinh nghiệm hoặc giới thiệu từ người khác nhưng người bệnh cũng khó có thể đánh giá một cách chính xác bởi đây là một lĩnh vực rất khó mà không phải ai cũng có thể đánh giá được. Do đó, người bệnh đành “nhắm mắt xuôi tay” phó mạc cho bác sĩ. Người bệnh phải dựa vào bác sĩ để chọn phương pháp và toa thuốc nên người bệnh có thể bị “bốc lột” và bị nâng giá trong trường hợp này. _ Trong trường hợp dịch vụ bảo hiểm y tế. Những người mua bảo hiểm thường là những người có nguy cơ mắc bệnh cao nên công ty phải chi trả số tiền lớn cho chi trả bảo hiểm bằng cách tăng mức phí bảo hiểm, lúc đó thì người khỏe mạnh sẽ ít hoặc không mua bảo hiểm, chỉ còn những người có khả năng bệnh mới mua nên dẫn đến công ty bảo hiểm bị thua lỗ. → Tóm lại, nếu người tiêu dùng không có thông tin chính xác về giá thị trường hoặc chất lượng sản phẩm thì hệ thống thị trường sẽ hoạt động không có hiệu quả. Việc thiếu thông tin có thể làm cho người sản xuất cung cấp quá nhiều một vài loại sản phẩm và quá ít sản phẩm khác. Hoặc cũng do thiếu thông tin, một số người tiêu dùng có thể không mua sản phẩm mặc dù họ sẽ được lợi nếu mua hàng hóa đó, khi đó một số người tiêu dùng khác lại mua sản phẩm khiên họ bị thiệt. 3. Tác động tích cực, tác động tiêu cực và tổn thất phúc lợi xã hội 3.1 Tác động tích cực _ Phúc lợi an sinh xã hội được nâng cao, từ đó tạo ra một chế dộ xã hội tốt đẹp, góp phần vào quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, tọa nên một môi trường kinh doanh ổn định thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài. _ Công bằng trong y tế giúp giải quyết vấn đề về bệnh dịch tràn lan, giảm chi tiêu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó còn tạo được một nguồn lao động khỏe mạnh, thu hút nguồn vốn từ nước ngoài, quy mô nền kinh tế được mở rộng. _ Với chính sách tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển đòa tạo nhân lực ngành y tế lượng người lao động của ngành đã tăng lên cả về vật chất và lượng qua các năm, đặc biệt là số bác sĩ, dược sĩ đại học, điều dưỡng và kỹ thuật viên y học. Cán bộ y tế đã có mặt ở các địa phương ở các vùng sâu vùng xa, miền núi để phục vụ nhu cầu chăm sóc sự khỏe của người dân. _Khi có công bằng trong cung cấp hàng hóa y tế, mọi người, mọi nhà được tiếp cận sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách dễ dàng hơn, nâng cao sức khỏe người dân, tăng nguồn nhân lực cho nền kinh tế phát triển. _ Khả năng người dân được tiếp cận thuốc ở Việt Nam tương đối tốt do có mạng lưới phân phối thuốc rộng khắp trên toàn quốc. Trong những năm qua, trang thiết bị y tế đã được đầu tư nâng cấp đáng kể. Hệ thống sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trang thiết bị y tế được mở rộng. _ Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới y tế công cộng và y tế dự phòng rộng khắp từ trung ương đến thôn, bản.Hầu hết các chỉ tiêu liên quan đến y tế dự phòng đều đã đạt được. _ Số lượng người được nhà nước hỗ trợ về bảo hiểm y tế ngày càng tăng.Những chính sách cứu trợ y tế đã mang lại nhiều lợi ích cho nhóm người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giúp họ được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản. 3.2 Tác động tiêu cực _ Trong các đợt trợ cấp cho người nghèo, do tham nhũng của một số cán bộ quản lý và những người thực hiện mà người nghèo không nhận được đầy đủ các hàng hóa y tế mà họ đáng được nhận. Điều này làm thất thoát ngân sách nhà nước trợ cấp cho y tế, gây nên sự bất công bằng