Tại sao lại bị sẹo lồi

Theo Thạc sỹ – Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàn cho biết: “Sẹo lồi có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt thận trọng với sẹo lồi ở các vùng thường xuyên vận động như ngực, vai, đầu gối, cánh tay… vì vết sẹo rất dễ bị phì đại. Sẹo lồi thường có màu hồng hoặc tím, bề mặt nhẵn, thường gây cảm giác ngứa, căng tức, đôi khi đau khi chạm vào sẹo”. Cùng Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia tìm hiểu về sẹo lồi để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả bạn nhé!

  • Sẹo lồi là một dạng tổn thương lành tính và hoàn toàn không có khả năng phát triển thành ung thư tuy nhiên sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và sinh hoạt của người bệnh.
  • Sẹo lồi hình thành là hậu quả của sự tăng sinh Collagen thái quá, thường là do đáp ứng quá thừa của mô với tổn thương da trong quá trình hồi phục vết thương. Sẹo lồi thường ngứa và [hoặc] đau, thường không tự giảm mà lại có khuynh hướng phát triển trở lại sau khi bị cắt đi.
Hình ảnh: Sẹo lồi vùng ngực

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sẹo, có thể là tác động từ bên ngoài hoặc do cơ địa da của mỗi người dẫn đến việc hình thành sẹo lồi có thể kể ra một số nguyên nhân chính sau:

  • Do nhiễm khuẩn hoặc còn dị vật tại vết thương: Lông tóc, u hạt, cát, bụi bẩn… gây nên xu hướng lành vết thương thứ phát.
  • Do yếu tố di truyền của người có cơ địa sẹo lồi: Những người có cơ địa sẹo lồi có nguy cơ bị sẹo lồi phì đại cao, việc phòng ngừa sẹo lồi cho những người có cơ địa sẹo lồi rất quan trọng
  • Do bị chấn thương mà không được xử lý đúng cách: Khi có vết thương bạn cần nhanh chóng xử lý hoàn toàn sạch sẽ, tránh nhiễm trùng và loại bỏ hoàn toàn các dị vật tồn đọng trên da

>>> Có thể bạn muốn biết: Tìm hiểu các bệnh lý về da.

  • Do quá trình cậy, nặn mụn không đúng cách: Nặn mụn không đúng vệ sinh sẽ làm cho vi khuẩn có thể thâm nhập vào trong da, gây tổn thương cho vùng da và để lại sẹo.
  • Do chế độ ăn uống sau khi bị sẹo: Hạn chế hoặc không sử dụng những thực phẩm có thể làm tăng khả năng phát triển sẹo lồi như: rau muống, trứng, thịt gà, đồ nếp… Nên bổ sung các loại rau củ đặc biệt là nghệ và rau diếp cá để giúp vết thương lên da non, chống viêm và kháng khuẩn tốt.

Sẹo lồi thường xuất hiện ở những vị trí nào?

Một số vùng da trên cơ thể có nguy cơ cao hình thành sẹo lồi: sẹo lồi tai, vành tai, vùng ngực trước xương ức, vùng da trên cơ delta của cánh tay [bắp tay], vùng lưng trên,…

 Hình ảnh: Trước – sau khi hỗ trợ điều trị sẹo lồi

Sẹo lồi thường phát triển vượt ra ngoài phạm vi của vết thương ban đầu. Việc hình thành và phát triển sẹo lồi còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và thể trạng của từng cá nhân.

Sẹo lồi có chữa được không?

Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp hỗ trợ điều trị sẹo hiệu quả và hạn chế sự phát triển của sẹo. Tuy nhiên để quá trình điều trị đạt hiệu quả cải thiện cao, ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp thì kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của Bác sĩ.

 Hình ảnh: Thạc sĩ Bác sĩ đang hỗ trợ điều trị sẹo cho khách hàng

Để được tư vấn và điêu trị đúng phương pháp, bạn nên lựa chọn cơ sở điều trị uy tín, quy trình điều trị đảm bảo chuẩn y khoa và kiểm soát tốt kết quả trong suốt liệu trình điều trị.

Cách phòng ngừa và hạn chế hình thành sẹo?

Để phòng ngừa cũng như hạn chế hình thành vết sẹo sau từng trường hợp tổn thương bạn nên lưu ý như sau:

1. Đối với những tổn thương nhẹ

Cần vệ sinh tại chỗ vết thương bằng nước muối natri clorid, sau khi vết thương khô, có thể dùng nghệ tươi bôi trực tiếp lên để thúc đẩy ngay quá trình tái tạo da.

>>>Tư vấn tình trạng bệnh TẠI ĐÂY!

2. Đối với những vết thương hở, mất da

Vệ sinh sạch vết thương bằng nước muối natri clorid, cồn [đồng thời loại bỏ di vật, bụi bẩn nếu có] và giữ cho vùng da tổn thương luôn thông thoáng.

Hình ảnh: Cách phòng ngừa sẹo hình thành

3. Sau phẫu thuật

Hạn chế ăn rau muống [gây sẹo lồi], hải sản [gây ngứa] và luôn giữ vết thương sạch sẽ, thông thoáng và khô ráo.

Hình ảnh: Sẹo lồi hình thành sau phẫu thuật

4. Vết thương sau bỏng

Vết thương do bỏng nên giữ vệ sinh và thật thông thoáng. Bài thuốc nước cốt nghệ tươi bôi lên vết thương có thể làm ngay từ những ngày đầu tiên sẽ kích thích quá trình tái tạo da nhanh chóng.

5. Người có cơ địa sẹo lồi

Người có cơ địa sẹo lồi thì việc phòng ngừa sẹo là vô cùng quan trọng, cần chú ý ngay từ khi xuất hiện vết thương, cách điều trị, chăm sóc vị trí tổn thương, kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp hạn chế hình thành sẹo.

Vì sao nên thực hiện điều trị sẹo lồi tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia&Maia?

Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia CAM KẾT mang đến các giải pháp hỗ trợ điều trị sẹo lồi cho bạn. Tất cả Thạc sĩ, Bác sĩ, điều dưỡng viên tại Phòng khám Da liễu Thẩm mỹ Maia & Maia đều tốt nghiệp chuyên khoa và làm việc tại các Bệnh viện Chuyên khoa hàng đầu trong nước và quốc tế.

  • 100% Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa da liễu Thẩm mỹ trực tiếp khám và hỗ trợ điều trị
  • Quy trình hỗ trợ điều trị Chuẩn Y Khoa
  • Cơ sở vật chất hiện đại
  • Sở hữu nhà thuốc da liễu đạt chuẩn GPP
  • Sở Y Tế cấp phép hoạt động
  • Tận tâm, uy tín, trách nhiệm

Để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, giúp đem lại hiệu quả cải thiện cao trong điều trị, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các Bác sĩ – những người có chuyên môn cao để có những quyết định điều trị phù hợp – an toàn – hiệu quả bạn nhé.

Khách hàng cần tìm hiểu thêm về các phương pháp hỗ trợ điều trị nám da an toàn, hiệu quả có thể liên hệ theo hotline: 1800 4888 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY 

Sẹo lồi là một trong những nguyên nhân gây mất thẩm mỹ, khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp, nhất là đối với nữ giới, khi vết sẹo lồi xuất hiện ở vị trí dễ nhận biết. Vậy sẹo lồi hình thành thế nào, có phương pháp nào điều trị tình trạng này hiệu quả hay không?

1. Sẹo lồi hình thành như thế nào?

Sẹo lồi chính là kết quả của quá trình lành vết thương hay nói một cách khách nó chính là những mô sợi để thay thế cho vùng da đã bị tổn thương.

Sẹo lồi không gây đau nhưng gây mất thẩm mỹ

Khi da bị tổn thương, nó sẽ phải trải qua 3 giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn phản ứng viêm, tiếp theo là giai đoạn tăng sinh và cuối cùng là giai đoạn tái tạo tổ chức. Nếu trong thời gian diễn ra 3 giai đoạn này, bạn gặp phải bất cứ tình trạng rối loạn nào của cơ thể đều có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình liền sẹo và hình thành loại sẹo.

Mỗi mức độ tổn thương, vị trí vùng da bị tổn thương, những tác nhân gây tổn thương mà cơ thể sẽ hình thành những loại sẹo khác nhau. Đó có thể là loại sẹo bình thường và những loại sẹo không bình thường chẳng hạn như sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo có nhiều nhân sơ hoặc có dấu hiệu co kéo,…

Trong đó, sẹo bình thường đây là một loại sẹo mà hình dạng và kích thước của nó tương ứng với hình dạng cũng như kích thước của vết thương. Những sẹo này cũng không bị lồi hoặc lõm với bề mặt da, màu sắc giống với màu da ở quanh vết sẹo, thường không bị đậm màu hơn. Sẹo phì đại có đặc điểm là nhô lên bề mặt da, nó có thể mang màu sắc hồng hơn da bình thường và có kích thước tương ứng với kích thước của vết thương. Sau khoảng 6 đến 12 tháng, vết sẹo này có thể trở về trạng thái bình thường mà không cần phải điều trị.

Băng vết thương sai cách, không làm sạch vết thương cũng dễ gây hình thành sẹo lồi

Còn sẹo lồi thường xuất hiện khi các tổ chức xơ phát triển quá mức, thậm chí cao hơn bề mặt da và lan rộng sang vùng da xung quanh. Bất cứ trường hợp nào cũng có thể gặp phải tình trạng sẹo lồi nhưng thường những người trẻ ở độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi là những người có nguy cơ mắc sẹo lồi nhiều nhất. Quá trình hình thành, phát triển sẹo lồi cũng do yếu tố di truyền và cơ địa của mỗi người.

2. Những đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của sẹo lồi

Việc nhận biết sẹo lồi không phải là vấn đề quá khó khăn. Dưới đây là những đặc điểm để bạn phân biệt, nhận dạng sẹo lồi:

Khi các tổ chức xơ phát triển quá mức, kích thước của sẹo lồi sẽ lớn hơn phạm vi kích thước của vết thương. Chẳng hạn, chỉ một vết côn trùng cắn rất nhỏ, hay một vết kim tiêm, nốt mụn trứng cá cũng dễ dàng hình thành một khối sẹo lồi khá to.

Bóp mụn trứng cá gây sẹo lồi

Thông thường sẹo lồi có vỏ bọc, mặt sẹo nhẵn và sẹo có thể chuyển màu, chẳng hạn từ màu đỏ sang màu nâu. Phần lớn những vết sẹo bình thường sẽ không gây ra triệu chứng gì. Nhưng đối với sẹo lồi thì có thể gây ra những triệu chứng như nhạy cảm hơn, căng tức da, có biểu hiện ngứa và khó chịu, đôi khi bị đau khi chạm vào vết sẹo.

Sẹo lồi sẽ không thể tự nhỏ đi vì nó hình thành do tăng sinh collagen quá mức khi diễn ra quá trình liền sẹo. Khi hình thành sẹo lồi nghĩa là những tổn thương của da đã được hồi phục nhưng nó lại có thể gây ra những vấn đề lớn về thẩm mỹ cũng như tâm lý của bệnh nhân. Những vết sẹo ở vị trí vai, đầu gối, ngực hay cánh tay,... thì sẽ có nguy cơ hình thành sẹo lồi rất cao.

3. Những nguyên nhân gây hình thành sẹo lồi

Dưới đây là một số nguyên nhân gây hình thành sẹo lồi:

Nhiễm khuẩn: Khi vết thương trên da bị nhiễm khuẩn hoặc không may có dị vật như lông tóc, bụi bẩn dính vào sẽ có nguy cơ hình thành sẹo lồi cao hơn.

Những người có cơ địa sẹo lồi thì việc phòng ngừa tình trạng này lại càng cần thiết và khó khăn hơn. Những trường hợp này cần chú ý hơn đến vấn đề ăn uống khi đang trong quá trình điều trị vết thương.

Khi bị thương, nếu xử lý không đúng cách thì rất dễ hình thành sẹo lồi. Bạn cần xử lý vết thương thật sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng, loại bỏ hết dị vật ở trên bề mặt vết thương. Khi băng vết thương, lưu ý không băng quá trùng hoặc quá căng.

Ăn rau muống dễ gây hình thành sẹo lồi

Nếu cơ địa của bạn dễ hình thành sẹo lồi thì chỉ thói quen nặn mụn không đúng cách cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng sẹo lồi. Hơn nữa, khi nặn mụn bạn không vệ sinh chân tay sạch sẽ cũng chính là nguyên nhân khiến cho các loại vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây tổn thương cho da và cuối cùng là để lại sẹo.

Một số thực phẩm có thể để lại sẹo nếu bạn ăn quá nhiều khi vết thương đang trong quá trình hình thành bao gồm: rau muống, trứng, thịt gà, đồ nếp,.... Vì thế, hãy hạn chế những thực phẩm này trong bữa ăn của bạn khi đang trong quá trình điều trị vết thương, để phòng tránh nguy cơ sẹo lồi. Thay vì đó, bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm chống viêm, kháng khuẩn tốt và giúp đẩy nhanh quá trình liền sẹo chẳng hạn như nghệ và rau diếp cá,…

Điều trị sẹo lồi rất khó khăn và phức tạp. Với mỗi trường hợp có thể áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhưng mức độ thành công ở mỗi người cũng khác nhau.

Phần lớn những trường hợp điều trị sẹo lồi đều với mong muốn giải quyết tình trạng gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc điều trị sẹo lồi chỉ giúp vết sẹo nhỏ hơn và có thể phẳng, nhẵn hơn. Rất khó và gần như không thể làm mất đi sẹo, vùng da đã bị sẹo sẽ rất khó có thể trở về trạng thái bình thường như trước đây. Chính vì việc điều trị sẹo lồi rất khó khăn nên phòng ngừa sẹo lồi là vô cùng quan trọng.

Trên đây là những kiến thức về sẹo lồi, đặc điểm của sẹo lồi, sẹo lồi hình thành như thế nào,… Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hơn, hãy gọi đến số 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề