Cho dù bạn là ai hãy là người tử tế

Về nghề luật sư, Abraham Lincoln [Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ] nói: “Nếu bạn cho rằng bạn không thể trở thành một Luật sư tử tế, hãy chọn làm Người tử tế, đừng làm Luật sư” [“If you think that you can’t become a kind lawyer, please choose to be a kind person, don’t be a lawyer”]. Câu nói này chúng ta có thể hiểu rằng, để trở thành ‘Luật sư tử tế’ trước hết bạn phải là ‘Người tử tế’.

Khi thảo luận, chúng tôi đã từng đặt ra các tình huống:

  1. Bạn [luật sư] là một người tốt bụng, thế nhưng chuyên môn, kỹ năng của bạn không tốt, bạn khó có thể hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng. Có thể vì những thiếu sót của bạn khi cung cấp dịch vụ mà khách hàng thiệt hại [về tài sản, sinh mạng chính trị…]. Trường hợp này, bạn có phải là Luật sư tử tế không?
  2. Khi bảo vệ quyền lợi của khách hàng, bạn [luật sư] gặp những trường hợp không có đáp án chắc chắn, và: bạn được khách hàng ủy quyền, hoặc khách hàng yêu cầu bạn cung cấp ý kiến để họ ra quyết định: đúng hay sai, làm hay không làm, hy sinh cái này [chắc chắn] đế đạt được cái khác [không chắc chắn]. Nếu bạn [luật sư] không đủ không đủ quyết đoán, né tránh trách nhiệm, bạn có phải là Luật sư tử tế không?
  3. Bạn [luật sư] là một người vô tư, sẵn sàng giúp đỡ trường hợp khó khăn yếu thế. Nhưng vì thế, bạn là thiếu thốn nguồn lực. Vì hạn chế về nguồn lực, bạn không thể tương tác, hỗ trợ tốt cho cộng sự, không giữ được cam kết với đối tác, nhà cung cấp. Trường hợp này, bạn có phải là Luật sư tử tế không?

Về nội hàm của ‘sự tử tế’, ‘người tử tế’, ‘luật sư tử tế’, chúng tôi thấy rằng, trung tâm của ‘tử tế’ là  ‘lương thiện’. Thế nhưng điều đó chưa đủ, nội hàm của tử tế còn rộng hơn nữa: trí tuệ, hiểu rõ và tuân theo đạo lý, chân thành và tín nhiệm.[xem thêm: tư vấn pháp luật thừa kế]

Tính tử tế:

Từ điển tiếng Việt: ‘tử tế’ là: [1] tốt bụng, có lòng tốt; [2] sống đàng hoàng; [3] kỹ càng, cẩn thận, đúng đắn.

‘Tử tế’ là những hành động, việc làm được xuất phát từ lòng yêu thương, đồng cảm giữa người với người, hướng đến xã hội văn minh, tốt đẹp, nhân văn. Yếu tố đầu tiên, cốt lõi của sự ‘tử tế’ là ‘tấm lòng lương thiện’.[đọc về: tổng đài tư vấn giao thông đường bộ]

Tử tế có thể là những việc làm, hành động nhỏ, đời thường: đối xử chân thành, đúng mực với mọi người, lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ nhỏ, không nghi kỵ người thấp kém hơn mình; con cháu quan tâm, lo lắng đến sức khỏe ông bà, cha mẹ; bạn bè quan tâm giúp đỡ lẫn nhau; anh chị em yêu thương, đùm bọc nhau…

Tử tế có thể là hành động, việc làm thể hiện sự cảm thông với nỗi đau của người khác; luôn chia sẻ về tinh thần, giúp đỡ vật chất đối với những hoàn cảnh khó khăn; sống đúng với lương tâm, suy nghĩ đúng đắn; không bao giờ nghĩ xấu về ai, cũng không bao giờ làm hại ai.

Tử tế có thể là những việc làm, hành động: luôn đứng về lẽ phải; không chấp nhận an phận thủ thường, bàng quang, lãnh đạm với cái xấu; dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác; sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, cho đi mà không yêu cầu đền đáp…

Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp chúng ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn.

Một số khái niệm có liên quan:

‘Lòng tốt: là một hành vi được đánh dấu bởi các đặc điểm đạo đức, một khuynh hướng dễ chịu, quan tâm và cân nhắc cho người khác. Nó được coi là một đức tính, và được công nhận là một giá trị trong nhiều nền văn hóa và tôn giáo. Aristotle – nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại – định nghĩa ‘lòng tốt’ là “sự giúp đỡ đối với người đang cần, không phải để đáp lại bất cứ điều gì, cũng không phải vì lợi ích của chính người trợ giúp, mà là vì người được giúp đỡ”.[quan tâm tới: tư vấn sở hữu trí tuệ]

‘Lòng trắc ẩn’ [tích cực]: liên quan đến việc cho phép bản thân chúng ta bị lay động bởi đau khổ và trải nghiệm động lực, để giúp giảm bớt và ngăn chặn nó. Một hành động của lòng trắc ẩn được xác định bởi sự hữu ích của nó. Phẩm chất của lòng trắc ẩn là sự kiên nhẫn và trí tuệ; lòng tốt và sự kiên trì; ấm áp và quyết tâm. ‘Lòng trắc ẩn’ được coi là hợp lý trong tự nhiên và ứng dụng của nó được hiểu là một hoạt động cũng dựa trên phán đoán hợp lý. Khác biệt giữa ‘sự cảm thông’ và ‘lòng trắc ẩn’ là sự cảm thông phản ứng với đau khổ từ cội rễ là sự lo lắng, trong khi ‘lòng trắc ẩn’ phản ứng với đau khổ xuất phát từ sự ấm áp và quan tâm.

‘Vị tha’ [Chủ nghĩa Vị tha] là: nguyên lý hay hành động quan tâm tới lợi ích của người khác. Đây là một đức hạnh truyền thống ở nhiều nền văn hóa và là một khía cạnh nền tảng của rất nhiều truyền thống tôn giáo. Vị tha là sự đối nghịch của tính ích kỷ. ‘Vị tha’ có thể được phân biệt với ‘nghĩa vụ’ và ‘lòng trung thành’. Vị tha là động cơ cung cấp một thứ gì đó có giá trị cho một ai mà không phải là bản thân mình, trong khi đó nghĩa vụ tập trung vào bổn phận tinh thần đối với một cá nhân hay với một tập thể cụ thể. Vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó mà không phải là bản thân mình mà không kỳ vọng sẽ được nhận bồi thường hay lợi ích, dù là trực tiếp, hay gián tiếp.

‘Đồng cảm’ là: khả năng hiểu hoặc cảm nhận những gì người khác đang trải qua trong khung tham chiếu của họ, nghĩa là khả năng đặt bản thân vào vị trí của người khác. Đồng cảm bao gồm một loạt các trạng thái cảm xúc, bao gồm: chăm sóc người khác và có mong muốn giúp đỡ họ; trải nghiệm cảm xúc phù hợp với cảm xúc của người khác; nhận thấy những gì người khác đang nghĩ hoặc cảm thấy và thu hẹp sự khác biệt giữa bản thân và người khác; làm giảm khoảng cách giữa việc định danh chính mình và người khác. Đồng cảm có thể bao gồm có sự hiểu biết rằng, có nhiều yếu tố đi vào quá trình ra quyết định và quá trình suy nghĩ nhận thức. Kinh nghiệm trong quá khứ có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hiện tại. Hiểu điều này cho phép một người có sự đồng cảm với những cá nhân đôi khi đưa ra quyết định ‘phi logic’ cho một vấn đề mà hầu hết các cá nhân sẽ phản ứng với một phản ứng hiển nhiên hơn.

Người tử tế – những đức tính cần có:

Người tử tế luôn có những hành động xuất phát từ động cơ trong sáng, mọi suy nghĩ đều hướng đến sự lương thiện, vì cuộc sống chung, thậm chí còn biết hy sinh những quyền lợi cá nhân để hướng tới những điều tốt đẹp trọn vẹn cho cộng đồng.

Người tử tế luôn có tấm lòng bao dung, độ lượng, không quan tâm đến địa vị, danh vọng, không quá chú trọng vào cái tôi mà luôn luôn nghĩ cho người khác, đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết.[đọc về: dịch vụ tư vấn doanh nghiệp]

Người tử tế có sự nhiệt huyết với con người, với cuộc đời một cách đáng kinh ngạc. Sự nhiệt huyết chính là sức mạnh để họ giải quyết mọi công việc, biến những việc lớn thành việc nhỏ, biến những việc khó giải quyết thành những chuyện dễ dàng giải quyết.

Người tử tế, theo chúng tôi, có những đặc điểm rất gần nội hàm của khái niệm ‘Quân tử’ trong học thuyết của Nho giáo, đó là:

  1. Nhân [tấm lòng lương thiện]: luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Nhân cụ thể hóa bằng những nguyên tắc: Cái gì bản thân mình không muốn hoặc người không muốn thì không làm cho người; Cái gì người muốn thì tích tụ lại cho người; Mình muốn đứng vững thì làm cho người khác đứng vững; Mình muốn thành đạt thì giúp đỡ người khác thành đạt.
  2. Nghĩa [coi trọng đạo lý]: chỉ làm và nên làm những việc nhằm duy trì đạo lý, lẽ phải.
  3. Lễ [tuân thủ phép tắc]: Trong ứng xử [cử chỉ, điệu bộ, phong thái], ‘giữ lễ’ thể hiện sự tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực đạo đức, hoặc của nhóm xã hội được xã hội thừa nhận. ‘Giữ lễ’ cũng để bày tỏ sự tôn trọng đối với người khác, với cộng đồng, với những định chế xã hội. Người tuân thủ quy tắc, chuẩn mực sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác, của xã hội. Việc tuân thủ quy tắc thể hiện người đó có tinh thần kỷ luật, rèn luyện khắt khe, có đạo đức.
  4. Trí [trí tuệ uyên bác]: kiến thức sâu, rộng để có thể suy xét, hiểu rõ bản chất vấn đề, từ đó có hành động đúng đắn.
  5. Tín [uy tín]: chính trực, lời nói nhất quán với việc làm, không ngừng nâng cao tín nhiệm.

Người quy tụ các đức tính trên mà trong đó trung tâm là Nhân được coi là người có đức Nhân: tình cảm chân thật, ngay thẳng; hết lòng vì nghĩa; nghiêm trang, tề chỉnh; rộng lượng, khoan dung và siêng năng cần mẫn. Người có đức Nhân chỉ hành động vì Nghĩa, đối lập với Kẻ bất nhân chỉ hành động vì Lợi.

Luật sư tử tế:

 ‘Luật sư tử tế’, chúng tôi cho rằng có thể nhìn nhận ở ba nhóm chính: [1] tầm nhìn, [2] sự nỗ lực và [3] năng lực.

  • Kỳ vọng vào ‘thượng tôn pháp luật’:

Luật sư có kinh nghiệm thực tế có thể cảm nhận thấy rõ, Việt Nam hiện nay, khi có sự can thiệp bởi quyền lực hoặc đồng tiền, ‘công lý’ và ‘lẽ công bằng’ có thể ‘cong’ đi. Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, thực sự luật sư trong hoàn cảnh đó đứng trước rất nhiều áp lực, thậm chí áp lực ngược từ chính khách hàng khi họ đòi hỏi phải thắng vụ kiện hoặc đạt kết quả nào đó.

Thế nhưng cần hiểu rõ ràng, kể từ khi có xã hội loài người, cuộc chiến giữa ‘thiện và ác’, ‘chính và tà’ liên tục, không ngừng nghỉ. Mỹ, Hàn Quốc, Singapore…, những đất nước này rất phát triển, nhưng vài chục năm trước cũng trải qua những giai đoạn quá độ. Cũng có những giai đoạn pháp luật bị lũng loạn, tham nhũng tràn lan. Nhưng khi nền kinh tế phát triển đến một mức nhất định, pháp luật sẽ phải thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa không còn ‘điều sai trái’. Tôi tin tưởng rằng, Việt Nam với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện tại thì xu hướng ‘thượng tôn pháp luật’ sẽ thống lĩnh.

Tổ chức, xã hội, quốc gia, tùy vào trái tim của mỗi thành viên trong đó cấu tạo nên. Nếu mỗi người trong đó chỉ biết nghĩ đến mình thì tình hình nhiễu nhương; nếu họ tinh thần bác ái vì người khác thì sẽ có một xã hội thịnh vượng. Luật sư không nên chỉ phàn nàn rằng, xã hội lộn xộn, pháp luật lộn xộn, hoặc đợi đến lúc có ‘thượng tôn pháp luật’ rồi mới quyết định trở thành ‘luật sư tử tế’. Nếu mỗi người hành nghề luật đều tin ‘thượng tôn pháp luật’ là tất yếu và có hành động thiết thực, chúng tôi tin thời điểm Việt Nam trở thành xã hội ‘thượng tôn pháp luật’ sẽ sớm đến thôi.

Giá trị thực của chúng ta được quyết định bởi những giá trị mà chúng ta ‘cho đi’, chứ không phải những giá trị mà chúng ta ‘nhận được’. Thế giới sẽ đối xử chúng ta như cách chúng ta đối xử với thế giới. Mọi người sẽ không lợi dụng chúng ta nếu chúng ta không có ý lợi dụng ai trong bất kì họ. Nó giống như một hệ miễn dịch quanh chúng ta. Lòng ích kỷ và tham lam dù có đầy rẫy ở xung quanh, nhưng nó sẽ không là phải vấn đề nếu chúng ta biết cách ứng xử tử tế.

‘Tử tế’ xác lập dựa trên nền tảng không vì tư lợi, hay ham muốn cá nhân, mà khách hàng, vì đồng nghiệp, vì cộng đồng. Trong một tổ chức, nếu mọi người cùng dốc sức, đoàn kết, sáng tạo, tạo nguồn động lực lớn để phát triển.

Trước những mục tiêu khó khăn, nếu Luật sư đứng trơ như phỗng, rồi tự bỏ cuộc vì nghĩ “mình không thể làm gì được” thì là kẻ nhu nhược, yếu đuối, chỉ biết trốn tránh.

Bất kỳ việc gì, để thành công Luật sư đều phải cũng bắt đầu từ tư duy mạnh mẽ. Đặt ra mục tiêu thật cao và nghĩ “tôi muốn như thế”. Bắt đầu từ suy nghĩ mạnh mẽ, ngủ cũng như thức, không phút nào không nghĩ đến mục tiêu đó, từ đó thực hành.

Con đường đó có thể rất chông gai, đầy rẫy những khó khăn, nhưng những người kiên định với ý chí mạnh mẽ sẽ không bao giờ rời khỏi con đường dẫn đến mục tiêu. Dọc đường có gặp trắc trở, giậm chân tại chỗ hay vấp ngã, người kiên trì vẫn đứng dậy để tiến về phía trước. Ngược lại, những người không có chí sẽ chẳng có con đường nào mở ra. Lập chí và bước đi – không dễ dàng. Hãy lấy khó khăn làm niềm vui.

Học: không chỉ là tích lũy kiến thức, mà còn hướng tới phát triển nhân cách toàn diện trên cơ sở phát triển năng lực, tư duy sáng tạo và năng lực hành động. Người học tự tìm tri thức, vận dụng, sử dụng tri thức, trên cơ sở đó kiến tạo tri thức mới cho bản thân, xã hội; chuyển hóa các loại tri thức thành năng lực, tích hợp kiến thức, kỹ năng vào giải quyết vấn đề. Học tập là không ngừng, không nghỉ.

Làm việc: chăm chỉ, cố gắng, hết sức mình. Làm việc không thể đơn giản vì tiền hay để nhận công. “Làm việc” ở đây là hết lòng vào công việc, lao động hết sức mình, để xây dựng trái tim, linh hồn, nhân cách.

Học tập, rèn luyện, làm việc phải liên tục, không ngừng nghỉ, nỗ lực hằng ngày với sự tập trung cao độ. Nếu thờ ơ, không có cái nhìn xuyên suốt thì gặp sự cố không thể có phán đoán, hành xử đúng đắn.[xem thêm về: dịch vụ thành lập công ty]

Nghịch cảnh là cơ hội để Luật sư nhìn lại mình và giúp ta trưởng thành. Hãy xem nghịch cảnh là cơ hội tốt để lập chí mạnh mẽ, đối mặt với nó một cách dũng cảm. Chính nhờ thử thách mà quyết tâm đạt được.

Thử thách không chỉ hiểu đơn thuần chỉ là gặp rủi ro, khó khăn. Thành công cũng chính là thử thách. Cho dù đạt được thành công nhất thời, Luật sư cũng không được kiêu căng ngạo mạn, không đánh mất lòng khiêm tốn, tiếp tục nỗ lực không ngừng. Chúng ta trở nên mất kiểm soát không phải lúc công việc gặp khó khăn, mà là lúc đang gặp thuận lợi. Thử thách dành cho Luật sư là phải luôn thận trọng, hành xử đúng đắn, âm thầm lao động, chuyên tâm làm việc, tránh sa đà vào hưởng thụ xa hoa.

Luật sư thì cần phải tính toán kỹ lưỡng đến chiến lược, chiến thuật. Luật sư thường xuyên kết nối, làm việc với mọi người. Cho nên, khi ra “tiền tuyến” vui buồn cùng “đồng đội”, khi thì rút về “trận địa” thì xây dựng kế hoạch tác chiến. Liên tục liên lạc, hợp tác, không lơi là mới đạt hiểu quả cao nhất.

‘Nâng cao tâm hồn – phát triển sự nghiệp’ – chỉ mối quan hệ biện chứng giữa nhân cách luật sư và thành tích cá nhân và tổ chức của họ. Cũng có thể nói đây là bản chất của dịch vụ chân chính. Muốn phát triển sự nghiệp thì trước tiên phải nâng cao tâm hồn bản thân, sau đó tự nhiên thành tích cũng sẽ đi theo.

Liên tục làm việc, rèn luyện hàng ngày để “không ngừng nâng cao tín niệm”. Không ngừng nâng cao quan niệm làm việc, cách nghĩ, quan niệm triết học, chứ không phải chỉ kỹ năng nghề nghiệp.

Cho dù đã tu thân, lập chí nhưng khi gặp sự cố mà không giải quyết được thì cũng chỉ là vô dụng. Nghĩa là phải luôn chuẩn bị để có thể ứng dụng, thực hành kiến thức có được. Dù có học bao nhiêu tri thức tinh thông, có học lý luận, kỹ thuật bao nhiêu, nhưng không có dũng khí, không giữ cho mình một lòng tin mạnh mẽ, ý chí cao mà thực hành thì không thể nào khắc sâu, thu thập kiến thức vào người được, đến khi tiến hành thực tế thì không giúp ích gì.

Đạo lý được xác lập dựa trên nền tảng không vì tư lợi hay ham muốn cá nhân của Luật sư mà vì khách hàng, vì xã hội. Chính vì tôn trọng đạo lý, tôn trọng lẽ phải, mà mọi người sẽ ủng hộ, cùng dốc sức, đoàn kết, sáng tạo, tạo nguồn động lực để phát triển.

Sống tốt, sống thật đúng với đạo lý tự nhiên, đạo lý làm người, có nghĩa là “thông suốt, quán triệt những điều đúng đắn với tư cách làm người”. Còn “yêu thương con người” là bỏ hết tâm tư, tư dục cá nhân, sống với trái tim biết nghĩ đến người khác, vì cái lợi cho người khác. Tôi theo phương châm này mà lèo lái công ty và chưa từng lầm đường lạc lối.

Trong việc dấn thân, thử thách mở ra sự nghiệp mới, phần lớn người ta thất bại, chỉ có một số ít người đạt tới thành công. Chúng tôi tin rằng, yếu tố quyết định thành bại là trái tim trong sáng, không tư lợi.

Video liên quan

Chủ Đề