trong xã hội, những người nghèo này nay còn bị thiệt. _ Ngoài ra có sự phân biệt đối xử giữa những người mua trả tiền và người mua được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước. Những người trả tiền sẽ được ưu tiên giải quyết trước. Như vậy gây nên sự thiếu công bằng trong quá trình cung cấp hàng hóa y tế. _ Chưa tạo dựng được một thị trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể cung ứng dịch vụ y tế thuộc các thành phần kinh tế. Môi trường thị trường dịch vụ y tế còn thiếu minh bạch là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng tiêu cực tại các cơ sở y tế công lập. _ Thiếu cơ chế chính sách và khung pháp lý đồng bộ cho các hoạt động đấu thầu để mua các tài sản, cơ sở vật chất và đấu thầu thuốc cho các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế công lập là mầm mống của tham nhũng và tiêu cực. _ Thiếu cơ chế chính sách và khung pháp lý, chính sách rõ ràng cho các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác công - tư tại các cơ sở cung ứng dịch vụ công lập sẽ dẫn đến sự nhập nhèm công - tư để trục lợi cá nhân; _ Chưa tạo được một sân chơi cạnh tranh công bằng và bình đẳng cho các chủ thể cung ứng dịch vụ y tế bao gồm cả cơ sở y tế công và tư và các cơ sở y tế tư nhân nước ngoài trong việc cận đối với các nguồn lực như đất đai, nguồn lực lao động, tín dụng v.v.. như đã phân tích ở phần trên. _ Trong các chính sách về khám bảo hiểm y tế chưa có sự công bằng trong việc tiếp cận nguồn tài chính từ bảo hiểm giữa bệnh viện tư và bệnh viện công. _ Những chậm chễ trong việc ra các quy định, quy chế liên quan đến chuyển tuyến, phân hạng bệnh viện nên các bệnh viện tư nhân gặp khó khăn trong việc thu hút các bệnh nhân có bảo hiểm y tế đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện ngoài công lập. _ Mặt bằng giá các dịch vụ y tế giữa bệnh viện công và bệnh viện tư đang chênh lệch quá nhiều do vậy đây cũng là khó khăn cho người dân tiếp cận với dịch vụ y tế tư nhân đặc biệt là đối với người nghèo và cận nghèo. _ Thiếu các văn bản quy định giám sát, kiểm tra đối với các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế đặc biệt là các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế tư nhân dẫn đến các sai phạm như vụ việc tại Thẩm mỹ viện Cát Tường, Vụ tiêm thiếu Vắcxin tại Trung tâm y tế dự phòng Hà nội, Vụ sai phạm tại bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức v.v.. 3.3 Tổn thất phúc lợi xã hội P M Tổn thất PLXH S N B Po P1 A C T Do D1 Q1 Qo Tổn Thất Phúc Lợi Xã Hội do Thông tin bất cân xứng 4. Tình hình, thực trạng ngành y tế Việt Nam 4.1 Các hệ thống y tế, bệnh viện Q _ Trong thời đại ngày nay, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tăng cao đi đôi với chất lượng của dịch vụ y tế. Theo số liệu thống kê năm 2013: 13.56 Tổng số 2 Bệnh viện 1.069 Phòng khám đa khoa khu vực 636 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức 60 năng Trạm y tế xã, phường 11.055 Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp 710 Cơ sở khác 32 _ Năm 2015, các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước phân bố chưa hợp lý. Các bênh viện tuyến TW tại Hà Nội, TP.HCM hay Huế và một số tỉnh, thành phố khác, tình trạng quá tải vẫn diễn ra ở mức độ ngày càng nặng. Người bệnh vẫn phải nằm ghép, thậm chí ngồi ngoài hành lang, trải chiếu dưới đất để chữa bệnh. _ Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau 2 năm triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện, ngành Y tế đã đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến bệnh viện tăng thêm gần 39.000 giường bệnh, đồng thời mở thêm trên 5.000 bàn khám bệnh; thành lập 14 bệnh viện hạt nhân và 46 bệnh viện vệ tinh. Nhờ vậy, tình trạng quá tải tại khu vực điều trị nội trú đến nay đã được cải thiện đáng kể. 4.2 Các nguồn y, bác sĩ _ Tính đến tháng 6/2014, các nước có 173 cơ sở đào tạo nhân lực y tế ở tất cả các trình độ với 68 cơ sở đào tạo ngoài công lập. Theo thống kê của bộ y tế, mỗi năm nước ta đào tạo 6.500 bác sĩ, 2.800 dược sĩ, 5.000 cử nhân điều dưỡng, 5.100 cán bộ y tế có trình độ sau đại học. Tuy nhiên, con số đó vẫn chưa cao so với nước ngoài và trình độ, năng lực quản lý của cán bộ chưa tương xứng với nhu cầu, nhiệm vụ quản lý được giao. Tình trạng đào tạo đội ngũ y, bác sĩ ngày càng giảm sút… Bên cạnh đó, vẫn tồn tại sự mất cân đối trong việc phân bổ cán bộ y tế. Việc phân bố các bác sĩ về các vùng nông thôn, vùng cao vẫn đang được giải quyết. Tình trạng nhiều bệnh viện với số lượng bệnh nhân nhiều nhưng chỉ có một số bác sĩ làm việc. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc khám chữa bệnh, dẫn đến tình trạng khám qua loa, nếu không đủ y đức thì sẽ không làm việc hết sức mình, phục vụ bệnh nhân không tận tình. _ Hiện nay trên thị trường vẫn còn tình trạng cho thuê bằng dược sĩ để mở tiệm thuốc tây. Theo Nhà nước quy định thì người được hành nghề phải có sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan, nhà nước. Nhưng khi họ đưa ra quyết định thì lại không có người đi giám sát chặt chẽ, thường xuyên nên nhiều nhà thuốc tư nhân bán thuốc không phải là người có tên trong giấy phép đang kinh doanh. Việc để những người không có đủ trình độ bán thuốc sẽ có thể sẽ dẫn đến tình trạng bán nhầm thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 4.3 Công tác khám, chữa bệnh _ Thành quả: + Đáp ứng nhu cầu tương đối chữa bệnh của người dân + Cải tiến quy trình, chất lượng dịch vụ + Nâng cao y đức của người bác sĩ + Thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh cho người nghèo + Cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo _ Hạn chế: Người giàu là người có tiền, có địa vị trong xã hội thì thường được ưu tiên và hưởng lợi ích dịch vụ nhiều hơn so với người nghèo. Dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. 4.4 Sản xuất và việc cung cấp thuốc Thuốc đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh. _ Theo bộ y tế, tính đến tháng 11/2014 có 133 dây chuyền thuốc đạt tiêu chuẩn; 177 doanh nghiệp đạt thực hành tốt phân phối thuốc. Theo cục quản lý dược cho biết, khó khăn lớn nhất của nghành dược Việt Nam là thuốc sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng 50% nhu cầu sử dụng với nguyên liệu sản xuất chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là thuốc bào chế đơn giản, vì còn khó khăn về ngân sách và cơ sở hạ tầng kém nên thuốc đặc trị ở dạng bào chế phức tạp chưa được đầu tư sản xuất. Điều này ảnh hưởng lớn đối với những người dân có thu nhập thấp. _ Do tình trạng độc quyền về giá thuốc nên người dân đã phải mua thuốc ở mức giá cao. Mặc dù bộ nghành y tế cũng đã niêm yết giá thuốc của doanh nghiệp nhưng đó cũng chỉ mang tính chất hình thức vì không có sự quản lý chặt chẽ. Người dân thường xuyên bị phát thiếu thuốc hoặc thuốc kém chất lượng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B, xảy ra tại Bệnh viện Đa Khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vào 20/7/2013 do y tá tiêm nhầm thuốc được bảo quản chung với ngăn bảo quản vắc xin viêm gan B. Tình trạng sử dụng thuốc không an toàn, kém hiệu quả, thuốc giả cũng là một hiện tượng phổ biến để lại hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân và làm lãng phí Ngân sách Nhà Nước. 5. Giải Pháp _ Giải pháp cho thông tin bất cân xứng giữa bệnh nhân và bác sĩ: + Xây dựng và phát triển các tổ chức tư vấn sức khỏe trực tuyến giúp nâng cao thông tin về y tế đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng. + Cho bệnh nhân đánh giá chất lượng khám, chữa bệnh của bác sĩ đã trực tiếp chữa trị cho mình từ đó kiểm tra tay nghề cũng như tâm huyết dành cho nghề nghiệp của y, bác sĩ. Giúp ta tìm ra các bác sĩ vừa có trình độ, vừa có tâm để bệnh nhân dễ dàng trong việc lựa chọn bác sĩ phù hợp cho riêng mình. + Thành lập các trang web, bài báo chuyên về sức khỏe giúp người dân tiếp xúc, hiểu biết thêm về y tế. Nhưng các trang web, bài báo này phải được kiểm duyệt chặt chẽ. _ Luôn kiểm tra, giám sát các cửa hàng y tế, buộc các dược sĩ phải cam kết có trách nhiệm với mọi hoạt động của cửa hàng. Luôn cung cấp những sản phẩm đúng và có chất lượng đến tay người tiêu dùng _ Chính phủ nên đưa ra chính sách bắt buộc mọi người đều mua Bảo hiểm y tế. Khi đó không còn tình trạng phần lớn những người mua bảo hiểm là những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Đây cũng được coi là chính sách công bằng, đoàn kết, thể hiện tinh thần dân tộc một người vì mọi người, mọi người vì một người. Với hình thức này, các cơ quan Bảo hiểm cũng có thể phát thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí cho các người nghèo, dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi,…thông qua Ngân sách Nhà Nước. _ Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài: Dù còn những lo ngại khi tư nhân tham gia vào lĩnh vực y tế sẽ ảnh hưởng đến chi phí vì mục đích lợi nhuận, nhưng sự đóng góp này là không thể chối bỏ. Để thu hút các nhà đầu tư, các chuyên gia khuyến cáo để hệ thống tư nhân phát triển và tránh phân biệt công – tư trong hành nghề. _ Tạo điều kiện để tư nhân cũng được khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế: Việc bệnh viên tư nhân tham gia khám chữa bệnh BHYT là hình thức cạnh tranh lành mạnh giữa bệnh viện công và bệnh viện tư góp phần làm tăng quyền lựa chọn cho người tham gia BHYT. _ Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, cung cấp các trang thiết bị y tế và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt đặc biệt ở những vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. _ Phân bố nguồn lực một cách hợp lý, thường xuyên điều động các bác sĩ có năng lực đến khám chữa bệnh ở vùng xâu, vùng xa. _ Đào tạo, huần luyện đội ngũ y, bác sĩ tốt, tay nghề cao, và có tâm huyết. PHẦN 3: KẾT LUẬN Dịch vụ y tế đối với mỗi Đất Nước đều rất quan trọng như vậy. Muốn Đất Nước phát triển thì con người phải thật sự khỏe mạnh nhưng không phải dịch vụ y tế nào cũng đều thành công, đều công bằng, đều tốt mà vẫn còn thất bại thị trường y tế về nhiều nguyên nhân khác nha. Chính vì vậy, Nhà Nước và các bác sĩ cần xây dựng nên một thị trường y tế vững mạnh. Tạo nhu cầu chăm sóc sức khỏe tốt nhân cho mọi người dân ở trên cả nước. Để từ đó chính con người mới là nguồn lực để giúp Đất Nước ngày càng toàn diện, ngày càng đi lên. DANH SÁCH NHÓM STT 1 2 2 Họ Và Tên Cao Nguyễn Chánh Hoàng Châu Vũ Thùy Linh Trần Ngọc Huy Lớp K49_KTCT K47C_KHĐT

Video liên quan

Chủ Đề