Tại sao muỗi không truyền bệnh hiv

Như chúng ta đã biết, muỗi là nguyên nhân khiến bệnh sốt xuất xuất lây lan nhanh chóng trên diện rộng, có thể trở thành dịch bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, muỗi lại không có khả năng lây truyền căn bệnh HIV dù là hình thức truyền nhiễm của muỗi cũng bằng đường máu. Tại sao vậy?

Trong số các căn bệnh do muỗi gây ra thì bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh phổ biến nhất. Bệnh sốt xuất huyết do virus Aedes hay còn gọi là muỗi vằn [loài muỗi màu đen, trên phần thân và chân có các đốm trắng]. Muỗi vằn sau khi đốt người bị sốt xuất huyết sẽ trở thành muỗi mang virus. Loại virus này sẽ phát triển trong cơ thể con muỗi trong khoảng 1 tuần lễ sau đó chuyển lên tuyến nước bọt. Sau đó, muỗi sẽ có khả năng lây truyền virus này sang cho người khỏe mạnh.

Một điều nguy hiểm là muỗi chỉ cần đốt người bệnh một lần sẽ mang virus và truyền bệnh suốt đời nên chỉ cần một con muỗi có mang virus sẽ khiến rất nhiều người bị nhiễm bệnh. Trứng của muỗi có khả năng chịu hạn cao nên dù ở trong điều kiện khô nóng trong nửa năm khi gặp nước nó vẫn nở thành lăng quăng. Điều này cũng lý giải lý do tại sao bệnh sốt xuất huyết rất dễ phát sinh, lây lan và bùng bỏ thành dịch.

Thế tại sao muỗi lại không thể truyền bệnh HIV? Lý do khá đơn giản đó là virus HIV chỉ gây ra bệnh cho con người. Cơ thể muỗi không đủ điều kiện để virus HIV có thể tồn tại vì thế dù có đốt người bệnh HIV thì muỗi vẫn không bị bệnh và đương nhiên cũng không thể truyền bệnh. 

Nhiều người thường nghĩ muỗi chính là những chiếc kim tiêm có cánh nên thường mang tâm lý lo sợ, hoang mang. Tuy nhiên, HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường nói chung và các vết côn trùng đốt nên chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm.

Mặc dù muỗi không lây truyền “căn bệnh thế kỷ HIV” nhưng chúng ta cũng không thể xem thường loài côn trùng này bệnh những căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, dị tật đầu nhỏ, viêm màng não,…vì thế chúng ta cần có những biện pháp chống muỗi tối ưu.

Để có cách chống muỗi lâu dài chúng ta cần giữ vệ sinh môi trường, hạn chế những bụi rậm, ao tù nước động để chặn đường sinh sống và sinh sản của muỗi. Đồng thời chúng ta cũng có thể áp dụng nhiều biện pháp vật lý, hóa học hiện đại để đuổi muỗi tức thời như dùng đèn bắt muỗi, vợt muỗi, thuốc xịt muỗi, nhang muỗi, hương liệu, cửa lưới chống muỗi,… 

Muỗi dù là một loài côn trùng nguy hiểm nhưng chúng ta cũng cần hiểu rõ về những bản chất cũng như những nguy cơ mà nó mang đến để có biện pháp phòng chống và điều trị thận hiệu quả. Không nên tin vào những điều không căn cứ mà có tâm lý hoang mang, làm những việc phòng chống không cần thiết.

Xem thêm các tin tức, mẹo hay về sức khỏe và nhà ở.

Nhiều người cho rằng muỗi có thể hút máu của người nhiễm HIV và mang mầm bệnh truyền sang người khác. Điều này có đúng không?

HIV là loại virus gây suy giảm miễn dịch. Virus này tấn công các tế bào T-CD4 [nhóm tế bào có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch] và làm giảm khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Nếu không được điều trị, nhiễm HIV sẽ tiến triển sang giai đoạn cuối hay AIDS. Hiện nay, HIV/AIDS vẫn là một căn bệnh chưa có cách nào chữa trị khỏi.

Nhiều người cho rằng muỗi có thể mang máu chứa HIV từ cơ thể người bệnh và truyền sang người khác nhưng điều này không bao giờ xảy ra.

Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do tại sao muỗi đốt không phải là con đường lây truyền HIV.

Tại sao muỗi không thể lây truyền HIV?

Ngay cả khi muỗi đốt một người nhiễm HIV rồi sau đó lại đốt người khác thì cũng không thể lây truyền virus.

Lý do là bởi đặc tính sinh học của muỗi và HIV. Cụ thể, muỗi không thể truyền HIV vì những lý do sau đây.

HIV không thể lây nhiễm sang muỗi

HIV lây nhiễm vào cơ thể bằng cách bám vào các thụ thể trên bề mặt tế bào miễn dịch. Sau đó, virus xâm chiếm vào các tế bào, nhân lên và tiếp tục lây lan.

Muỗi và tất cả các loại côn trùng khác đều không có thụ thể mà HIV cần sử dụng để nhận biết và xâm nhập vào các tế bào miễn dịch. Điều này có nghĩa là muỗi không thể bị nhiễm HIV. Sau khi vào cơ thể của muỗi, HIV sẽ bị phân hủy và tiêu hóa trong dạ dày.

Và vì muỗi không thể bị nhiễm HIV nên sẽ không truyền virus này sang người.

Cơ chế hút máu của muỗi

Vòi [phần dài trên miệng] của muỗi gồm có hai ống.

Một ống được sử dụng để hút máu. Ống còn lại sẽ đưa nước bọt của muỗi vào vết cắn. Điều này có nghĩa là khi bị muỗi đốt thì sẽ chỉ có nước bọt của chúng đi vào cơ thể chứ muỗi không hề truyền máu.

HIV không lây truyền qua nước bọt, dù là nước bọt của người hay của động vật nên virus này sẽ không thể lây qua đường muỗi đốt.

Số lượng HIV trong muỗi quá ít

Chỉ khi bị nhiễm một lượng HIV đủ nhiều thì mới mắc bệnh.

Cho dù chưa được tiêu hóa thì số lượng HIV trong cơ thể muỗi cũng chỉ rất ít và không đủ để khiến người bị đốt lây nhiễm virus.

Theo một số ước tính, một người phải bị đốt 10 triệu lần bởi những con muỗi mang HIV thì mới nhiễm đủ lượng virus để mắc bệnh.

HIV lây truyền như thế nào?

HIV lây truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch cơ thể chứa virus. Những chất dịch này gồm có:

  • Máu
  • Tinh dịch và dịch tiền xuất tinh
  • Dịch tiết âm đạo
  • Dịch hậu môn
  • Sữa mẹ

Những chất dịch này phải xâm nhập vào trong cơ thể thì mới bị lây nhiễm HIV.

HIV chủ yếu lây truyền khi quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác và lây truyền do dùng chung bơm kim tiêm.

Người mẹ nhiễm HIV cũng có thể truyền virus sang con khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay nhờ các loại thuốc kháng virus mà nhiều phụ nữ dương tính với HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh, âm tính với HIV.

HIV không lây truyền qua nước bọt, mồ hôi, tiếp xúc da, không khí và dùng chung vật dụng.

Hơn nữa, một người nhiễm HIV sẽ chỉ lây virus sang người khác khi có tải lượng virus ở mức có thể phát hiện được. Việc dùng thuốc kháng virus đều đặn hàng ngày sẽ có thể làm giảm tải lượng virus xuống mức không thể phát hiện và lúc này HIV sẽ không còn lây sang người khác.

>> Các con đường lây truyền HIV

Muỗi lây truyền những bệnh nào?

Mặc dù muỗi không thể lây truyền HIV nhưng lại có thể gây ra nhiều bệnh khác.

Muỗi ở mỗi một vùng trên thế giới sẽ lây truyền những bệnh khác nhau vì mỗi nơi lại có những mầm bệnh riêng. Ngoài ra, mỗi loài muỗi cũng sẽ lây truyền các bệnh không giống nhau.

Các bệnh do muỗi lây truyền gồm có:

  • Bệnh chikungunya
  • Sốt xuất huyết
  • Viêm não tủy ngựa miền đông
  • Bệnh giun chỉ bạch huyết, còn được gọi là bệnh phù chân voi
  • Viêm não Nhật Bản
  • Viêm não La Crosse
  • Bệnh sốt rét
  • Bệnh viêm não St. Louis
  • Viêm não Venezuela
  • Sốt tây sông Nile
  • Viêm não tủy ngựa miền tây
  • Bệnh sốt vàng
  • Virus Zika

Các bệnh do muỗi lây truyền là vấn đề khá phổ biến và tác hại lớn nhất của ​​muỗi. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, bản thân vết muỗi đốt cũng gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Cảm giác ngứa ngáy sau khi bị muỗi đốt là một dạng phản ứng dị ứng nhẹ. Nhưng một số người có phản ứng mạnh hơn với các biểu hiện như phát ban hoặc tổn thương da xung quanh vết đốt.

Nếu cảm thấy khó thở hoặc sưng phù mặt, cổ họng sau khi bị muỗi đốt thì cần đến ngay bệnh viện gần nhất. Đây có thể là các dấu hiệu của sốc phản vệ - một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Tóm tắt bài viết

Muỗi là vật trung gian lây truyền nhiều bệnh nhưng trong đó không có HIV.

HIV từ cơ thể người không thể lây nhiễm sang muỗi vì chúng không có các thụ thể tế bào mà HIV cần sử dụng. Hơn nữa, muỗi không truyền máu khi đốt và số lượng HIV có trong muỗi cũng quá ít để lây bệnh sang người khác.

Tuy nhiên, vẫn phải chú ý tránh bị muỗi đốt để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh do loài côn trùng này gây ra.

Tại sao HIV không lây qua đường muỗi đốt [ muỗi chích ]?

Trả lời:

Chào bạn,

Như chúng ta đã biết, con đường lây bệnh của HIV/ AIDS này chủ yếu là do qua đường tình dục – quan hệ tình dục không được bảo vệ, đường máu – sử dụng chung kim tiêm bẩn, truyền máu… Tuy nhiên, căn bệnh thế kỷ này lại không lây truyền qua con đường muỗi đốt [chích]. Đây là một nhận định đã được khoa học chứng minh.

Thông tin trên trang Business Insider cho biết, các nhà khoa học và Joe Conlon – một nhà côn trùng học và cố vấn kỹ thuật của Hiệp hội Phòng chống muỗi của Mỹ khẳng định: “Loài muỗi không thể truyền virus HIV được”.

Conlon giải thích rằng, trước khi hút máu, muỗi tiết nước bọt có chất chống đông để giúp cho nó hút máu dễ dàng hơn. Tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi. Tuyến hút máu có cấu trúc phức tạp và nhìn chung nó không giống như một ống kim tiêm. Nói đơn giản, muỗi tiết nước bọt theo đường riêng và hút máu theo đường riêng. Kết quả là, máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt. Do đó, ngay cả khi con muỗi mang virus từ người bệnh HIV thì máu sẽ không bao giờ thoát khỏi tuyến nước bọt để vào máu của bạn.

Colon cho biết: “Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virus. Virus có thể tồn tại trong khoang cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị đốt nhiễm HIV là không thể”.

Muỗi có tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi.

Tuy nhiên, muỗi lại có khả năng lây truyền ký sinh trùng sốt rét. Lý do là bởi ký sinh trùng này có thể phát triển trong ruột muỗi, sau đó di chuyển đặc biệt tới tuyến nước bọt và tiếp tục vòng đời ở một người mới.

Ở nước ta hoạt động chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV đã được triển khai rộng rãi trong nhiều năm qua. Dù có vô số lần bị muỗi đốt trong thời gian công tác bên cạnh người bệnh, song chưa một bác sĩ, điều dưỡng hay nhân viên chăm sóc nào bị nhiễm HIV qua đường lây này. Bên cạnh đó, ở nhiều gia đình, những người chăm sóc bệnh nhân HIV vẫn an toàn bất kể muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Nói như vậy để xác thực thêm tính vô hại của côn trùng trong việc gieo mầm bệnh HIV. Do vậy, bạn không nên lo ngại về đường lây này.

[Nguồn tham khảo: Business Insider]

Video liên quan

Chủ Đề