Tại sao mao mạch không có cơ trơn

Chức năng chính của vi tuần hoàn là vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các mô và loại bỏ các chất thải của tế bào. Các tiểu động mạch nhỏ kiểm soát lưu lượng máu đến từng mô và tình trạng tại chỗ của mô, bằng cách kiểm soát đường kính của các tiểu động mạch. Như vậy, trong hầu hết các trường hợp, việc điều chỉnh dòng chảy của mỗi mô liên quan đến nhu cầu của riêng của nó.

Thành của các mao mạch rất mỏng và được cấu tạo bởi một lớp tế bào nội mô có tính thấm cao. Vì vậy, nước, chất dinh dưỡng tế bào và sản phẩm bài tiết của tế bào có thể trao đổi một cách nhanh chóng và dễ dàng giữa các mô và máu lưu thông.

Hệ tuần hoàn ngoại vi của cơ thể người có khoảng 10 tỷ mao mạch với tổng diện tích bề mặt ước tính là 500 đến 700 mét vuông [khoảng 1/8 diện tích bề mặt của một sân bóng đá]. Như vậy bất kỳ tế bào hoạt động chức năng nào cũng có một mao mạch nuôi nó không cách xa quá 20-30 micromet.

Mỗi cơ quan có một hệ vi tuần hoàn đặc biệt để phù hợp với nhu cầu cụ thể. Nói chung, mỗi động mạch nuôi cơ quan chia nhánh từ 6-8 lần thành tiểu động mạch có đường kính chỉ 10-15 micromet. Sau đó, các tiểu động mạch tự chia nhánh 2-5 lần, đạt đường kính 5-9 micromet ở hai đầu, nơi chúng cấp  máu cho các mao mạch.

Các tiểu động mạch có lớp cơ khỏe có thể làm cho đường kính thay đổi nhiều lần. Các tiểu động mạch tận cùng không có một lớp áo cơ liên tục, nhưng có các sợi cơ trơn vòng quanh rải rác như thể hiện trong hình.

Tại nơi mỗi mao mạch bắt nguồn từ một tiểu động mạch, chỉ còn một sợi cơ trơn thường vòng từng quãng quanh các mao mạch. Cấu trúc này được gọi là cơ thắt trước mao mạch. Cơ vòng này có thể mở và đóng lối vào các mao mạch.

Các tiểu tĩnh mạch lớn hơn các tiểu động mạch và có một cái áo cơ yếu hơn nhiều. Nhưng áp lực trong các tiểu tĩnh mạch là ít hơn nhiều hơn so với ở các tiểu động mạch, tuy nhiên các tiểu tĩnh mạch vẫn có thể co nhỏ một cách đáng kể mặc dù cơ yếu.

Sự sắp xếp điển hình này của giường mao mạch không được tìm thấy trong tất cả các cấu trúc của cơ thể, mặc dù có thể thấy một sự sắp xếp tương tự để phục vụ cho các mục đích riêng. Quan trọng nhất là để các tiểu động mạch và các cơ thắt tiếp xúc gần với các mô mà chúng cung cấp máu. Do đó, các điều kiện tại chỗ của các mô - nồng độ của các chất dinh dưỡng, sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa, các ion hydro,...vv có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tĩnh mạch để kiểm soát lưu lượng máu cục bộ ở từng khu vực mô nhỏ.

Cấu trúc của các thành mao mạch

Cấu trúc vi thể của các tế bào nội mô điển hình trong thành mao mạch được tìm thấy trong hầu hết các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là trong các mô cơ và mô liên kết. Lưu ý rằng thành mao mạch gồm một lớp tế bào nội mô và được bao quanh bởi một lớp màng đáy mỏng bên ngoài.

Tổng độ dày của thành mao mạch chỉ khoảng 0,5 micromet. Đường kính bên trong của mao mạch là 4-9 micromet, chỉ đủ lớn cho hồng cầu và các tế bào máu khác chui qua.

Lỗ mao mạch

Hai lối nhỏ nối bên trong mao mạch với bên ngoài. Một trong những lối đó là một khe hẹp, cong giữa các tế bào nội mô tiếp giáp nhau.

Đôi khi khe bị lấp do một mảnh protein gắn hai tế bào nội mô dính vào nhau, nhưng rồi mảnh đó lại đứt và dịch lại chảy qua khe. Khe hẹp chỉ chừng 60-70 angstrom, nhỏ hơn đường kính của một phân tử protein albumin.

Vì khe gian bào chỉ nằm ở giữa các tế bào nội mô, chúng thường có diện tích không quá 1/1000 tổng diện tích bề mặt của thành mao mạch. Tuy nhiên, chuyển động nhiệt của các phân tử nước cũng như các ion hòa tan trong nước và chất hòa tan kích thước nhỏ có tốc độ quá nhanh, do đó tất cả các chất khuếch tán dễ dàng giữa trong và ngoài mao thông qua các ‘ lỗ mao mạch.

Hình. Cấu tạo vi tuần hoàn

Hình. Cấu trúc của thành mao mạch.

Lưu ý rằng khe giữa các tế bào nội mô liền kề nhau được cho là có nhiều phân tử nước khuếch tán qua, các màng nhỏ lồng vào nhau gọi là các hang[ caveolae], được cho là đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển các phân tử lớn qua màng tế bào. Caveolae bao gồm caveolins, thành phần phản ứng với cholesterol và polymerize để tạo thành caveolae.

Xuất hiện trong các tế bào nội mô là những bọc bào tương, cũng gọi là các hang nhỏ. Bọc đó hình thành do thấm protein gọi là caveolins - liên quan với những phân tử nhỏ của cholesterol và sphingolipids. Mặc dù chức năng chính xác của các bọc bào tương vẫn chưa rõ ràng nhưng chúng được cho là đóng vai trò trong nhập bào [quá trình mà các tế bào nhận các chất từ bên ngoài vào] và sự vận chuyển của các đại phân tử lớn vào bên trong qua các tế bào nội mô. Các bọc bào tương xuất hiện ở bề mặt của các tế bào để thu thập các gói nhỏ của huyết tương hoặc dịch ngoại bào có chứa protein huyết tương. Sau đó các bọc này có thể di chuyển chậm qua các tế bào nội mô. Một số có thể hợp lại để tạo nên các kênh xuyên qua tế bào nội mô.

Các loại “Lỗ mao mạch” đặc biệt tồn tại trong các mao mạch của một số cơ quan trong cơ thể

Các “lỗ mao mạch” trong các mao mạch của một số cơ quan có tính chất đặc biệt để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của cơ quan đó.

Chúng có một số các đặc điểm như sau:

1. Trong não, các chỗ nối giữa các mao mạch của các tế bào nội mô rất “chặt chẽ”, chỉ cho phép các phân tử cực nhỏ như nước, oxy và carbon dioxide để đi vào hoặc ra khỏi các mô não.

 2. Trong gan, lại ngược lại. Khe giữa các tế bào nội mô mao mạch mở rộng để gần như tất cả các chất thải của huyết tương, bao gồm các protein huyết tương, có thể vượt qua khỏi máu vào các mô gan.

 3. Các lỗ mao mạch của màng mao mạch đường tiêu hóa: có kích thước thuộc đoạn giữa của cơ và gan

4. Trong các mao mạch cầu thận của thận, nhiều cửa sổ hình bầu dục nhỏ gọi là lỗ thủng ở tất cả các khe giữa các tế bào nội mô để một lượng lớn các phân tử lớn, nhỏ và ion [nhưng không phải phân tủ lớn của protein huyết tương] có thể lọc qua tiểu cầu thận mà không vượt qua khe của các tế bào nội mô.

Máu là thành phần quan trọng cho sự sống của cơ thể. Khi chúng ta thiếu máu hoặc quá trình lưu thông máu gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có thể tử vong. Vậy mạch máu có vai trò như thế nào? Cấu tạo của mạch máu ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Mạch máu là hệ thống ống dẫn mang máu từ tim đến các cơ quan khác trong cơ thể, thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất.

Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần oxy, chất dinh dưỡng thiết yếu trong máu. Nếu không có, tất cả các tế bào sẽ chết. Hoạt động co bóp của tim thực hiện nhiệm vụ đưa oxy, chất thiết yếu đến các cơ quan thông qua hệ thống mạch máu.

Trong cơ thể, hệ thống mạch máu được chia làm 3 loại: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch. Mỗi mạch máu lại có cấu tao và thực hiện chức năng khác nhau. Sự phối hợp nhịp nhàng với nhau để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường.

Hệ thống mạch máu được chia làm 3 loại

Thành động mạch gồm 3 lớp: lớp áo trong [lớp nội mạc] nằm trong cùng được cấu tạo từ các tế bào nội mạc mạch máu, lớp áo giữa [lớp đàn hồi] có các cơ trơn và sợi chun co giãn. Cuối cùng là lớp ngoài chứa các mô liên kết.

Động mạch là mạch máu mang máu giàu oxy từ tim đến các mô trong cơ thể. Chúng chia thành nhiều nhánh nhỏ, nhánh nhỏ này được chia thành các nhánh nhỏ hơn được gọi là tiểu động mạch. Tiểu động mạch có nhiệm vụ giúp mạch máu đi xa hơn, đưa máu đến tận cùng mô cơ quan.

Thành mao mạch được cấu tạo bởi các lớp tế bào nội mạc. Là mạch máu nhỏ liên kết giữa các tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch. Những mạch máu này có thành mỏng, cho phép oxy, chất dinh dưỡng đi vào tế bào. Đồng thời, carbon dioxide và chất thải qua thành mạch để vào máu.

Quá trình trao đổi chất giữa mô cơ quan và mạch máu được thực hiện tại mao mạch này.

Tĩnh mạch cũng có cấu tạo tương tự như động mạch với 3 lớp. Tuy nhiên, so với động mạch thì tĩnh mạch nhỏ hơn, lớp áo trong của mạch này có van tĩnh mạch. Chúng thực hiện nhiệm vụ mang máu về tim. Kích thước của tĩnh mạch càng lớn thì vị trí càng gần về tim. Tĩnh mạch lớn nhất là ở phần đầu hai tay về tim, còn tĩnh mạch chủ dưới mạch máu từ bụng về hai chi dưới.

Mạch máu gồm có hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, đây là 3 thành phần chính không thể thiếu cho sự sống.

Để giữ cơ thể luôn hoạt động bình thường, mạch máu thực hiện 2 chức năng chính sau:

Chức năng của mạch máu

Mạch máu vận chuyển oxy từ phổi đến tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào đến phổi. Đồng thời, mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hóa đến bộ phận trong cơ thể. Nhờ sự di chuyển của máu mà axit amin, chất béo, glucose được cung cấp đầy đủ cho các tế bào.

Ngoài ra, máu cũng thực hiện công việc ngược lại, làm trung gian vận chuyển chất thải đến thận, cơ quan bài tiết của cơ thể. Đồng thời, giúp điều hòa nhiệt độ bằng cách tống nhiệt khỏi cơ thể khi đưa đến hệ thống da.

Chức năng bảo vệ cơ thể được thực hiện thông qua tế bào bạch cầu. Thành phần này có vai trò cầm máu, làm lành vết thương. Đồng thời, kháng lại yếu tố gây hại, bảo vệ cơ thể.

Ngoài ra, trong máu có chứa thành phần hormone có khả năng điều hòa quá trình trao đổi chất, từ đó máu thực hiện nhiệm vụ điều hòa cơ thể.

Mạch máu thực hiện chức năng giúp cơ thể hoạt động bình thường, tuy nhiên khi mạch máu gặp vấn đề sẽ gây ra các bệnh lý nguy hiểm, cụ thể:

– Đau thắt ngực

– Nhồi máu cơ tim

– Phình động mạch chủ bụng

– Xơ vữa động mạch

– Viêm mao mạch dị ứng

– Hội chứng rò mao mạch hệ thống

– Huyết khối tĩnh mạch sâu

– Viêm tĩnh mạch

– Giãn tĩnh mạch

– Suy van tĩnh mạch

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để mạch máu lưu thông khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý như: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, phình động mạch… người bệnh cần lưu ý những điều sau:

Tập thể dục ít nhất 150 phút/ tuần giúp lưu thông máu, tinh thần thoải mái, cơ thể sảng khoái.

Ngoài ra, tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày còn giảm rủi ro các bệnh về tim mạch. Đồng thời, kiểm soát cân nặng, giảm mỡ thừa bám vào thành mạch.

Bạn có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc chơi những môn thể thao như: Chạy bộ, bơi lội, đạp xe…

Mát xa không chỉ thư giãn đầu óc, mà còn giúp các mạch máu nới lỏng, máu được lưu thông đến các cơ thể.

Ví dụ, để tăng cường lưu thông máu đến chân, bạn nên mát xa chân, ngâm chân với nước ấm.

Rượu bia, đồ uống có cồn, thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao là nguyên nhân làm tăng mỡ máu, mỡ bám vào thành mạch sẽ cản trở quá trình lưu thông máu.

Vì vậy, để máu được lưu thông tốt, mỗi người nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, hạn chế rượu bia, đồ ăn nhiều cholesterol, thực phẩm chiên rán. Đồng thời, bổ sung rau xanh, hoa quả nhiều màu sắc.

Chúng ta đều biết ăn mặn ảnh hưởng tới huyết áp và tim mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra muối ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu.

Vì vậy, người bệnh nên hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu về vai trò và cấu tạo của mạch máu. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Xem thêm:

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp [thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...] và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa [viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…]

Video liên quan

Chủ Đề