Nguyễn đức thành là ai

PGS.TS Nguyễn Đức Thành cho biết ông chính thức rời VEPR kể từ đầu tháng 3/2020.

Đồng thời với việc này, ông Thành cũng chia tay Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Với việc rời VEPR và Đại học Kinh tế, các chức danh quen thuộc của ông Thành như Viện trưởng VEPR, Phó giáo sư kinh tế ở Trường Đại học Kinh tế cũng chấm dứt.

“Tôi đã chuẩn bị cho việc này từ hơn một năm nay, nhưng tới bây giờ mới hoàn thành được ý nguyện. Có nhiều lý do dẫn đến quyết định này, nhưng lý do chính yếu là tôi cảm thấy không còn học hỏi được nhiều và không tự đổi mới được chính mình, thời gian dành cho gia đình và cho cá nhân ngày càng ít đi, đặc biệt là thời gian dành để suy tư về những vấn đề mà cá nhân tôi thấy ngày càng quan trọng”, ông Thành chia sẻ.

Ông Thành nhấn mạnh, dù rời VEPR và Đại học Kinh tế, ông sẽ vẫn hỗ trợ các đồng nghiệp, cán bộ, nhân viên của VEPR trong giai đoạn chuyển giao.

“Tôi cũng cam kết hoàn thành mọi công việc đang được triển khai với các đối tác. Vai trò của tôi sẽ là một chuyên gia cộng tác với Viện, đồng thời là một người tư vấn cho lãnh đạo Viện trong vài tháng tới, trước khi nghỉ ngơi hoàn toàn”, ông cho biết thêm.

PGS.TS Nguyễn Đức Thành được biết đến là người sáng lập VEPR và phát triển viện này từ chỗ chỉ có 1 thành viên để trở thành một đơn vị danh tiếng trong giới nghiên cứu kinh tế tại Việt Nam.

12 năm gắn bó với VEPR được ông Thành nhìn nhân là “giai đoạn đẹp đẽ và sôi nổi”. Trong 12 năm đó, VEPR đã có những sản phẩm khoa học, nghiên cứu, và tư vấn chính sách, đồng hành cùng sự đổi mới của đất nước.

Đồng thời, những nhà lãnh đạo VEPR đã xây dựng và đào tạo được các nhà nghiên cứu trẻ có tâm, trung thực, có tài, hứa hẹn sẽ trở thành những nhà kinh tế tài năng trong tương lai.

Ông Thành cũng đã cùng VEPR đào tạo hàng trăm học viên qua các khóa học Mùa Hè [VEPR Summer School],

“Đó là những điều mà tôi thực sự tự hào, và tôi tin rằng đó chính là những yếu tố, những con người đã tạo nên thương hiệu VEPR”, ông Thành cảm nghĩ.

Chia tay VEPR và Đại học Kinh tế, ông Thành gửi lời cảm ơn đến cán bộ, giảng viên của nhà trường, cộng đồng chuyên gia kinh tế, các nhà tài trợ và báo giới.

“Giờ đây nhìn lại, điều quý giá nhất mà tôi có được trong quá trình gây dựng, gắn bó, phát triển VEPR là sự sống trải các kinh nghiệm đa dạng và phong phú, tích lũy những kiến thức bổ ích và hữu dụng, giúp tôi trưởng thành và hiểu biết hơn về cuộc đời, về thế giới.

“Tôi cảm thấy thời gian 12 năm qua là một giai đoạn hết sức trọn vẹn trong cuộc đời, và tôi không cảm thấy nuối tiếc một ngày nào. Và giờ đây, khi ngừng làm Viện trưởng VEPR, tôi cảm thấy tôi đã dừng lại ở một điểm rất vừa đủ. Tôi cảm thấy may mắn vì những người thân yêu nhất, những bạn bè và đồng nghiệp gần gũi nhất, đều hiểu và ủng hộ quyết định này của tôi, cùng giúp đỡ tôi hoàn thành điều tôi mong muốn”, ông Thành bày tỏ.

PGS.TS Nguyễn  Đức Thành nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế Phát triển tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản [GRIPS] vào năm 2008.

Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế học, tham gia tích cực vào các cuộc thảo luận và hoạch định chính sách kinh tế Việt Nam, là chủ biên của chuỗi Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam, một ấn phẩm quan trọng và gây nhiều ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế Việt Nam hiện đại do các chuyên gia của VEPR thực hiện. Ấn phẩm này được xuất bản thường niên kể từ năm 2009.

PGS.TS Thành là học giả của tổ chức Eisenhower Fellowship [USA] từ năm 2015, là thành viên Hiệp hội Kinh tế Đông Á [EAEA], đồng thời là tư vấn cho nhiều chương trình nghiên cứu chính sách kinh tế, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp, quỹ đầu tư và kênh truyền thông ở Việt Nam.

Thời gian gần đây Facebook Nguyen Duc Thanh thường xuyên có nhiều bài viết, bình luận không phù hợp, trái với với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử đất nước, xúc phạm lãnh tụ.

Nguyễn Đức Thành [Ảnh từ FB]

Đặc biệt, ngày 24/1/2017, FB Nguyen Duc Thanh có chia sẻ bài viết “QH xóa tư cách nguyên Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng” của báo Lao động kèm dòng suy nghĩ:

Truyền thống hay là phi truyền thống? Dân tộc tính hay phản dân tộc tính? Nghiêm khắc công bằng hay yếu ớt nhỏ nhen? Trừng phạt kiểu phong kiến hay Pháp quyền xã hội chủ nghĩa?Nguyễn Văn Huệ quật mả chín Chúa Nguyễn. Gia Long lấy sọ Huệ Nhạc làm bô nước tiểu. Minh Mạng san phẳng và xích mộ Lê Văn Duyệt. Lê Duẩn tử hình vắng mặt Hoàng Văn Hoan.

Hậu sinh sẽ đánh giá, hoặc đã đánh giá rồi.

Rõ ràng FB Nguyen Duc Thanh đã cố tình đánh lận quân đen, so sánh khập khiểng một việc làm đúng đắn của Quốc Hội trong xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng do đã có những vi phạm về công tác cán bộ với những hành động trả thù mang tính chất cá nhân của các triều đại phong kiến. Cũng như việc Đảng và Nhà nước ta xử lý đối với Hoàng Văn Hoan nhưng FB Nguyen Duc Thanh lại cho đó là mâu thuẫn giữa đồng chí Lê Duẩn và Hoàng Văn Hoan. 

Trong thời gian lãnh tụ Fidel Castro mất, nhân loại tiến bộ đều khóc than, Nguyễn Đức Thanh cũng đã có nhiều bài viết nhạo báng về Fidel.

Sau đây là ảnh chụp màn hình của FB Nguyen Duc Thanh:


Qua tìm hiểu được biết fb Nguyen Duc Thanh là của ông Nguyễn Đức Thành sinh năm 1977, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế chính sách, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.


Việc làm của Nguyễn Đức Thành là hết sức nguy hiểm đang ngày đêm đầu độc lẽ sống và niềm tin của sinh viên, của tuổi trẻ vào chế độ. Vì vậy, thiết nghĩ Đại học Kinh tế - Đại học QGHN cần xem xét tư cách giảng viên của ông Nguyễn Đức Thành và có biện pháp xử lý kịp thời.


Sáng nay, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam [VESS] tổ chức buổi trao đổi "Đánh giá tình trạng kinh tế Việt Nam 2021 và dự báo những rủi ro trong năm 2022".

Tăng trưởng GDP năm 2021 dưới 2%

Chia sẻ tại buổi trao đổi, TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam cho biết, nền kinh tế Việt Nam lỡ nhịp tăng trưởng của năm 2020, nguyên nhân là do Việt Nam chậm trong chiến lược tiêm vaccine.

"Nếu như trong giai đoạn 2020, Việt Nam đang có lợi thế là chưa có nhiều người dương tính, nếu Việt Nam chuẩn bị được vaccine theo một cách nào đó, thì chúng ta sẽ hạn chế được những tác động của dịch", ông Thành nhấn mạnh.

TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam. [Ảnh: DV]

Trong khi mức độ tiêm chủng vaccine của Việt Nam ở mức trung bình [có thể nói là rất thấp so với các quốc gia khác trên thế giới, các hoạt động kinh tế bị gián đoạn khi phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian qua đã tác động mạnh tới tốc độ phát triển của nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm.

9 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt trong quý III/202, GDP giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.

Đến nay, khi các nước đang đi vào quỹ đạo tương đối ổn định thì Việt Nam vẫn còn đang "bối rối" trong việc mở cửa nền kinh tế trở lại.

Cũng theo ông Thành, mặc dù tốc độ tiêm vaccine đang được đẩy nhanh nhưng nền kinh tế vẫn tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, như việc đứt gãy từ chuỗi cung ứng; Sự gia tăng giá đầu vào của các doanh nghiệp do chịu tác động ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng toàn cầu; Giá cả lao động tăng cao do thị trường lao động bị xáo trộn mạnh khi doanh nghiệp ngừng sản xuất trong thời gian giãn cách, người lao động thất nghiệp di chuyển về quê hương,... Điều này sẽ gây ảnh hưởng khi mở cửa nền kinh tế, tạo độ trễ đối với sự hồi phục kinh tế.

Từ thực tế kể trên, TS. Thành dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 sẽ không thể vượt qua 2%.

Kịch bản tích cực nhất, khi kinh tế bắt đầu phụ hồi ổn định, chính sách tiêm vaccine được mở rộng,... tăng trưởng GDP khoảng 1,8%.

Ngược lại, khi các chính sách vẫn chưa có sự đồng bộ nhất quán, bệnh dịch tái phát làm hạn chế đi lại, đóng mở bất thường ở các địa phương, thiếu lao động,... tăng trưởng GDP không âm nhưng chỉ đạt khoảng 0,2%.

Tăng trưởng GDP năm 2021 dưới 2%

Đề xuất ý tưởng huy động USD, vàng trong dân: Chính sách thiếu khôn ngoan

Lưu ý chính sách trong quá trình hồi phục kinh tế trong quý cuối cùng của năm 2021, TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, vaccine vẫn là chính sách chiến lược. Vì vậy, Chính phủ cần đặt ưu tiên đẩy nhanh tiến độ và quy mô tiêm chủng về các địa phương.

Đồng thời, khai thông đi lại và lưu thông hàng hóa.

Thực hiện các gói tài khoản tập trung củng cố hạ tầng, trang thiết bị y tế, lực lương y bác sĩ, đồng thời hỗ trợ người lao động mất việc [Đặc biệt là khu vực phi chính thức] và yêu cầu các lãnh đạo tỉnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tiếp nhận người lao động trở về địa phương trên toàn quốc.

Thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng [đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế nhưng kiểm soát tăng trưởng cung tiền quanh mức 10%] đi kèm với các biện pháp kiểm soát rủi ro vừa phải.

"Nếu mức cung tiền tăng mạnh khi khả năng hấp thụ của nền kinh tế không cao sẽ tác động vào giá cả. Khi giá cả bùng lên vì vấn đề cung tiền thì việc kiểm soát nó sẽ gây ra đau đớn rất là lớn và chúng ta phải tăng lãi suất. Một giá đắt cho nền kinh tế. Mặc dù hiện nay, theo quan sát của tôi hiện tượng giá tăng chưa nhiều, thậm chí nhiều lĩnh vực còn đang mất sức mua nhưng dù sao chúng ta vẫn phải lưu ý với điều hành chính sách tiền tệ", ông Thành nhấn mạnh.

Cuối cùng, theo ông Thành, các nhà lãnh đạo cấp cao cần nhất quán trong các phát ngôn, điều hành về kinh tế để tránh gây hiệu ứng bất ổn đối với thị trường, đặc biệt là phải kiên định với các nguyên tắc kinh tế thị trường đã được xác lập để điều hành kinh tế trong bối cảnh hiện nay.

"Ví dụ hiện nay tôi thấy có đề xuất huy động thêm vốn, thêm nguồn lực từ trong dân trong bối cảnh khó khăn hiện nay như huy động USD hay vàng trong dân. Nhưng dù huy động dưới bất kỳ hình thức nào, như trái phiếu hoặc lãi suất đối với USD,... tôi nghĩ đó là chính sách thiếu khôn ngoan và kém chuyên nghiệp, làm tăng bất ổn vĩ mô. Việc huy động nguồn lực trong xã hội cần thống nhất thông qua công cụ tiền tệ, thông qua thị trường tài chính và lấy đối tượng là đồng tiền nội tệ của Việt Nam", ông Thành dẫn chứng.

Đề xuất ý tưởng huy động USD [hay vàng] trong dân: Chính sách thiếu khôn ngoan. [Ảnh: TBKD]

Ông Thành lưu ý thêm, việc đi vay để tăng hỗ trợ cho người dân dù vay nước ngoài hay trong nước kết quả cuối cùng, sức nặng tài chính sẽ chuyển sang người dân và doanh nghiệp. Bởi Chính phủ chỉ là người trung gian thực hiện cân đối, phân phối nguồn lực giữa các nhóm. "Chính phủ không phải tự tạo ra tiền hay làm ra tiền được", TS Nguyễn Đức Thành nói.

Video liên quan

Chủ Đề