Ngủ bao lâu để tỉnh táo

Ngủ đủ giấc không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái mà còn giúp cải thiện hiệu suất tinh thần và tăng cường sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên không phải ai cũng đủ điều kiện để đáp ứng được thời gian ngủ và nghỉ ngơi khoa học.

Đa số người trưởng thành cần ngủ đủ từ 7 giờ đến 8 giờ một ngày để có được sức khỏe tối ưu. Trẻ em và thanh thiếu niên còn cần ngủ nhiều hơn nữa để hỗ trợ sự phát triển về thể chất và tinh thần. Thanh thiếu niên nên ngủ 8 đến 10 giờ mỗi đêm, học sinh lớp 9 đến 12 giờ và trẻ mẫu giáo cần ngủ 10 đến 13 giờ mỗi ngày.

Nhiều người tự hỏi rằng, liệu có thể rút ngắn thời ngủ lại nhưng khi thức dậy vẫn cảm thấy thư thái và hiệu quả. Câu trả lời sẽ được giải ở bài viết dưới đây. Chất lượng giấc ngủ đóng một vai trò trong việc xác định tinh thần nghỉ ngơi như thế nào khi thức dậy. Tuy nhiên, ngay cả khi chất lượng giấc ngủ của bạn tốt thì việc ngủ ít giờ hơn số giờ được khuyến nghị sẽ có hại cho sức khỏe và hoạt động tinh thần.

Đối với hầu hết mọi người, ngủ 4 giờ mỗi đêm là không đủ để thức dậy với cảm giác thư thái và tỉnh táo, bất kể có ngủ ngon đến mức nào. Có một quan điểm sai lầm cho rằng, bạn có thể thích nghi với giấc ngủ ngắn trong thời gian dài nhưng không có bằng chứng nào cho thấy các cơ quan chức năng khác có thể thích nghi với tình trạng thiếu ngủ.

Ngoài ra, những người tập thể dục thường xuyên cần nhiều hơn số giờ khuyến nghị tối thiểu để cơ thể có thời gian phục hồi sau những căng thẳng về thể chất. Một nghiên cứu năm 2018 đã kiểm tra thói quen ngủ của hơn 10.000 người cho thấy: Thường xuyên ngủ 4 giờ/đêm tương đương với việc não của những người tham gia nghiên cứu bị lão hóa thêm 8 năm.

Ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển các rủi ro như:

Tuy vậy, do thể trạng của mỗi người là khác nhau nên có một số người có thể phát triển bằng cách ngủ ít giờ hơn những người khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây được gọi là giấc ngủ đột biến gen.

Cụ thể, các nhà khoa học đã tìm thấy một đột biến hiếm gặp của gen ADRB1 ở những người có thể nghỉ ngơi dưới 6,5 giờ mỗi đêm mà không gây hại cho sức khỏe. Nếu bạn mang đột biến gen này, bạn có thể cảm thấy thư giãn ngay cả khi ngủ ít hơn số giờ khuyến cáo.

Làm sao để ngủ ít nhưng vẫn khỏe và không tăng nguy cơ mắc các bệnh lý.

Ngủ nhiều lần trong khoảng thời gian 24 giờ thay vì một lần mỗi đêm được gọi là ngủ đa pha. Một trong những chương trình ngủ đa pha phổ biến nhất bao gồm sáu giấc ngủ ngắn 20 phút cách đều nhau trong ngày với tổng cộng 3 giờ/ngày.

Nhiều người khẳng định rằng giấc ngủ đa pha cho phép bạn ngủ hiệu quả hơn và đạt được thời lượng nghỉ ngơi tương tự trong ít giờ hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng y khoa nào cho thấy giấc ngủ nhiều pha tốt hơn giấc ngủ thông thường. Tình trạng ngủ không đủ giấc ở những chương trình ngủ đa pha có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe như thiếu ngủ.

Giảm thiểu thời gian ngủ một cách thường xuyên không phải là một ý kiến ​​hay. Tuy nhiên, cuộc sống của nhiều người hiện nay đang ngày càng trở nên bận rộn hơn và đôi khi có thể khiến bạn không ngủ đủ giấc trong một thời gian. Thực tế, không có biện pháp nào giúp bạn rút ngắn thời gian ngủ mà vẫn đảm bảo năng lượng. Tuy vậy, dưới đây là một số cách giúp bạn vượt qua việc thiếu ngủ ngắn hạn.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng có thể kích thích lưu lượng máu lên não và tạm thời khiến bạn tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, tập thể dục nặng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trong một giờ trước khi đi ngủ. Màn hình phát ra ánh sáng xanh có thể cản trở nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể và quá trình sản xuất melatonin.
  • Loại bỏ điện thoại và những thứ có thể gây xao nhãng khác khỏi phòng có thể giúp hạn chế thời gian nhàn rỗi trên giường gây mất ngủ.
  • Đèn sáng trong phòng ngủ của bạn có thể cản trở quá trình sản xuất melatonin tự nhiên của cơ thể bạn. Do đó, hãy đảm bảo ánh sáng trong phòng ở mức nhẹ.
  • Caffeine là một chất kích thích hoạt động trên hệ thống thần kinh trung ương của bạn và có thể làm giảm buồn ngủ. Do đó, hãy tránh xa caffeine để có một giấc ngủ ngon.
  • Một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn trong suốt cả ngày.
  • Tránh rượu: Rượu có tác dụng an thần làm giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương và có thể khiến bạn buồn ngủ.
  • Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ để tránh việc phải dậy đêm để đi vệ sinh.
  • Chợp mắt 20 phút trong ngày có thể giúp bạn nạp lại năng lượng mà không khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể cải thiện sự tập trung của bạn bằng cách kích thích sản xuất serotonin.

Một cách ngủ nhanh và sâu là không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

  • Buồn ngủ.
  • Cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng.
  • Thèm ăn.
  • Ngáp ngủ thường xuyên.
  • Làm việc kém năng suất và sự tập trung.
  • Hay quên.
  • Ốm đau thường xuyên.

Thông thường, cơ thể sẽ trải qua chu kỳ với bốn giai đoạn của giấc ngủ trong suốt đêm. Một chu kỳ mất khoảng 90 phút. Các giai đoạn của giấc ngủ là:

  • N1: Đây là giai đoạn nhẹ nhất của giấc ngủ, kéo dài từ 1 đến 5 phút. Trong giai đoạn này, nhịp thở và nhịp tim chậm lại và cơ bắp được thư giãn.
  • N2: Giai đoạn này kéo dài khoảng 30 đến 60 phút. Nhịp thở và nhịp tim chậm lại hơn nữa và nhiệt độ cơ thể giảm xuống.
  • N3: Giai đoạn thứ ba của giấc ngủ còn được gọi là giấc ngủ sâu. Khoảng thời gian này kéo dài khoảng 20 đến 40 phút, là khi cơ thể sửa chữa các mô và tế bào bị tổn thương.

Tóm lại, hầu hết người lớn cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm để thức dậy với cảm giác tinh thần sảng khoái. Ngủ ít làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như: Tiểu đường, trầm cảm hoặc bệnh tim mạch. Do đó, bạn cần cân bằng giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Mọi người đều rất cần một giấc ngủ đủ, để đảm bảo đủ năng lượng, và tỉnh táo cho hoạt động ngày hôm sau. Nhưng đôi khi mọi thứ có thể xảy ra và rất có thể ai cũng đã từng thức trắng. Vậy, làm thế nào để tỉnh táo sau một đêm thức trắng? Những thông tin sau sẽ làm rõ vấn đề quan tâm này.

Mất ngủ hay thức trắng một đêm để học tập, làm việc hay trong trường hợp bản thân, gia đình hoặc bạn bè gặp phải tình huống khẩn cấp... đều là những lý do hết sức chính đáng khiến mỗi người ít nhất một lần trong đời trải qua một đêm không ngủ.

Một đêm không ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến não bộ, khả năng phản ứng, sự tập trung hoặc trí nhớ của mỗi người. Trong thực tế, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng đối diện với các hoạt động hàng ngày sau một đêm thức trắng bạn sẽ chẳng khác gì một gã say rượu.

Các chuyên gia về giấc ngủ cho rằng cơ thể sẽ ở mức yếu nhất khi phải thức trong thời gian quá dài. Do dòng chảy tự nhiên của nhịp sinh học trong cơ thể, con người sẽ ở trong tình trạng thực sự tồi tệ nếu thức đến 24 giờ, nó khiến họ không thể kiểm soát những gì đang diễn ra và luôn trong trạng thái thiếu tỉnh táo. Đó cũng là khoảng thời gian tồi tệ nhất để một người nghĩ đến việc lái xe về nhà.

Sự đơn điệu của con đường họ hay đi kết hợp với cơn buồn ngủ ập đến có thể khiến những người lái xe ngủ gục một cách không thể kiểm soát. Trong một cuộc điều tra thực hiện năm 2005 về chứng ngủ gật trong khi lái xe có đến một phần ba số tài xế tham gia nghiên cứu thừa nhận mình đã ít nhất một lần gục xuống tay lái vì quá mệt mỏi trong khi chiếc xe vẫn đang chạy trên đường.

Nhiều tài xế thừa nhận từng ngủ gục xuống tay lái vì quá mệt mỏi khi đang chạy xe

Tuy nhiên nếu bắt buộc phải hoàn thành những công việc hàng ngày sau một đêm thiếu ngủ, bộ não vẫn có khả năng cố gắng bù đắp cho vấn đề này. Trong một nghiên cứu sử dụng hình ảnh chụp cộng hưởng từ chức năng [MRI], 16 thanh niên hoàn toàn thức trắng trong khoảng 35 tiếng đã hoàn thành các bài kiểm tra cá nhân với mức độ khó tăng dần. Các hình ảnh MRI cho thấy hoạt động tăng lên ở một số vùng trong não vì cơ bản là chứng đã huy động nguồn năng lượng từ não bộ nhiều hơn so với mức cần thiết ở những người được ngủ đủ giấc.

Não bộ có thể cung cấp khả năng nhận thức cho một người ngủ không đủ giấc mà trong điều kiện bình thường chúng không cần phải sử dụng đến. Điều đó cho phép những người thiếu ngủ vẫn có khả năng thực hiện tuy chỉ ở mức trung bình những công việc được giao.

Đồng hồ sinh học cũng có thể góp phần giúp người thiếu ngủ tỉnh táo bằng cách tăng cường các kích thích đến não bộ để giữ cho não vẫn còn khả năng hoạt động bình thường. Có hai mốc thời gian mà đồng hồ sinh học của mỗi người tác động rõ ràng nhất giúp họ giữ được sự tỉnh táo, một là khoảng 10 giờ sáng và hai là thời điểm 6-7 giờ tối. Trong những thời điểm này, những người thiếu ngủ có thể cảm thấy dễ chịu hơn nhưng vẫn có khả năng bị suy giảm trí nhớ, phản ứng chậm và giảm sự tập trung hơn.

Thật may mắn là chúng ta luôn có những cách hạn chế cơn buồn ngủ, mang lại sự tỉnh táo trước một ngày làm việc rất dài trước mắt. Một số những phương pháp đó có thể được kể đến như:

  • Một giấc ngủ ngắn: Một giấc ngủ ngắn được coi là “thuốc giải độc” cho hệ thần kinh sau một đêm thức trắng. Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Cơ quan hàng không và vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ [NASA] do Rosekind dẫn đầu, các phi công tham gia chuyến bay xuyên Thái Bình Dương được chợp mắt trong trung bình 26 phút đã giảm đến hơn một nửa khả năng xuất hiện các dấu hiệu của buồn ngủ trong quá trình bay.

Một giấc ngủ ngắn sẽ giúp cơ thể tỉnh táo hơn sau một đêm thức trắng

Ngay cả một giấc ngủ ngắn chỉ khoảng 10 phút cũng có thể mang lại tác động tích cực đối với cơ thể. Tuy nhiên nếu ngủ lâu hơn 45 phút, những người thiếu ngủ có khả năng cảm thấy mệt mỏi hơn khi thức dậy, điều này xảy ra do một hiệu ứng được gọi là quán tính giấc ngủ mỗi khi con người thức dậy từ một giấc ngủ sâu, luôn muốn kéo họ trở lại trạng thái ngủ. Nhưng khi vượt qua được những cảm giác đó, cơ thể sẽ được hưởng lợi từ những giấc ngủ ngắn.

  • Uống cà phê hoặc các đồ uống khác có chứa caffeine: Sử dụng cà phê hoặc các loại nước tăng lực có chứa caffeine giúp thần kinh trở lên tỉnh táo hơn. Theo nghiên cứu, hầu hết những người thiếu ngủ cần khoảng 100 đến 200 miligam caffeine tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể của họ. Một cốc nhỏ cà phê chứa khoảng 100 miligam caffeine trong khi những loại thuốc bổ sung caffeine thường có sẵn liều 100 hoặc 200 miligam caffeine.

Sẽ mất khoảng 15 đến 30 phút để cơ thể cảm nhận được tác dụng của caffeine và các tác dụng này có thể kéo dài trong khoảng 3 đến 4 giờ. Cách sử dụng cà phê tốt nhất được các phi công của NASA áp dụng là uống một cốc cà phê và chợp mắt khoảng 30 phút. Họ sẽ thức dậy với cảm giác sảng khoái và sẵn sàng với công việc. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng caffeine, chứng che giấu cơn buồn ngủ đang ngày càng tăng lên khiến bạn không thể kiểm soát được đâu là thời điểm cơ thể thực sự cần nghỉ ngơi và điều đó có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • Giữ cơ thể luôn hoạt động: Đi bộ hoặc làm việc sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn trong khi tập thể dục có thể cải thiện sự tập trung của não bộ. Khi di chuyển, các cơ bắp sẽ đưa ra phản hồi đối với hệ thần kinh thông qua hệ thống dây thần kinh giúp duy trì sự tỉnh táo.

Di chuyển sẽ giúp cải thiện sự tập trung của não bộ

Ngay cả việc thay đổi hoạt động hoặc tham gia vào một cuộc trò chuyện cũng có thể cải thiện sự tỉnh táo, tuy nhiên ngay khi dừng hoạt động hoặc nói chuyện, cơn buồn ngủ có thể lập tức kéo tới.

  • Tránh làm nhiều việc cùng lúc: Sau một đêm thức trắng, suy giảm trí nhớ sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Điều đó đồng nghĩa với việc não bộ không thể ghi nhớ được nhiều thứ cùng lúc. Một nghiên cứu trên 40 thanh niên thức trắng trong 42 giờ cho thấy khả năng ghi nhớ của não bộ giảm tới 38%. Các xét nghiệm hình ảnh [chụp cộng hưởng từ sọ não] đã xác nhận phần não liên quan đến gửi và nhận thông tin thường không hoạt động hoặc hoạt động kém ở những người bị thiếu ngủ.

Mỗi người luôn có thể cố gắng khiến cơ thể tự tỉnh táo sau một đêm mất ngủ hoặc thức trắng bằng nhiều cách khác nhau như rửa mặt bằng nước lạnh, uống một cốc cà phê hoặc giữ cơ thể luôn hoạt động....

Tuy nhiên giấc ngủ quan trọng với tất cả mọi người không khác gì nước, oxy và thức ăn. Việc mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu đối với sức khỏe. Mỗi khi được ngủ lại, cơ thể sẽ đi vào giấc ngủ sâu hơn bình thường. Những người thiếu ngủ sẽ có cảm giác ngủ ngon hơn, thậm chí là ngủ một mạch 10 đến 12 tiếng sau đó. Đó là khoảng thời gian mà cơ thể tự hồi phục sau một đêm thức trắng.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề