Tại sao ngáp ngủ lại chảy nước mắt

Tình trạng chảy nước mắt khi ngáp có thể đến từ việc cơ mặt lúc này căng lên và áp lực được dồn vào khu vực xung quanh mắt, khiến phần nước mắt thừa tuôn trào ra ngoài. Tuy nhiên, nếu nước mắt chảy nhiều khi ngáp, đó có thể là do tình trạng khô mắt, dị ứng hoặc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến việc điều tiết nước mắt.

Nguyên nhân gây chảy nước mắt khi ngáp

Có một số lý do khiến chảy nước mắt khi ngáp, mặc dù không có câu trả lời chung nào phù hợp cho tất cả các lý do:

1. Làm “mát” não

Theo các nghiên cứu, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi tại sao chúng ta lại ngáp. Các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều giả thuyết khác nhau, một trong số đó là việc ngáp giúp làm nguội đi nhiệt độ của não bộ. Giả thuyết kèm theo chính là nước mắt có thể đóng một vai trò trong việc tản nhiệt khỏi hộp sọ.

2. Áp lực khoang mặt

Bạn có thể nhận thấy rằng các cơ mặt co lại khi ngáp, bao gồm cả các cơ vùng xung quanh mắt. Điều này gây áp lực lên các tuyến sản xuất nước mắt và trước khi bạn kịp nhận ra, nước mắt đã chảy ra rồi. Đặc biệt, nếu bạn dễ bị chảy nước mắt ngay từ đầu, bạn càng có thể bị chảy nước mắt khi ngáp.

3. Hội chứng khô mắt

Nghe có vẻ ngược nhưng chảy nước mắt quá nhiều lại có thể là do khô mắt. Hội chứng khô mắt là khi mắt không sản xuất đủ chất bôi trơn để bảo vệ, dẫn đến việc sản xuất quá nhiều nước mắt. Nếu bạn mắc phải tình trạng này, mắt bạn có thể dễ dàng bị chảy nước chỉ bằng hành động ngáp đơn giản.

Đôi khi bạn có thể nhận thấy bản thân có lúc ngáp chảy nước mắt, nhưng có lúc lại không. Sự thay đổi này có thể là do nhiều yếu tố khác xảy ra cùng lúc, chẳng hạn như:

  • thời tiết lạnh hoặc khô
  • một làn gió từ quạt hoặc máy điều hòa không khí thổi thẳng vào mặt
  • các chất gây kích ứng như bụi, nước hoa và thuốc xịt
  • dị ứng
  • viêm kết mạc
  • lẹo mắt
  • giác mạc bị xước

Mọi người đều chảy nước mắt khi ngáp không?

Không phải ai cũng gặp phải tình trạng này. Cũng giống như chứng khô mắt có thể khiến bạn chảy nhiều nước mắt, chứng khô mắt cũng có thể khiến khó khăn trong việc tiết nước mắt hơn. Nói chung, nếu bạn tiết ra ít nước mắt hơn, bạn rất có thể không chảy nước mắt khi ngáp.

Không có nhiều nghiên cứu cho chúng ta biết mức độ phổ biến của tình trạng chảy nước mắt khi ngáp. Đối với cá nhân, hầu như ai cũng từng gặp phải tình trạng này, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nó còn có thể liên quan đến các yếu tố trạng thái, thể chất cũng như môi trường xung quanh.

Chảy nước mắt quá nhiều khi ngáp thì sao?

Bản thân mỗi người là khác nhau, và một điều được coi là bình thường đối với bạn hoàn toàn có thể là bất thường đối với người khác. Nếu bạn ngáp nhiều và chảy nước mắt nhiều hơn, đây có thể coi là một hành động thái quá.

Nếu bạn gặp phải tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ có thể giúp xác định xem bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ hay hoặc các vấn đề sức khỏe khác hay không.

Ngáp có “lây” không?

Nhiều người cho rằng việc ngáp “dễ lây”. Theo nghiên cứu, thứ gọi là ngáp “dễ lây” có liên quan đến sự đồng cảm. Hiện tượng này có thể xảy ra khi bạn nhìn, nghe hoặc thậm chí nghĩ về người khác đang ngáp. Đặc biệt, chúng ta thường dễ bị ngáp khi nhìn thấy một người mà chúng ta đã biết hơn là một người lạ.

Một nghiên cứu trên trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 17 đã cho thấy, khi được khuyến khích nhìn vào mắt, trẻ từ 3 tuổi có biểu hiện ngáp "dễ lây" lan. Nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng những đứa trẻ có phản xạ bắt chước những cái "ngáp".

Tổng kết

Ngáp chỉ là một trong số nhiều hành động có thể khiến bạn chảy nước mắt. Một số lý do có liên quan đến hành động ngáp bao gồm các cơ mặt bị co lại hay tăng áp lực lên vùng mắt. Tình trạng này cũng có thể trở nên trầm trọng hơn do các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như do dị ứng hoặc khô mắt.

Nếu bạn ngáp quá nhiều hoặc chảy nước mắt quá nhiều khi ngáp, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Bác sĩ sẽ xác định vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó và đưa ra điều trị kịp thời. Ngược lại, nếu chỉ là chảy nước mắt khi ngáp thông thường, bạn không có gì phải lo lắng cả.

Tham khảo thêm thông tin tại: Tại sao trẻ lại quấy khóc vào buổi tối?

Ngay cả khi không buồn ngủ, chúng ta cũng thường có hành động ngáp trong vô thức. Khi ngáp, nhiều người thường bị chảy nước mắt mà không hiểu tại sao. Có người rơi nước mắt nhiều như khóc dù thực sự không phải vậy. Lý do vì đâu lại có hiện tượng này?

Chảy nước mắt khi ngáp là hiện tượng không ít người từng gặp. Liệu đây có phải dấu hiệu cơ thể bị bệnh?

Thực tế, khi ngáp, cơ mặt cùng họng và lưỡi sẽ co mạnh. Thao tác này làm tăng áp lực ở khoang miệng. Dưới tác động của lực, khoang mũi cũng bị ảnh hưởng. Đường thoát của nước mắt xuống mũi bị gián đoạn tạm thời. Vì thế, tuyến lệ sẽ tràn ngược lên mắt, khiến chúng ta có hành động rơi nước mắt khi ngáp.

Bình thường, tuyến lệ sẽ chỉ tiết ra một lượng nước mắt rất nhỏ. Khi cơ thể ở trạng thái thức, lượng nước mắt tiết ra chỉ vào khoảng 0,5 – 0,6g. Trong trạng thái ngủ, tuyến lệ cũng ngừng hoạt động.

Song, ở góc trong của từng bên mắt luôn có các lỗ nhỏ. Những lỗ này có công dụng thu thập nước mắt và thông với mũi. Với hoạt động khóc thông thường, nước mắt sẽ cùng nước mũi hòa chung, chảy ra ngoài.

Thực tế, đây là do áp lực khi co cơ mặt, họng và lưỡi lên các cơ quan khác.

Nếu cơ thể mệt mỏi, bị dư thừa CO2, thần kinh phản xạ dễ bị kích thích, sinh ra hành động ngáp. Một lượng khí lớn sẽ thoát ra cùng lúc với động tác này. Áp lực phát sinh trong miệng sẽ tác động đến khoang mũi, ngăn đường thoát của tuyến lệ. Vì thế, nước mắt sẽ tràn ngược lên trên, thoát ra qua mắt.

Sự thực là ngoài hành động ngáp, các động tác như cười ngặt nghẽo, hắt xì hơi, co cơ mặt hay nôn, ho,…cũng đều có thể gây ra hiện tượng chảy nước mắt.

Không chỉ ngáp mà hành động cười lớn, ho, nôn hay hắt xì hơi cũng dễ làm chúng ta chảy nước mắt.

Bên cạnh đó, bụi bẩn, khói, gió thổi lùa vào mắt cũng sẽ gây ra tình trạng tương tự. Nếu thấy chảy nước mắt khi ngáp, bạn không nên quá lo lắng. Đây là hiện tượng bình thường nhiều người từng gặp, không phải dấu hiệu bệnh tật.

Ngáp là một hành vi sinh lý bình thường của cơ thể kéo dài khoảng vài giây. Biểu hiện thông thường của cơn ngáp là động tác há miệng rộng, hít không khí vào trong phổi và đẩy ra ngoài thành hơi thở dài, có thể kèm theo tiếng ngáp, chảy nước mắt hoặc rùng mình.

Trên thực tế, khi cơn ngáp đang xảy ra bạn sẽ không thể ngăn chặn hoặc kiểm soát được. Ngáp ngủ là hành động dễ lây lan nhất, chúng ta có thể ngáp khi bắt gặp người khác đang làm điều đó hoặc chỉ đơn giản là nghĩ đến thôi cũng có thể ngáp được.

Mỗi người thường ngáp từ 10 -15 cái mỗi ngày. Bạn có thể ngáp khi vừa mới thức dậy [do quán tính giấc ngủ] hoặc ngáp khi cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, căng thẳng hoặc đang chán chường.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn luôn "ngáp ngắn ngáp dài" cả ngày thì đây cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Thường xuyên ngáp chứng tỏ 4 bộ phận trên cơ thể xuất hiện vấn đề

1. Cột sống cổ

Có biểu hiện ngáp rõ rệt, còn có thể là cột sống cổ xuất hiện vấn đề

Có biểu hiện ngáp rõ rệt, còn có thể là cột sống cổ xuất hiện vấn đề. Nhiều nhân viên văn phòng dễ bị ảnh hưởng đến cột sống cổ vì ngồi làm việc ở 1 tư thế trong thời gian dài, dễ bị chèn ép lên rễ thần kinh, ảnh hưởng đến tuần hoàn tại chỗ, có thể gây buồn nôn, chóng mặt.

Não có triệu chứng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy, cột sống cổ không thể duy trì chức năng bình thường, các dây thần kinh cục bộ liên tục bị chèn ép, sẽ có hiện tượng ngáp liên tục. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ngáp cần phải biết cột sống cổ của mình có vấn đề gì về sức khỏe hay không, nếu đã xác định được bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì bạn nên cải thiện thông qua việc điều trị kịp thời, không nên ngồi lâu.

2. Tuyến giáp

Ngáp ngủ thường xuyên cũng là biểu hiện của bệnh tuyến giáp

Một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh về tuyến giáp là luôn trong trạng thái buồn ngủ, mỗi ngày có thể ngủ nhiều hơn 14 tiếng. Do tuyến giáp nắm giữ vai trò quan trọng giúp điều hòa hoạt động của các cơ quan như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tim mạch... Vì vậy, nếu chức năng làm việc của tuyến giáp gặp vấn đề thì đồng nghĩa là cơ thể bạn sẽ trì trệ, ì ạch và buồn ngủ liên miên.

3. Tim

Đôi khi ngáp quá mức được phát hiện ở những người đang bị đau tim và đột quỵ

Các bác sĩ nói rằng cũng có thể trái tim là lý do khiến ai đó ngáp 'dài vô tận'. Người ta liên kết về việc vấn đề của tim liên quan đến việc cấp máu giàu oxy cho các cơ quan của cơ thể. Đôi khi ngáp quá mức được thấy ở những người đang bị đau tim và đột quỵ, cả hai đều là những vấn đề rất nghiêm trọng và do đó cần được gọi cấp cứu ngay lập tức. Nếu ngáp đi kèm với các triệu chứng bất thường như chóng mặt, mệt mỏi, đau ngực tỏa ra cánh tay trái, cổ hoặc hàm, khó thở và tim đập nhanh cần nhanh chóng liên hệ xe cứu thương.

4. Gan

Ngáp liên tục cũng thường thấy ở những người đang bị suy gan, đặc biệt là những người đang ở giai đoạn cuối. Các chuyên gia tin rằng nó có thể liên quan đến sự mệt mỏi. Gan thực hiện chức năng chuyển hóa cung cấp năng lượng, giải độc cơ thể, và đó là lý do tại sao có rất nhiều vấn đề khác nhau sẽ gặp phải nếu nó bị bệnh.

Nguồn QQ

Sau một lần ngáp, chàng trai nhập viện trong tình trạng tức ngực, hô hấp khó khăn, bác sĩ cảnh báo căn bệnh dễ gặp ở người gầy

Video liên quan

Chủ Đề