Tại sao maldives lại biến mất

Solomon, Maldvies, Fiji và nhiều hòn đảo khác có thể sẽ biển mất trong vòng 80 năm nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về biến đổi khí hậu. 

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, băng tan là những nguyên nhân khiến một số hòn đảo được coi là ‘thiên đường hạ giới’ có thể sẽ biến mất vĩnh viễn trong vòng 80 năm nữa. Dù quá trình này sẽ diễn ra khá chậm nhưng sẽ đến lúc bạn sẽ không bao giờ được chiêm ngưỡng chúng nữa, hãy tận dụng thời gian ghé thăm khi còn có thể. 


Quần đảo Solomon

Ảnh: pinterest


Quần đảo Solomon gồm có 1000 hòn đảo và đảo san hô nằm ở Nam Thái Bình Dương, đang dần bị nhấm chìm dưới biển. Thực tế là mực nước biển tại đây đã tăng lên khoảng 8mm mỗi năm kể từ năm 1993. Thậm chí người dân tại tỉnh Choiseul, Quần đảo Solomon đã phải di dời đến một thị trấn khác vì nước biển dâng quá cao. Thông tin đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu môi trường năm 2016 cho hay, 5 hòn đảo san hô đã biến mất cùng một số ngôi làng từ năm 1935 đã không còn vì mực nước dâng. Rất đáng buồn bởi đó là những rạn san hô rất đẹp mà nhiều người chưa được chiêm ngưỡng. 


Quần đảo Maldives

Ảnh: nypost.com


Maldives không còn là cái tên xa lạ trong bản đồ du lịch của nhiều người và được ví như ‘thiên đường hạ giới’. Là một quần đảo ở Ấn Độ Dương, nơi có nhiều khu nghỉ mát cũng như nhiều khách sạn dưới nước, thế nhưng nó cũng nằm trong danh sách những hòn đảo có thể biến mất trong vòng 80 năm nữa.

Do nằm ở vị trí khá thấp nên quần đảo Maldives có khả năng bị nhấm chìm, theo các dự báo hiện tại về mực nước biển dâng, toàn bộ quần đảo có thể nằm dưới đại dương vào năm 2100. Vào năm 2009, Tổng thống Maldives thậm chí đã tổ chức một cuộc họp dưới biển nhằm cảnh báo dư luận về những thảm họa biến đổi khí hậu.


Palau

Ảnh: rd.com


Palau, tên đầy đủ là Cộng hòa Palau, là đảo quốc ở Tây Thái Bình Dương, cách Phillippines hơn 800 km về phía Đông Nam. Palau là một trong 14 quốc gia độc lập ở châu Đại Dương, thường xuyên được liệt kê trong danh sách quốc gia nhỏ bé nhiều người không biết tới. Theo một bài báo hợp tác giữa Văn phòng Dịch vụ Thời tiết Quốc gia Palau và Chương trình Khoa học Biến đổi Khí hậu Thái Bình Dương, mực nước biển dâng 8,89 mm mỗi năm kể từ năm 1993, con số này gấp khoảng 3 lần mức trung bình toàn cầu. Và đến năm 2090 thì sẽ tăng thêm tổng cộng 60,96 cm nữa.

Theo đài phát thanh công cộng quốc tế, nhiều người dân nói rằng sân vườn nhà họ đang bị ngập trong một đợt thủy triều dâng và đang có ý định di dời đến một quốc gia khác. Thêm vào đó, loài sứa không độc tại đây cũng đã biến mất do biến đổi khí hậu. 


Micronesia

Ảnh: rd.com

Micronesia là một quốc gia được tạo thành từ 607 hòn đảo nằm cách 4 023,36 km về phía Tây Nam của quần đảo Hawaii, Thái Bình Dương. Chỉ rộng 434,52 km2, quốc gia gồm có rất nhiều ngon núi, rừng ngập mặn, đầm phá và những bãi biển lớn nhỏ. Cũng do biến đổi khí hậu gây nên mực nước biển tăng, đã có một số hòn đảo tại Micronesia biến mất gần đây, đồng thời một số hòn đảo khác bị thu hẹp kích thước đáng kể, theo báo cáo của Tạp chí Bảo tồn bờ biển. 


Fiji

Ảnh: forbes.com


Fiji là một đảo quốc tại châu Đại Dương, thuộc phía nam Thái Bình Dương, phía tây Vanuatu, phía đông Tonga và phía nam Tuvalu. Đảo quốc này bao gồm 322 hòn đảo. Được ví như ‘đảo quốc thiên đường, đáng buồn là nó cũng nằm trong danh sách những hòn đảo có thể sẽ biến mất trong vòng 80 năm nữa. Fiji nằm ở vị trí thấp nên dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của mực nước biển.

Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, khu làng Vunidogoloa sẽ là nơi đầu tiên phải di dời vì nước biển dâng nhanh, và tình trạng đang diễn biến xấu đi. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết trong vài thập kỷ qua, một số ngôi làng đã bị xâm thực 15-20m bờ biển do rừng ngập mặn biến mất. Mực nước biển tại Fiji dự kiến sẽ tăng lên tới 43cm vào năm 2050. Nhiệt độ nước biển tăng cũng gây ảnh hưởng đến các rạn san hô, dẫn đến việc tẩy trắng san hô khiến chúng dễ nhiễm bệnh và chết. 


Tuvalu

Ảnh: edition.cnn.com


Quốc đảo nhỏ bé Tuvalu nằm ở phía Nam Thái Bình Dương với 9 hòn đảo và diện tích cả nước tổng cộng chỉ 26 km2. Thủ tướng Tuvalu đã tuyên bố rằng mực nước biển dâng cao và thời tiết khắc nghiệt trở thành mối đe dọa ngày càng tăng với toàn bộ cư dân quốc đảo này. Chính phủ Tuvalu cho biết nơi đây là khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới với mực nước biển dâng cao, có thể sẽ là thảm họa với 10.000 cư dân khi hòn đảo có thể biến mất.

Tuvalu hầu như không có ngành công nghiệp nào, không có quân đội, ít ô tô và chỉ có khoảng 8km đường mở. Người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt cá và nông nghiệp. Các dải san hô ngầm cũng đang bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu và đe dạo tới các vùng đánh bắt cá – thức ăn chính tại đây. Nước biển dâng cao xâm hại tới các nguồn nước ngọt, gây khó khăn cho người nông dân trong khi hạn hán liên tiếp đã hạn chế mưa - nguồn nước uống chủ yếu của quốc đảo.


Seychelles

Ảnh: rd.com

Seychelles, tên chính thức Cộng hòa Seychelles, là một đảo quốc nằm trong Ấn Độ Dương. Được ví như ‘vườn địa đàng giữa đại dương’, theo một nghiên cứu của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia, Seychelles đang trải qua đợt nước biển dâng chưa từng có trong vòng 6.000 năm. Với khoảng 85% nền kinh tế dựa vào biển, nước biển dâng thực sự là một mối đe dọa tiềm tàng của Seychelles.

Theo báo cáo, chỉ cần tăng 1m nước là có thể nhấn chìm rất nhiều hòn đảo nằm ở vị trí thấp và các khu vực ven biển nhiều người sinh sống, tức khoảng 70% diện tích đất liền. Chưa hết, những khu rừng ngập mặn và các rạn san hô cũng nằm trong số những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 


Kiribati

Ảnh: thoughtco.com

Kiribati, tên chính thức Cộng hòa Kiribati là quốc đảo trải dài trên diện tích khoảng 811 km2, nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, thuộc châu Đại Dương. Được biết đã có một chủ chương nhằm di dời người dân sinh sống trên Kiribati do nước biển dâng. Tổng thống Kiribati đã tìm cách mua lại đất ở quốc đảo Fiji vào năm 2012 với mục đích giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo toàn dân số nước mình. Tổng thống cho biết không có sự lựa chọn trong việc di dời dân cư, quan trọng là phải đảm bảo mạng sống cho người dân. Ông nói rằng người dân sẽ không thể ở Kiribati cho đến năm 2050. Ngoài nguyên nhân do nước biển dâng, ô nhiễm môi trường biển cũng là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng cần được sớm nhận thức. 


Quần đảo Cook

Ảnh: cookislands.travel

Quần đảo Cook, quốc gia phía Nam Thái Bình Dương nhỏ bé, thuộc châu Úc. Được mô tả bởi Hội đồng du lịch là giống như Hawaii 50 năm về trước, quần đảo Cook nằm ngoài khơi New Zealand gồm nhiều hòn đảo đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi nước biển dâng. Dự đoán mực nước biển sẽ tăng tới 55cm vào năm 2090, sẽ làm hư hỏng cầu, đường, bến cảng cũng như đường băng máy bay. Chưa hết điều này sẽ ảnh hưởng đến người dân và ngành du lịch. 


Quần đảo Marshall

Ảnh: detopicf.pw

Quần đảo Marshall là một nhóm các đảo nằm giữa Hawaii và Úc nổi tiếng với người dân địa phương thân thiện hiếu khách và những rạn san hô tuyệt mỹ. Theo báo cáo của Văn phòng dịch vụ thời tiết quốc gia quần đảo Marshall và Chương trình kế hoạch thích ứng và Khoa học biến đổi khí hậu Thái Bình Dương – Úc, mực nước biển dâng thêm 7 mm mỗi năm, đây là mức tăng gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Dự báo con số này sẽ tăng đến 0,19m vào năm 2030, điều này làm gia tăng mưa bão và lũ lụt ven biển, là một cảnh báo nghiêm túc nhận thức của người dân với việc bảo vệ đại dương. 
 

Thùy Dương - dulichvietnam.com.vn
Theo Báo Thể Thao Việt Nam

“Thiên đường sắp biến mất” là một cái tên quen thuộc khi nhắc đến quốc đảo Maldives. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi, liệu cái tên ấy bắt nguồn từ đâu? Tại sao lại là “thiên đường sắp biến mất” mà không phải cái tên khác?

Tại sao lại là “thiên đường”?

Yếu tố đầu tiên ta phải công nhận, Maldives thực sự là một hòn đảo thiên đường. Dưới bầu trời trong xanh, khí hậu ôn hòa quanh năm. Nhiệt độ hiếm khi xuống dưới 25 ° C [77 ° F]. Thiên nhiên Maldives hiện lên đầy vẻ thơ mộng.

Những bãi cát trắng mịn, long lanh trong ánh nắng, trải dài đến tận chân trời. Hiếm nơi nào nước biển có thể trong xanh như ở Maldives, một màu xanh thiên thanh. Sóng biển Maldives không cuồn cuộn dữ dội như những con sóng Đại Tây Dương. Sóng biển Maldives mang một vẻ dịu êm, thuần khiết hơn. Cỏ cây Maldives cũng xanh một màu xanh rất khác, một màu xanh trong trẻo, tự nhiên.

Thiên đường Maldives còn đặc biệt hơn ở đa dạng sinh vật biển. Nếu đã đến Maldives, hãy đi lặn hoặc chọn cho mình một chiếc tàu ngầm. Và bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước cảnh đẹp phong phú chìm sâu dưới làn nước trong xanh ấy.

Những rặng san hô đủ màu sắc. Những chú rùa biển rẽ nước lúc ẩn lúc hiện qua những rặng san hô. Bạn có muốn bơi cùng cá đuối cá mập? Hãy chìm sâu hơn bằng tàu ngầm. Chúng sẽ dẫn bạn đến Atlantic, có thể không nhỉ?

Hơn nữa, hãy nhớ đến bình minh và hoàng hôn ở Maldives. Đó sẽ là những khoảnh khắc đáng nhớ mà bạn không thể bỏ lỡ.

Và đừng quên ghé thăm những địa điểm khác như Thánh đường hồi giáo thứ Sáu, làng Hồi giáo truyền thống, thủ đô Malé,…

Các món ăn ở “thiên đường Maldives” cũng rất đa dạng.

Nhưng tại sao lại là “thiên đường sắp biến mất”

Nhiệt độ ngày càng tăng cao, mực nước biển dâng lên do biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều địa danh nổi tiếng trên thế giới đã và đang phải đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn, trong đó có Maldives. 

Nếu bạn cần bất kỳ động lực nào để thực hiện chuyến đi trong mơ tới Maldives? Xin thông báo – Maldives đang dần biến mất. Thực tế, hơn 100 hòn đảo đã biển mất do sự xói mòn tự nhiên và mực nước biển dâng. Với nhiều hòn đảo đang tồn tại, xói mòn bờ biển đang tiếp tục là vấn đề lớn.

Thời gian còn lại của hòn đảo xinh đẹp này chỉ còn 50 năm. Vậy thì còn chần chừ gì mà không đến với “thiên đường sắp biến mất” trước khi Maldives biến mất hoàn toàn? Bạn thân mến, đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm những điều thú vị khi bạn còn trẻ!

thiên đường sắp biến mất

Liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn đến “thiên đường sắp biến mất” Maldives ngay hôm nay!

Hotline: 086.999.5988

Website: Check in Maldives

Fanpage: Check in Maldives

Tham khảo hành trình chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề