Tại sao lại gọi là tế bào nhân sơ?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Vì sao tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 10 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm:Vì sao tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ?

A. Vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng

B. Vi khuẩn chưa có màng nhân

C. Vi khuẩn xuất hiện rất sớm

D. Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào

Trả lời:

Đáp án đúng:B. Vi khuẩn chưa có màng nhân

Giải thích:

VìVi khuẩn chưa có màng nhân nênđược gọi là tế bào nhân sơ

Kiến thức về Tế bào nhân sơ

I. Tế bào nhân sơ là gì?

Tế bào nhân sơ hay còn được biết đến với tên gọi tế bào tiền nhân. Tế bào nhân sơ còn được gọi là Prokaryote [sinh vật nhân sơ]. Loại tế bào này nhỏ hơn rất nhiều so với tế bào nhân thực. Cấu tạo tế bào của nó cũng đơn giản hơn nhiều so với tế bào nhân thực.

Tế bào nhân sơ có nhiều nét tương đồng cùng với tế bào nhân thực nhưng đơn giản hơn. Về cơ bản cấu tạo của hai dạng tế bào này có sự khác nhau khá rõ rệt.Bạn có thể hiểu tế bào nhân sơ chính là các vi khuẩn, vi sinh vật với cấu tạo tế bào đơn giản nhất.

Tế bào nhân sơ là tế bào của các sinh vật nhân sơ hay sinh vật nguyên thủy, sinh vật tiền nhân. Đây chính là tế bào không có màng nhân trên các nhóm sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên không hẳn sinh vật nhân sơ nào cũng không có màng nhân. Một số loài Planctomycetales có ADN được bao bọc trong màng đơn.

Tế bào nhân sơ không có cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote cũng như các bào quan. Màng sinh chất chính là nơi thực hiện các chức năng của các bào quan như lục lạp, ti thể, bộ máy Golgi. Sinh vật nhân sơ sẽ được cấu tạo với ba vùng cấu trúc: Tiêm mao, tiên mao [flagella], cácproteinbám trên bề mặt tế bào, lông nhung. thành tế bào và màng sinh chất, vỏ tế bào bao gồm capsule. Các ribosome và các thể vẩn [inclusion body], vùng tế bào chất có chứa ADN genome.

II.Cấu tạo tế bào nhân sơ

1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.

a. Thành tế bào:

- Thành tế bào là Peptiđôglican

- Vai trò: Quy định hình dạng tế bào

b. Màng sinh chất:

- Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và Prôtêin

- Vai trò: Bảo vệ tế bào

c. Vỏ nhày [ở 1 số vi khuẩn]:

- Bảo vệ vi khuẩn → Ít bị bạch cầu tiêu diệt

d. Lông và roi

- Lông [Nhung mao]: Giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ

- Roi [tiên mao]: Giúp vi khuẩn di chuyển

2. Tế bào chất:

- Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân

- Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng, chỉ có Ribôxôm

- 1 số vi khuẩn có plasmit [là ADN dạng vòng nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn]

3. Vùng nhân:

- Chưa có màng nhân

- Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng

III.Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ là gì?

– Chưa có nhân hoàn chỉnh

– Tế bào chất không có hệ thống nội màng.

– Kích thước nhỏ chỉ khoảng 1 – 5 mm [bằng 1/10 kích thước tế bào nhân thực]

– Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:

+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh.

+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhan

IV.Cách sinh sản của tế bào nhân sơ là gì?

Tế bào nhân sơ sinh sản theo con đường sinh sản vô tính. Chính xác hơn thì chúng sinh sản qua quá trình phân đôi tế bào. Ở một số loại sinh vật nhân sơ tế bào em sẽ kéo dài rồi mới tiến hành phân chia sinh sản. Cũng có loài các tế bào con sẽ được tách phân đôi sau đó mới tiếp tục lớn lên.

Sinh sản và phân chia tế bào đối với tế bào nhân thực diễn ra rất nhanh chóng. Tốc độ sinh sản trung bình của vi khuẩn trong vòng 6 giờ là 250.000 tế bào mới. Có thể tính ra cứ 20 phút chúng lại tiến hành phân đôi một lần. Tốc độ sinh sản nhanh chóng này cũng mang đến nhiều tai họa cho nhân loại.

Sinh học tế bào Cấu tạo tế bào nhân sơ điển hình:

  1. Lông nhung
  2. Plasmid
  3. Ribosome
  4. Bào tương
  5. Màng sinh chất
  6. Thành tế bào
  7. Vỏ nhầy
  8. Vùng nhân
  9. Tiên mao

Sinh vật nhân sơ hay sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân nguyên thủy [Prokaryote] là nhóm sinh vật mà tế bào không có màng nhân. Tuy nhiên, trong tế bào của một số loài Planctomycetales, DNA được bao bọc bởi một màng đơn. Đặc điểm chính để phân biệt với các sinh vật nhân chuẩn được các nhà sinh học phân tử thường sử dụng là trình tự gen mã hóa cho rRNA.[1]

Sinh vật nhân sơ không có các bào quan và cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote. Hầu hết các chức năng của các bào quan như ty thể, lục lạp, bộ máy Golgi được tiến hành trên màng sinh chất[2]. Sinh vật nhân sơ có 3 vùng cấu trúc chính là:

  1. Tiên mao [flagella], tiêm mao [cilia], lông nhung [pili] - là các protein bám trên bề mặt tế bào;
  2. Vỏ tế bào bao gồm vỏ nhầy, thành tế bào và màng sinh chất;
  3. Vùng tế bào chất có chứa DNA genome, các ribosome và các thể vẩn [inclusion body].
  • Tế bào chất của sinh vật nhân sơ là phần dịch lỏng chiếm hầu hết thể tích tế bào, khuếch tán vật chất và chứa các hạt ribosome nằm tự do trong tế bào.
  • Màng sinh chất là lớp phospholipid kép phân tách phần tế bào chất với môi trường xung quanh. Màng sinh học này có tính bán thấm, hay còn gọi là thấm có chọn lọc.
  • Màng sinh chất có một phần gấp nếp được gọi là mezosome, là điểm đính của DNA vùng nhân khi xảy ra phân bào, mezosome có mang ezyme hô hấp nên có chức năng hô hấp thiếu khí.
  • Hầu hết các sinh vật nhân sơ đều có thành tế bào [trừ Mycoplasma, Thermoplasma [cổ khuẩn], và Planctomycetales. Chúng được cấu tạo từ peptidoglycan và hoạt động như một rào cản phụ để chọn lọc những chất vào ra tế bào. Thành tế bào cũng giúp vi khuẩn giữ nguyên hình dạng và không bị tác động của áp suất thẩm thấu trong môi trường nhược trương.
  • Vỏ nhầy capsule là rào cản phụ giúp bảo vệ tế bào, chọn lọc các chất ra vào tế bào.
  • Trừ một số rất ít loài [như vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme], thì nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ thường là một phân tử DNA vòng nằm ở vùng nhân, gọi là DNA - nhiễm sắc thể hay tên đầy đủ là nhiễm sắc thể nhân sơ. Mặc dù không phải có màng nhân hoàn chỉnh, nhưng DNA được cô đặc tạo thành thể nhân. Tế bào sinh vật nhân sơ còn chứa những cấu trúc DNA ngoài nhiễm sắc thể gọi là plasmid, nó cũng có dạng vòng nhưng nhỏ hơn DNA nhiễm sắc thể. Trên các plasmid thường chứa các gene có chức năng bổ sung, ví dụ gene kháng sinh.
  • Sinh vật nhân sơ mang các tiên mao giúp tế bào di chuyển chủ động trong môi trường.
  • Kích thước nhỏ, từ 1 đến 5 µm, khoảng 1/10 tế bào nhân thực.
  • Tỉ lệ S/V lớn → 100% diện tích tế bào tiếp xúc môi trường → trao đổi chất nhanh → sinh sản, sinh trưởng nhanh → phân bố rộng trong các loại môi trường.

Theo tiến hóa, vi khuẩn là những sinh vật thuộc giới Khởi sinh được chia thành hai loại:

  • Vi khuẩn
  • Cổ khuẩn

Theo phản ứng của thành tế bào peptidoglican đối với các loại thuốc nhuộm thì có hai loại vi khuẩn: Thành tế bào được nhuộm thuốc nhuộm kiềm tính:

  • Có phản ứng → Vi khuẩn Gram dương
  • Không phản ứng → nhuộm thuốc đỏ Fuschine → vi khuẩn Gram âm
  •  

  •  

  •  

  1. ^ Prokaryotes: Single-celled Organisms. NC State University.
  2. ^ Gary Coté & Mario De Tullio [2010]. Beyond Prokaryotes and Eukaryotes: Planctomycetes and Cell Organization. Nature.

  • Sinh vật nhân thực
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sinh vật nhân sơ.

  Bài viết về chủ đề sinh học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sinh_vật_nhân_sơ&oldid=68382873”

Video liên quan

Chủ Đề