Tại sao giọng nói lại nhỏ

Thanh quản

Bạn thắc mắc về việc thay đổi giọng nói xảy ra như thế nào? Câu trả lời nằm ở thanh quản của bạn. Thanh quản cũng giống như một chiếc hộp âm thanh và có hình dạng một chiếc ống sụn. Thanh quản là một bộ phận nằm trong cổ, phần cuống họng, nó có liên quan đến việc hô hấp, điều chỉnh âm thanh và ngăn việc thức ăn tràn vào khí quản nhờ chức năng đóng mở của một loại sụn mang tên sụn nắp thanh quản [sụn thượng thiệt]. Thanh quản sẽ to hơn trong thời gian dậy thì của bạn. Trong chức năng điều chỉnh âm thanh, nó kiểm soát việc nói, hát, la hét, cười lớn và tạo nên tất cả mọi tiếng ồn.

Khi con trai tới tuổi dậy thì, cơ thể bắt đầu tiết ra nhiều testosteron [một loại hormone sinh dục nam giới]. Testosteron chính là nguyên nhân làm cho thanh quản phát triển, dây thanh quản dài, dày hơn. Dây thanh quản là một cơ mỏng, kéo duỗi ngang qua thanh quản giống như dây cao su.

Giọng nói được tạo nên như thế nào?

Khi bạn nói, không khí đi vào bên trong phổi và làm cho dây thanh quản rung lên, tạo nên âm thanh giọng nói của bạn. Dây thanh quản giống như một sợi dây cao su. Bạn sẽ hình dung rõ hơn nếu đã từng gảy một sợi dây chun và nghe âm thanh của nó, âm thanh cao khi sợi dây được kéo căng và giãn, âm thanh đó trầm hơn tỷ lệ thuận với độ dày của sợi dây.

Trước khi bạn dậy thì, thanh quản của bạn khá nhỏ, dây thanh quản cũng nhỏ và mỏng. Điều đó lí giải tại sao giọng nói của trẻ con cao hơn người lớn. Khi bạn đã qua tuổi dậy thì, thanh quản của bạn to hơn, dây thanh quản cũng dày và dài hơn nên giọng nói trầm hơn. Hiện tượng này được gọi là vỡ giọng. Quá trình vỡ giọng sẽ kéo dài trong vài tháng và giọng nói của bạn sẽ ổn định khi kết thúc quá trình phát triển của thanh quản sau vài tháng này.

Yết hầu

Tuổi dậy thì không chỉ làm giọng nói của con trai khác, bạn có thể nhìn thấy một sự thay đổi khác ở phần cổ. Khi thanh quản phát triển to hơn, nó nghiêng một góc độ khác nhau và nhô ra một phần ở phía cổ. Bạn có thể nhìn thấy nó ở đằng trước họng. Nó được gọi là sụn giáp hay yết hầu.

Ở con gái, thanh quản cũng phát triển to hơn nhưng không to như ở con trai, nên bạn không nhìn thấy phần sụn nhô lên ở cổ con gái.

Nói về sự thay đổi giọng nói của bạn

Mọi người có thời gian thay đổi giọng nói khác nhau, một vài đứa trẻ có thể thay đổi giọng nói sớm hơn hoặc muộn hơn. Ở một số người, quá trình vỡ giọng có thể diễn ra dần dần, trong khi một số người khác xảy ra nhanh chóng.

Nếu như quá trình vỡ giọng của bạn không xảy ra hợp lí về thời gian, bạn đừng nên quá lo lắng. Bạn cũng đừng nên quá căng thẳng nếu như giọng nói của bạn trở nên buồn cười trong quá trình vỡ giọng. Hãy nói chuyện với bố mẹ, những người thân trưởng thành hoặc những người bạn đã trải qua quá trình thay đổi giọng nói về vấn đề này. Giọng nói của bạn sẽ rõ ràng, trầm ấm và khỏe mạnh hơn sau một thời gian ngắn.

CTV Thu Hiền - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Familydoctor

Video liên quan

Chủ Đề