Tại sao chỉ có ông già noel

Chỉ còn 1 tháng nữa là tới Giáng sinh, chắc hẳn rất nhiều trẻ em trên thế giới đang trông chờ ông già Noel cùng đàn tuần lộc đến phát quà cho mình. Tuy rằng chẳng ai dám khẳng định ông già Noel có thật hay không nhưng những câu chuyện thú vị xung quanh ông vẫn được rất nhiều người bỏ công sức tìm hiểu.

Chín chú tuần lộc không chỉ giúp kéo xe mà còn là thú cưng bầu bạn với ông già Noel. Nguyên gốc những chú tuần lộc được tạo ra từ chú ngựa chiến 8 chân Sleipnir của thần Odin trong thần thoại Na Uy.

Ngoài đàn tuần lộc, theo bài thơ “Chuyến thăm của St.Nicholas”, ông già Noel còn rất yêu quý chú mèo Lady Whiskers.


Thú cưng của ông già Noel


Thú cưng của ông già Noel

Hình mẫu hiện đại của ông già Noel tổng hợp từ nhân vật Father Chrismast [Cha Giáng sinh] của Anh, thánh Sinterklaas của Hà Lan, giám mục Hy Lạp và người tặng quà của nền văn minh Myra.

Đằng sau hình tượng ông già Noel vui nhộn mặc đồ đỏ ngày nay là một nhân vật có thật: Thánh Nicholas thành Myra [ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ], một tu sĩ Thiên Chúa Giáo từng sống vào thế kỷ thứ III sau công nguyên. Ông được cho là đã có công ngăn chặn một cơn bão dữ để cứu những thủy thủ xấu số, quyên góp tiền cho một người cha bị buộc phải bán con gái mình làm gái mại dâm, và thậm chí là hồi sinh ba cậu bé bị một tay đồ tể bất lương chặt ra nhiều mảnh. Ngày nay, Thánh Nicholas được coi là thánh bảo hộ thủy thủ, trẻ em, chủ tiệm cầm đồ, và nhiều người khác.

Ở Bắc Âu, người ta truyền tai nhau câu chuyện về vị tu sĩ này pha lẫn với truyện dân gian của người Teuton về yêu tinh tai nhọn và xe trượt tuyết bay trên trời. Ở Hà Lan, Thánh Nicholas được gọi bằng cái tên viết bằng tiếng bản địa là Sinterklaas. Ông được mô tả là một người đàn ông cao lớn, râu tóc bạc trắng, mặc áo choàng tu sĩ màu đỏ, thường đến vào mỗi dịp mồng 6 tháng 12 trên một con thuyền và để lại quà tặng hoặc những cục than ở nhà của mọi đứa trẻ. Để đáp lễ, họ để cà rốt và củ cải cho ngựa của thánh Nicolas ăn.


Nguyên mẫu của ông già Noel


Nguyên mẫu của ông già Noel

Tuy nhiều người lớn không tin vào sự tồn tại của ông già Noel nhưng với trẻ con, ông già Noel hoàn toàn có thật và dĩ nhiên mỗi năm từ tháng 11 chúng đã chuẩn bị những bức thư và điều ước để gửi đến ông già Noel.

Ông già Noel nghiễm nhiên trở thành một “siêu sao toàn cầu” với lượng thư "khủng" từ nhiều quốc gia mỗi năm. Một trong những địa chỉ phổ biến là làng Ông già Noel ở Phần Lan, nơi nhận được hơn 500.000 bức thư mỗi năm từ 192 quốc gia. Ở Pháp mỗi năm nhận được trên 1,5 triệu bức thư và con số này ở Canada 1,3 triệu.

Chúng ta cũng thừa biết rằng trên thực tế Ông già Noel sẽ chẳng là người phải đi trả lời hết các bức thư ấy. Những lá thư được gửi đến ông già Noel đến Bắc Cực sẽ không được gửi đến bưu điện thành phố Anchorage, Alaska. Chúng sẽ được vận chuyến đến Bưu chính Mỹ và được xếp riêng vào một nơi.


Số thư ông già Noel nhận được mỗi năm


Số thư ông già Noel nhận được mỗi năm

Có một truyền thuyết kể về thánh Nicolas [sau là ông già Noel], một tu sĩ đạo Cơ đốc sống vào thế kỉ thứ IV ở Hy Lạp xưa [nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ] rất thích giúp đỡ người nghèo khổ. Ông âm thầm mang tiền cho nhiều gia đình để họ không bán con cái làm nô lệ và gái mại dâm.

Một lần nọ, thánh Nicolas [sau này là ông già Noel] vì thương tình ba cô con gái đến tuổi lập gia đình nhưng không chàng trai nào chịu lấy vì quá nghèo nên ngài đã ném 3 đồng tiền vàng vào ống khói nhà các cô gái trong 1 đêm đông giá lạnh, vô tình chúng rớt vào các đôi bít tất mà họ hong bên lò sưởi, ba cô con gái đã có thể lấy chồng và sống cuộc đời hạnh phúc.

Điều này dẫn đến phong tục trẻ em treo tất dưới ống khói để chờ những món quà từ Thánh Nicholas.


Tại sao ông già Noel lại để quà vào tất


Tại sao ông già Noel lại để quà vào tất

Trên thế giới có khá nhiều ngôi làng dành riêng cho ông già Noel và nổi tiếng nhất phải kể đến làng Rovaniemi tại Lapland, phía bắc Phần Lan.

Được biết "Ông già Noel" đã trở thành ngành công nghiệp chủ lực thu nhiều lợi nhuận tại Rovaniemi, thủ phủ của Lapland từ những năm 1950 sau chuyến thăm của đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt. Ngôi làng Santa Claus ở Rovaniemi là quê hương chính thức của ông già Noel. Nơi một ông già Noel ngoài đời thực nhận được thư và gặp gỡ những người hâm mộ trên khắp thế giới. Bạn có thể gặp ông già Noel tại văn phòng của mình và gửi thư cho gia đình và bạn bè từ bưu điện chính thức của Santa Claus.

Để thu hút khách du lịch, các cư dân ở Rovaniemi đã xây dựng nhiều điểm tham quan hấp dẫn dựa theo truyền thuyết về Ông già Noel như ngôi nhà Giáng sinh, bưu điện của Ông già Noel, lâu đài tuyết,... Ngoài ông già Noel "thật", trong làng cũng có 500 người lùn làm nhiệm vụ sắp xếp các lá thư gửi đến ông già Noel từ khắp nơi trên thế giới và cung cấp các dịch vụ cho khách tham quan.


Ngôi làng của ông già Noel


Ngôi làng của ông già Noel

Rất nhiều người thắc mắc liệu ông già Noel có vợ không hay ông chỉ quanh năm bầu bạn với đàn tuần lộc, chú mèo và tỉ mẩn làm những món đồ chơi? Điều này đã được tác giả là James Rees, một nhà truyền giáo Cơ đốc ở Philadelphia, Mỹ giải đáp trong câu chuyện “Huyền thoại Giáng Sinh” xuất bản năm 1849.

Câu chuyện có đề cập tới một người phụ nữ tên Jessica Mary Claus [được đặt tên theo tên mẹ của Chúa Jesus] chính là vợ của ông già Noel. Ngoài ra, người vợ này cũng được đề cập đến trong bộ phim “Santa Claus chinh phục người sao Hỏa” năm 1964.

Tuy nhiên, nhiều người tin rằng Ông già Noel chính là Thánh Nicholas. Thánh Nicholas là người mộ đạo và theo đạo từ nhỏ nên không kết hôn.


Vợ của ông già Noel


Vợ của ông già Noel

Nếu bạn để ý kĩ trong những đoạn phim hoạt hình về ông già Noel thì sẽ thấy một chú tuần lộc mũi đỏ. Chú tuần lộc này có tên Rudolph và xuất hiện từ năm 1939 trong cuốn sách của nhà văn Robert L. May.

Rudolph thường xuyên bị mọi người trêu chọc và ghét bỏ bởi chú có một cái mũi khác hẳn với những con tuần lộc khác. Mũi chú rất to, lại đỏ và còn sáng như một quả châu Giáng Sinh nữa chứ. Mọi người không ai chơi với chú, còn gọi chú là Rudolph Mũi Đỏ nên chú buồn lắm. Trong một đêm Giáng Sinh, Rudolph đến xin Ông già Noel cho tham gia cùng đội bay. Nhưng những con tuần lộc khác nghe thấy đều giễu cợt chú, chúng nói rằng trẻ em sẽ sợ phát khóc khi nhìn thấy cái mũi của chú, làm Rudolph tủi thân lắm. Ông già Noel dù đã để ý nhưng vẫn không chọn vì nghĩ Rudolph vẫn còn rất bé. Đêm đó, một cơn bão ập đến trước giờ xuất hành. Gió lạnh thổi rất mạnh, trời tối đen mịt mờ sương tuyết.

Ông già Noel lo lắng không biết làm sao có thể đi đưa qua kịp với thời tiết xấu như thế. Rồi ông chợt nhớ tới Rudolph với chiếc mũi sáng. Ông già Noel nói rằng với chiếc mũi đỏ và sáng của Rudolph, các anh tuần lộc có thể nhìn theo đó để đi trong sương mù và bão để vượt qua núi và đại dương. Đêm đó Rudolph đã giúp cả đoàn xe hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ của mình. Không ai còn cười chê Rudolph nữa, chú cũng không còn tự ti về chiếc mũi khác thường của mình. Ông già Noel trao tặng Rudolph huân chương danh dự vì lòng dũng cảm. Tên Rudolph đi vào lịch sử là chú tuần lộc nhỏ tuổi và dũng cảm nhất làng của Ông gia Noel.

Nếu có lúc nào đó, mọi kế hoạch không suôn sẻ như mong đợi, cũng hãy luôn giữ niềm tin vào cuộc sống này. Như câu chuyện chúng ta vừa đọc, thậm chí sự bất thường cũng có thể trở thành phi thường. Và rồi một ngày nào đó, điều kỳ diệu cũng sẽ đến trong cuộc đời của mỗi chúng ta.


Một con tuần lộc của ông già Noel có chiếc mũi đỏ


Một con tuần lộc của ông già Noel có chiếc mũi đỏ

Một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc chính là ông già Noel lấy đâu ra nhiều quà để phát cho trẻ em toàn thế giới đến vậy?

Theo truyền thuyết, nhà của ông có một xưởng làm việc nơi ông và những người giúp việc tạo ra những món quà tặng cho trẻ em ngoan vào dịp Giáng sinh. Một số câu chuyện và truyền thuyết nói rằng nhà của ông là cả một ngôi làng với rất nhiều người hầu cận giúp việc ở quanh nơi ở và xưởng đồ chơi của ông.


Ông già Noel lấy quà ở đâu?


Ông già Noel lấy quà ở đâu?

Lò sưởi được coi là nguồn gốc của phước lành, và người ta tin rằng những người hầu cận của Ông già Noel và những vị thánh thần mang quà qua chiếc cổng này. Hay một lý do đơn giản nhất mà nhiều người có thể nghĩ ra để giải thích cho việc tại sao ông già Noel chui ống khói để tặng quà chính là vì ông sẽ đi phát quà vào lúc đêm, lúc mà tất cả mọi người đều đi ngủ, nhà nhà đều đóng cửa.

Đường vào của Ông già Noel qua ống khói trở thành truyền thống ở Mỹ một phần nhờ bài thơ “A Visit from St. Nicholas” [Một chuyến thăm của Thánh Nicolas].

Vào đêm giáng sinh, trẻ em lại nô nức treo những chiếc tất đáng yêu bên ống khói để chờ nhận quà, ở Mỹ và Canada, thậm chí trẻ em còn để dành cho Ông già Noel một cốc sữa và một đĩa bánh bên cạnh lò sửa.


Tại sao ông già Noel vào nhà tặng quà bằng ống khói?


Tại sao ông già Noel vào nhà tặng quà bằng ống khói?

Ban đầu, trang phục của ông già Noel là màu xanh, cũng có nhiều người cho biết màu đỏ bắt nguồn từ bộ lễ phục giám mục của thánh Nicolas ở thế kỷ IV.

Tuy nhiên chỉ đến năm 1930 khi Coca Cola đã chọn hình tượng ông già Noel làm đại diện cho chiến dịch quảng cáo mùa Giáng Sinh năm đó của hãng cùng với một bộ đồ đỏ thì ông già Noel mới thực sự trở nên nổi tiếng. Thật không ngờ, sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ủng hộ hơn. Và cứ thế, năm này qua năm khác, Coca Cola lại tiếp tục duy trì và đánh bóng một hình ảnh Ông già Noel mặc áo đỏ trắng.

Sau đó, nhiều sản phẩm khác cũng ăn theo, bắt chước hình mẫu của Coca Cola. Nhưng nhờ có vậy mà Ông già Noel càng thêm nổi tiếng, hình ảnh ông già Noel với chùm râu dài trắng cùng bộ đồ đỏ đã trở thành "chuẩn mực" trong mắt nhiều người.

Còn với rất nhiều người, ông già Noel gắn liền với hai màu đỏ và trắng vì Giáng sinh có rất nhiều tuyết, và áo choàng đỏ nổi bật nhất, dễ nhận ra nhất và đẹp nhất giữa khung cảnh bao la tuyết trắng. Màu đỏ cũng mang đến sự ấm áp, vui nhộn và may mắn - thể hiện sự mong muốn một Giáng sinh an lành trên khắp thế giới.


Lý do trang phục của ông già Noel màu đỏ


Lý do trang phục của ông già Noel màu đỏ

Page 2

Biển Chết, bạn vẫn tự hỏi tại sao lại đặt một cái tên ghê sợ như vậy cho một vùng biển nổi tiếng trên thế giới này. Phải chăng luôn có một truyền thuyết kỳ bí đằng sau cái tên đó? Tuy nhiên, dù là lý do gì đi nữa thì đây cũng là một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm hàng năm. 

Biển Chết, bạn vẫn tự hỏi tại sao lại đặt một cái tên ghê sợ như vậy cho một vùng biển nổi tiếng trên thế giới này. Phải chăng luôn có một truyền thuyết kỳ bí đằng sau cái tên đó? Tuy nhiên, dù là lý do gì đi nữa thì đây cũng là một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm hàng năm.

1. Có tên là Biển Chết, nhưng thực ra đây không phải một vùng biển mà là một hồ nước mặn

Thật khó hiểu khi hồ mà có thể mặn, còn mặn gần gấp mười lần độ mặn của nước biển. Vì thế, Biển Chết không hề bình thường chút nào cả. Giả sử nếu nó được gọi là “Hồ Chết” thì bạn sẽ nghĩ rằng nó chẳng thể mặn, hoặc nếu có mặt thì cá hồi vẫn có thể tung tăng trong cái hồ ấy.

Nếu xem xét đến vị trí của nó, Biển Chết, phía đông giáp với Jordan, phía tây giáp với Israel, hai nơi mà hầu hết ai cũng nghĩ tới sa mạc khô cằn. Nhưng thực tế một Biển Chết được tìm thấy giữa chốn này sẽ khiến bạn nghĩ rằng Biển Chết thật đặc biệt và không giống với những “nơi có nước” khác.

2. Tên nó là Biển Chết nhưng bạn không thể nào chết đuối ở đó

Khi ngâm mình trong nước Biển Chết, dường như bạn có thể hoàn toàn yên tâm, thậm chí có thể ngủ, để mặc cơ thể trôi nổi trên mặt nước. Vì vậy, xác suất tử vong khi đang bơi ở Biển Chết là vô cùng thấp, bạn lúc nào cũng có thể nổi lên mặt nước một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu ngâm liên tục chỉ trong khoảng nửa tiếng đồng hồ, có thể bạn sẽ cảm thấy họng khô háo. Lên khỏi mặt nước chỉ một lát là cả người khô hết, tóc như bị xịt gôm, những giọt nước còn đọng lại trên quần áo bơi có kèm chút muối.

Cũng chính vì hàm lượng muối quá cao, không có sinh vật nào sinh sống được ở nơi đây, ngoại trừ một số vi sinh vật, vi khuẩn.

3. Không như muối bình thường, muối ở Biển Chết rất đắng

Bạn sẽ không dám nếm thử muối ở đây vì nó được gọi là “muối siêu đắng”. Thực tế thành phần Natri Clorua [muối ăn] của nó chỉ từ 12-18%, so với muối ở đại dương là 97% Natri Clorua. Nên muối từ biển chết nên dùng vào việc khác ngoài việc nấu ăn.

4. Biển Chết mang lại lợi ích cho cả người sống lẫn… người chết

Với thành thần khoáng chất đang chứa, bùn ở Biển Chết nhanh chóng trở thành một loại mỹ phẩm nổi tiếng. Bên cạnh đó còn nó còn chữa được nhiều loại bệnh, thúc đẩy lưu thông máu, trao đổi chất. Quả thật, các muối trong Biển Chết, với tất cả các khoáng chất cần thiết của nó, có thể điều trị da khô, đau nhức cơ bắp, nổi mề đay, mụn trứng cá, vẩy nến và nhiều bệnh khác. Điều này làm cho Biển Chết là một trong những thành phần quan trọng của các loại thuốc cũng như mỹ phẩm.

Biển Chết không chỉ tốt cho người sống, mà nó còn mang lại lợi ích cho người chết. Nhiều thế kỷ trước, người Ai Cập sử dụng bùn của nó để làm thành xác ướp. Với hàm lượng muối ở Biển Chết, bạn có thể an tâm là những xác ướp được bảo quản tốt. Bây giờ không ai còn ướp xác ướp bằng bùn ở Biển Chết bởi thay vì ướp người đã khuất, bùn có thể giúp ích cho những người đang sống.

5. Chỉ “chết” bên trong biển, còn bên ngoài thì không

Người ta gọi là Biển Chết bởi vì không có sinh vật nào sống và tồn tại được ở đây. Tuy nhiên bên ngoài Biển Chết thì thảm thực vật vô cùng phong phú.

Bên cạnh đó, Biển Chết cũng đóng góp lợi ích cho nông nghiệp. Ví như lượng kali từ Biển Chết có thể sử dụng như một loại phân bón, giúp cây trồng phát triển tốt.

Video liên quan

Chủ Đề