Em hiểu như thế nào về câu Xếp bút nghiên theo việc đầu cũng

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Nguyễn Ngọc

Lịch sử nước ta có phong trào "Xếp bút nghiên" của sinh viên Nam kỳ những năm trước Cách mạng Tháng Tám. Họ truyền ngọn lửa yêu nước qua những hoạt động, những hành khúc bất hủ.

Từ phong trào học sinh yêu nước…

Năm 1935, trại trường trung học Pétrus Ký, Sài Gòn có cuộc hội ngộ giữa Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ [Cần Thơ]; Huỳnh Văn Tiểng [Sài Gòn], Trần Văn Khê [Mỹ Tho]… Họ hoạt động sôi nổi trong phong trào dân chủ của học sinh Sài Gòn lúc bấy giờ.

 Nhóm Hoàng- Mai- Lưu. Ảnh: Tư liệu

Thời gian này, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước kết thành bộ 3 Hoàng- Mai- Lưu, thành lập Câu lạc bộ Học sinh [Scholar Club] ở trường trung học Petrus Ký, hội tụ học sinh, sinh viên yêu nước. Năm 1939, Lưu Hữu Phước sáng tác bài hát "La Marche des Étudiants" ["Hành khúc học sinh"], Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp làm bài hát chính thức của câu lạc bộ.

Năm 1941, nhóm ra Hà Nội, học tập ở Học viện Đại học Đông Dương. Ở đây họ lập Hội Nam kỳ tương tế vào Tết nguyên đán Tân Tỵ [1941], có biểu diễn hợp xướng "Mừng Xuân Hà Nội" của Lưu Hữu Phước. Nhóm cũng có vai trò khá quan trọng trong Đại hội Tổng hội Sinh viên năm 1941: Cả 3 được bầu vào Ban chấp hành, Mai Văn Bộ phụ trách cơ quan ngôn luận của Tổng hội, trong đó có trưởng ban âm nhạc là Lưu Hữu Phước.

Lưu Hữu Phước chỉnh lý bài "Hành khúc học sinh" thành bài "Tiếng gọi sinh viên". Tổng hội treo giải thưởng cho người viết lời bài hát này. Năm 1942, giải nhất thuộc về sinh viên Y khoa, người Huế- Lê Khắc Thiềng. Lời bài hát hùng tráng, cuốn hút mọi tầng lớp thanh niên:

"Này sinh viên ơi! Đứng lên

đáp lời sông núi!

Đồng lòng cùng đi, đi đi

mở đường khai lối

Vì non sông nước xưa,

ngàn năm ta chớ quên

Nào anh em bắc Nam

cùng nhau ta kết đoàn"

Đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 năm Nhâm Ngọ [1942] bài hát được biểu diễn ở lễ giỗ, cùng với những bài nổi tiếng khác của Lưu Hữu Phước viết nhân lúc viếng các di tích lịch sử ở miền Bắc: "Bạch Đằng Giang", "Ải Chi Lăng", "Người xưa đâu tá!"... Tổng hội xem "Tiếng gọi sinh viên" là bài hát chính thức.

… đến "Xếp bút nghiên"

Năm 1944 cục diện chiến tranh thế giới lần thứ II báo hiệu chiến thắng của phe đồng minh, cũng là lúc Nguyễn Ái Quốc về Cao Bằng với tên gọi mới Hồ Chí Minh xây dựng lực lượng vũ trang chuẩn bị giành chính quyền về tay nhân dân.

Lúc này Tổng bộ Việt Minh chỉ đạo cho Tổng hội Sinh viên: Các sinh viên miền Nam tạo phong trào về Nam tham gia tổng khởi nghĩa, bắt liên lạc và hoạt động theo sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam kỳ.

Tổng bộ Sinh viên họp khẩn cấp tại nhà số 80 phố Jackin [nay là Ngô Thời Nhiệm] Hà Nội. Cuộc họp cuối cùng ngày 5-1-1944, quyết định: Tạo phong trào bỏ học trong sinh viên với lý do máy bay Mỹ ném bom Hà Nội; giao nhóm Hoàng- Mai- Lưu sáng tác bài hát cổ động học sinh sinh viên "Xếp bút nghiên"; tổ chức lên đường về Nam càng sớm càng tốt.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước [trái] cùng hai nhà văn Nguyễn Văn Bổng [giữa] và Lý Văn Sâm tại chiến trường miền Nam. Ảnh Tư liệu

Đây là quyết định không phải dễ với nhiều người, bởi việc học của họ mang theo kỳ vọng của gia đình. Ông Huỳnh Văn Tiểng viết trong hồi ký: Trong tâm trí tôi vang lên lời dặn dò của mẹ tôi, thầy dạy học… Nhưng tôi đành phải phụ công mẹ, phụ lòng thầy. Phía trước là bạn bè tôi lao vào phong trào cứu nước!

Mở đầu phong trào "Xếp bút nghiên", Lưu Hữu Phước viết nhạc, Đặng Ngọc Tốt viết lời bài hát: "Mau về Nam". Kế tiếp Lưu Hữu Phước viết bài "Xếp bút nghiên", khẳng định dừng việc học là để đi làm cách mạng cứu nước, là lý tưởng của sinh viên. Từ đây phong trào bùng lên:

"Xếp bút nghiên lên

đường tranh đấu

Xếp bút nghiên coi thường công danh, như phù vân; sơn hà

xao xuyến.

Tiến! Ta tiến!

Một lòng yêu non sông,

vì dân ta liều thân..."

Sinh viên Nam kỳ được chia ra làm 3 nhóm. Nhóm nhỏ những sinh viên sắp hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp thì đợi thi xong rồi về sau cùng. Nhóm chủ lực là sinh viên 2 năm đầu, về Nam sớm nhất bằng xe lửa. Nhóm thứ ba có 9 người, gồm những sinh viên sức khỏe tốt về Nam bằng xe đạp, gồm: Nguyễn Việt Nam [trưởng đoàn], Huỳnh Văn Tiểng [phó đoàn], Đặng Ngọc Tốt, Nguyễn Tôn Toàn, Tạ Bá Tòng, Lưu Hữu Phước, Trương Cao Phước, Lê Văn Ký, Dương Văn Lễ.

Đoàn sinh viên đi xe đạp được hàng trăm sinh viên cùng trường tiễn bằng xe đạp tới Phủ Lý, vừa đi vừa hát vang bài "Xếp bút nghiên", "Tiếng gọi sinh viên"… Khi đoàn đi hết địa phận Ninh Bình để vào Thanh Hóa, bất ngờ bị mật thám chặn bắt. Tất cả bị đưa về giam ở Hà Nội vì tình nghi gây bạo loạn. Sau một tuần, chúng giữ lại 2 người, còn lại 7 người tiếp tục lên đường về Nam.

Trên đường về ghé Huế giao lưu với học sinh ở đây, Lưu Hữu Phước sáng tác bài "Nam tiến", qua phà sông Gianh viết bài "Hờn sông Gianh"… Đoàn đã đạp xe về tới Sài Gòn trong 15 ngày, sau đó phân tán về Sài Gòn, Mỹ Tho và Cần Thơ, tìm nghề làm việc để tạo vỏ bọc hợp pháp.

Ở Sài Gòn, nhóm sinh viên này thành lập "Hội truyền bá chữ quốc ngữ" do Michel Nguyễn Văn Vĩ, Phó Giám đốc Pháp- Hoa ngân hàng và có vợ đầm, đứng đầu để làm vỏ bọc. Hội tranh thủ kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, chủ tờ tuần báo Thanh Niên giao lại làm cơ quan ngôn luận, đóng trụ sở ở số 9 đường Lucia-Lacouture [nay là Nam Quốc Cang]. Đầu trang báo có câu: "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách!".

"Khúc khải hoàn"

Ngày 26-9-1944 mật thám vây tuần báo Thanh Niên bắt hết nhân viên, phóng viên, kể cả khách vãng lai. Đích thân giám đốc Sở Mật thám Sài Gòn thẩm vấn từng người.

Trong một đêm ở khám lớn trên đường Espagne [nay là Lê Thánh Tôn], Huỳnh Văn Tiểng và Lưu Hữu Phước bỗng nghe tiếng rao đêm. Lưu Hữu Phước vùng dậy: Tiếng người đời nhắc ta chớ quên nhiệm vụ! Và họ lập tức cùng nhau sáng tác bài hát: "Xin giữ lời nguyền!" được chuyển ra ngoài và nhanh chóng được yêu thích. Lưu Hữu Phước lại nói: Phải có niềm tin vào chiến thắng! Vậy là ông lao vào viết "Khúc khải hoàn" ngay khi còn ở trong tù:

"Dân ta hằng anh dũng.

Dân ta vẫn oai hùng.

Dân ta dù nguy biến

không nao!

Non sông còn yên vững

Non sông sẽ vang lừng, muôn

đời rèn nung thêm chí cao".

Điệp khúc: "Nhìn ánh sáng, tim thắm tươi, ta hát vang khải hoàn ca anh dũng, luồng gió mới chứa chan vui mừng, trong đời mới. Cờ phấp phới, vươn khí thiêng trong áng mây bay, vờn cùng cùng khói say".

Ngày 19-8-1945, tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo Sài Gòn, bài hát "Khúc khải hoàn" được sử dụng trong lễ ra mắt chính thức của Việt Minh trước ngày tổng khởi nghĩa.

Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, nhóm sinh viên "Xếp bút nghiên" được tự do, tham gia Phong trào Thanh niên Tiền phong do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đề xướng. Hội đồng quản trị gồm 25 nhân sĩ, trí thức, Chủ tịch là Phạm Ngọc Thạch, Phó Chủ tịch Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Văn Thủ và các ủy viên Huỳnh Tấn Phát, Đặng Ngọc Tốt, Trần Bửu Kiếm, Mai Văn Bộ. Bài hát chính thức của Thanh niên Tiền phong là "Lên đàng" của Lưu Hữu Phước.

Phong trào "Xếp bút nghiên" đã khuấy động phong trào yêu nước, tập hợp lực lượng làm nên những cuộc cách mạng .

Tài liệu tham khảo:

1. Lưu Hữu Phước, cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc, NXB Giáo dục

2. Lưu Hữu Phước con người và sự nghiệp, Mai Văn Bộ, NXB Trẻ

3. Xếp bút nghiên lên đàng, Huỳnh Văn Tiểng, NXB Trẻ.

I - Tìm hiểu chung

1. Tác phẩm

   Chinh phụ ngâm nguyên văn bằng chữ Hán, do Đặng Trần Côn sáng tác. Bản Nôm hiện hành, nhiều ý kiến thống nhất, là của dịch giả Đoàn Thị Điểm. Trước cảnh chiến tranh liên miên đầu thế kỉ XVIII, cảm động trước thời thế, Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm.

   Qua nỗi niềm và tâm trạng cô đơn, tủi hờn của người chinh phụ, tác phẩm đã nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Bản dịch đã thể hiện tài năng của tác giả và dịch giả trong việc thể hiện những trạng thái tâm lí vô cùng tinh tế và phức tạp của người vợ nhớ chồng.

   Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh quyền quý, nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập công danh nơi yên ngựa và trở về trong cảnh vinh hoa. Thấm nỗi cô đơn lẻ loi, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang đi qua và hạnh phúc lứa đôi ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn cùng cực. Khúc ngâm thể hiện tâm trạng cô đơn ấy của người chinh phụ. Đoạn trích miêu tả tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ trong cảnh chờ chồng.

2. Cách đọc

   Đọc kĩ các chú thích trong SGK.

   Đây là đoạn trích bản Chinh phụ ngâm diễn Nôm, được dịch theo thể song thất lục bát. Cách đọc đoạn trích này tương tự cách đọc bài Tì bà hành.

II - Kiến thức cơ bản

   Đầu đời Cảnh Hưng, chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê – Mạc đánh nhau đến Trịnh – Nguyễn kéo dài cuộc phân tranh, đất nước chia làm hai nửa dưới cái ngai vàng mục ruỗng, rồi khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh nồi da nấu thịt, loạn li chinh chiến, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất thối nát, bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến và nỗi đau khổ của con người – những nạn nhân của chế độ xã hội ấy. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm của rất nhiều nho sĩ. Nhiều bản dịch Chinh phụ ngâm ra đời, trong đó bản dịch được cho là của Đoàn Thị Điểm là bản dịch thành công hơn cả vì dịch giả đã gặp được ở đó sự đồng cảm sâu sắc.

   Hình tượng nổi bật của Chinh phụ ngâm là hình tượng người chinh phụ héo mòn trong trông ngóng chờ đợi. Người chinh phụ hiện lên trong khúc ngâm với ước vọng công hầu và khát khao hạnh phúc lứa đôi. Được nuôi dưỡng trong nền giáo dục Nho gia, người phụ nữ quý tộc phong kiến cũng từng mong ước, tự hào về hình ảnh một người chồng dũng mãnh:

Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt

Xếp bút nghiên theo việc đao cung

Thành liền mong tiễn bệ rồng

Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao

   Thế nhưng sau những ngày mỏi mòn chờ chồng trong tuyệt vọng, nàng rơi vào tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng và cất lời oán trách. Qua tâm trạng của người thiếu phụ, khúc ngâm là tiếng nói oán trách chiến tranh phong kiến đã giày xéo lên hạnh phúc lứa đôi.

   Chinh phụ ngâm là một tác phẩm trữ tình, từ đầu đến cuối tác phẩm vẫn chỉ là tâm trạng của nhân vật trữ tình – người chinh phụ. Khúc ngâm được phát triển theo mạch tâm trạng và nỗi nhớ nhung của người chinh phụ. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã bao quát được những trạng thái tâm trạng của người chinh phụ. Nội tâm đầy biến động được diễn tả qua những từ ngữ chỉ ngoại hình, tả hành động, tả việc làm của người chinh phụ. Người thiếu phụ trong Khuê oán của Vương Xương Linh vẫn vô tư trang điểm má hồng để lên lầu biếc ngắm cảnh xuân, chỉ khi ngắm màu dương liễu mới bừng tỉnh và nhận ra cảnh ngộ cô đơn của mình ; còn người chinh phụ này luôn chìm đắm trong nỗi cô đơn. Sự trông đợi mỏi mòn và vô vọng đã khiến nàng trễ nải cả việc điểm phấn tô son, công việc quan trọng nhất của người phụ nữ nơi gác tía lầu son như nàng :

Trâm cài xiêm thắt thẹn thùng,

Lệch vòng tóc rối, lỏng vòng lưng eo.

   Nỗi đau buồn của người thiếu phụ trong cảnh đợi chồng đi chiến trận đã khiến nàng mất hết sức lực, như người mộng du trong ngôi nhà của mình:

Há như ai hồn say bóng lẫn,

Bỗng thơ thơ thẩn thẩn như không.

   Sự chờ đợi vô vọng đã khiến nàng tê liệt cả tinh thần. Với việc miêu tả dáng vẻ bề ngoài, tác giả đã lột tả được trạng thái tâm lí phức tạp trong nội tâm của người thiếu phụ. Người thiếu phụ hiện lên với vẻ mệt mỏi và buông xuôi, nỗi cô đơn đã giày vò cả tâm thần và thể xác của người thiếu phụ khiến nàng nhạt phấn phai hương. Nỗi cô đơn bao trùm cả lên không gian và thời gian, ngày và đêm. Trong và ngoài căn phòng đều tràn ngập nỗi cô đơn. Chỉ có người thiếu phụ đối diện ngọn đèn, tình cảnh lẻ loi càng hiện rõ hơn. Cái vẻ lẻ loi tội nghiệp ấy hiện lên thật rõ ràng với hình ảnh:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

   Giữa cái không gian tĩnh mịch của đêm, tiếng bước chân chậm rãi như gieo vào lòng người cái âm thanh lẻ loi cô độc. Pu-skin trên con đường mùa đông vắng vẻ, cô đơn hơn bởi tiếng lục lạc đơn điệu thì người chinh phụ cô đơn hơn khi nghe tiếng bước chân của mình. Nỗi đau đớn âm thầm nhưng quá lớn ấy khiến nàng khao khát có sự đồng cảm. Nhưng chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng mà thôi. Liệu ngọn đèn có thấu hiểu được không hay sức nặng của nỗi cô đơn, của sự nhung nhớ lại dồn cả lên nàng. Ngọn đèn chỉ là vật vô tri vô giác, “có biết dường bằng chẳng biết”:

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

   Cảnh vật không san sẻ mà cộng hưởng cùng nỗi sầu của người chinh phụ khiến nàng đau càng đau, sầu càng sầu. Nỗi chờ đợi ngày càng vô vọng. Dường như người thiếu phụ thức trắng cả năm canh và bị nỗi nhớ nhung giày vò:

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.

   Dịch giả đã sử dụng rất hợp lí những từ ngữ thuần Việt với những chữ như “eo óc”, “phất phơ”, những từ ngữ ấy dùng để tả cảnh nhưng đã chuyển tải được nỗi cô độc, buồn sầu của người thiếu phụ. Nó vừa gợi hình ảnh, vừa gợi tâm trạng. Dáng hòe phất qua bên nọ bên kia gợi nên hình ảnh người chinh phụ vật vã trong nhớ nhung giữa đêm khuya lẻ loi. Đếm từng khắc thời gian trôi đi chậm chạp, nhìn xung quanh thì bốn phía chỉ là cây hòe rủ bóng, nàng chìm ngập trong nỗi cô đơn. Khi chờ đợi bao giờ thời gian cũng rất dài. Thuý Kiều trong tâm trạng đợi chờ Kim Trọng:

Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê !

Giống như tâm trạng người chinh phụ chờ chồng :

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

   Thời gian cứ dài dằng dặc và không gian thì mênh mông vô tận, người chinh phụ nhỏ bé và đơn độc trước không gian và thời gian. Biết nỗi đợi chờ là vô vọng, nàng đã cố gắng để đưa mình ra khỏi nỗi cô đơn. Gắng gượng điểm phấn tô son, dạo đàn nhưng càng cố gắng vùng vẫy càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng. Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, cũng nhìn thấy cảnh lẻ loi đơn chiếc. Soi gương thì nước mắt đầm đìa bởi nàng phải đối diện với gương mặt thanh xuân đang mỏi mòn dần và thì xuân sắc đang phũ phàng trôi qua. Khúc đàn loan phượng thì gợi nhớ cảnh chồng vợ chia lìa.

Nỗi đau đớn, tủi hờn của người chinh phụ thể hiện nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi chân chính. Với nỗi niềm cảm thông sâu sắc, tác giả và dịch giả đã thể hiện rất tinh tế và thành công những trạng thái tâm lí phức tạp của người thiếu phụ, qua đó thể hiện thái độ của mình trước những cuộc chiến tranh, binh biến liên miên dưới chế độ phong kiến thế kỉ XVIII. Tuy tác phẩm không nói rõ tính chất cuộc chiến tranh mà người chinh phu tham gia, song dựa trên những điều kiện lịch sử khi tác phẩm ra đời, có thể nhận thấy, đó không phải là cuộc chiến tranh vệ quốc, mà là cuộc chiến giành giật quyền lực của các tập đoàn phong kiến, những cuộc chiến phi nghĩa.

   Dịch Chinh phụ ngâm, dịch giả đã chọn thể thơ song thất lục bát, một thể thơ dân tộc có khả năng lớn trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật, nhất là tâm trạng buồn đau, sầu muộn. Dịch giả đã dịch rất thanh thoát nội dung của nguyên tác, thể hiện chân thực nỗi buồn của người thiếu phụ phương Đông, mãnh liệt, da diết nhưng kín đáo. Chinh phụ ngâm đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngôn ngữ văn học dân tộc. Với tác phẩm này, tiếng Việt đã chứng minh khả năng diễn tả tư tưởng tình cảm một cách sâu sắc, tinh tế. Với tấm lòng thương yêu và sự cảm thông sâu sắc với những khát khao hạnh phúc chính đáng của người thiếu phụ, tác giả và dịch giả cất lên tiếng kêu nhân đạo, tiếng kêu phản đối chiến tranh phi nghĩa. Thái độ phản chiến tuy không bộc lộ trực tiếp song lại rất mạnh mẽ. Chiến tranh đã cướp đi của con người hạnh phúc và tuổi trẻ, thậm chí cả mạng sống. Vì một cuộc chiến, có biết bao người vợ phải xa chồng, phải giam mình trong nỗi cô đơn, buồn tủi như người chinh phụ kia. Có người đón chồng trở về khi tóc đã pha sương, nhưng đó còn là may mắn. Có người đau xót đón tin chồng không trở về sau những ngày mỏi mòn trông đợi.

   “Vì ai gây dựng cho nên nỗi này” là lời oán thán nặng nề nhất trong Chinh phụ ngâm, lời ai oán không mạnh mẽ nhưng uất ức và oán trách. Đó là một trong những giá trị của Chinh phụ ngâm. Nhưng cao hơn cả, tác phẩm là sự tiếp nối xuất sắc cảm hứng nhân đạo của nền văn học dân tộc, một lần nữa, những khao khát hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến lại được ủng hộ. Đề tài về thân phận người phụ nữ lại được góp thêm một tiếng nói mới đầy sức mạnh nhân văn.

III - Liên hệ

1. Về bản dịch Chinh phụ ngâm hiện có tất thảy bảy bản dịch và phỏng dịch bằng các thể song thất lục bát [bốn bản] và lục bát [ba bản] của các dịch giả : Đoàn Thị Điểm, Phan Huy ích, Bạch Liên Am Nguyễn và hai tác giả khuyết danh, nhưng chưa biết bản dịch nào của ai. Riêng bản dịch thành công nhất và được phổ biến rộng rãi xưa nay, thể song thất lục bát, 412 câu [bản in chữ Nôm cũ hiện còn [1902, AB.26], hoặc 408 câu [một bản khác lưu tại thư viện Pa-ri] có người cho là của Đoàn Thị Điểm, có người cho là của Phan Huy ích.

[Nguyễn Lộc, Từ điển văn học, tập I, Sđd]

2. So bản dịch của bà với bản chữ nho thì thấy văn dịch rất sát nghĩa nguyên văn mà lời văn êm đềm, ảo não, rõ ra giọng một người đàn bà buồn bã, nhưng có vẻ thê lương hơn là vẻ đau đớn, không đến nỗi réo rắt, sầu khổ như giọng văn cung oán, thật là lời văn hợp cảnh vậy. Bản dịch viết theo thể “song thất”. Có nhiều đoạn đặt theo lối liên hoàn, những chữ cuối câu trên láy lại làm chữ đầu câu dưới, cứ thế đặt dài tới mấy câu, thật hợp với tình buồn liên miên không dứt của người chinh phụ.

[Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, 1950]

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề