Tại sao cần phải phân loại dự án đầu tư?

Với số lượng các dự án đầu tư không ngừng tăng lên thì các loại dự án đầu tư cũng ngày càng đa dạng hóa. Việc phân loại dự án đầu tư sẽ giúp các nhà đầu tư có thể lựa chọn được dự án đầu tư phù hợp với tình hình tài chính và nhu cầu của mình. Hãy cùng Công ty luật Thái An tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây. 

Phân loại dự án đầu tư / Nguồn: internet

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Như vậy, dự án đầu tư có thể được hiểu là:

  • Đối tượng của dự án đầu tư: Tập hợp đề xuất sử dụng tài sản;
  • Thời gian thực hiện dự án đầu tư: Trong một thời gian dài xác định, trung hạn hoặc dài hạn [Luật Đầu tư 2020 không coi việc đề xuất bỏ vốn ngắn hạn là một dự án đầu tư].
  • Mục đích của dự án đầu tư: Thực hiện các hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Trên địa bàn cụ thể.

>>> Xem thêm: Dự án đầu tư là gì? 

Trên thực tế, có nhiều cách để phân loại dự án đầu tư, cụ thể như sau:

Dựa theo nguồn vốn đầu tư thì dự án đầu tư có thể chia thành:

  • Dự án đầu tư công: theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư công 2019 thì Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.

Trong đó, theo Khoản 22 Điều 3 Luật này thì Vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

  • Dự án đầu tư khác: là các dự án đầu tư có nguồn vốn toàn bộ là nguồn vốn ngoài nhà nước.

Việc phân loại như vậy giúp kiểm soát được mức độ đầu tư của nhà nước so với các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước và mức độ ảnh hưởng của từng nguồn vốn đối với các ngành nghề khác nhau trong xã hội và sự phát triển của đất nước.

Theo đó, dự án đầu tư gồm:

  • Dự án đầu tư mới: theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
  • Dự án đầu tư đang hoạt động.

Việc phân loại như vậy nhằm thống kê được số lượng dự án đầu tư được thực hiện và số lượng dự án đầu tư mới trong một khoảng thời gian nhất định, qua đó đánh giá được mức độ đầu tư tại Việt Nam.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo Khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ đó, dự án đầu tư được phân thành:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước: theo Khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài: theo Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: theo Khoản 21 và Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Việc phân loại như vậy giúp nhà nước nắm được mức độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam so với các dự án trong nước.

Theo đó, các dự án đầu tư tùy theo các lĩnh vực đầu tư khác nhau thì sẽ được phân vào các nhóm khác như như:

  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp;
  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp;
  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực thương nghiệp;
  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực năng lượng; 
  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực vận tải; 
  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin; phần mềm, nội dung số;
  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng;
  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo hiểm; 
  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giáo dục; 
  • Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực y tế; 
  • Và các lĩnh vực khác.

Việc phân loại như vậy giúp nhà đầu tư nắm được những lĩnh vực nào đang được đầu tư nhiều, từ đó có thể đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa vào việc phân loại này để đưa ra những quy định khuyến khích đầu tư hợp lý vào ngành nghề mà Việt Nam muốn thúc đẩy phát triển.

Ngoài ra, còn nhiều cách phân loại dự án đầu tư khác như phân loại theo địa bàn hoạt động, thời gian thực hiện hoặc dựa trên các giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội. Việc phân loại các dự án đầu tư sẽ giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn tính chất của các dự án đầu tư để từ đó lựa chọn dự án đầu tư phù hợp với nhu cầu, mục đích và tình hình tài chính của bản thân. Bên cạnh đó, việc phân loại này cũng giúp cơ quan có thẩm quyền quy định và quản lý các dự án đầu tư hợp lý và hiệu quả.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về phân loại dự án đầu tư.

Xin lưu ý là sau thời điểm chúng tôi viết bài này, có thể có những thay đổi các quy định pháp luật liên quan. Hãy gọi tới sử dụng Dịch vụ tư vấn đầu tư của Công ty Luật Thái An. Bạn để được hỗ trợ kịp thời, ngăn ngừa rủi ro pháp lý.

Tác giả bài viết:

Luật sư Nguyễn Thị Huyền
Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội [tháng 6/2000] Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp – Bộ Tư Pháp Thẻ Luật sư số 6459/LS cấp tháng 7/2011

Lĩnh vực hành nghề chính:


* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư nước ngoài, Lao động, Dân sự, Hôn nhân và gia đình, Đất đai;
* Tố tụng: Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Giám đốc tại Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

1. Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:

a] Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư: xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;

b] Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này.

2. Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo tiêu chí quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 của Luật này.

Điều 7. Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia

Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây:

1. Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;

2. Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

a] Nhà máy điện hạt nhân;

b] Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;

3. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;

4. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

5. Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A

Trừ các dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, các dự án thuộc một trong các tiêu chí dưới đây là dự án nhóm A:

1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;

b] Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;

c] Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;

d] Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;

đ] Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;

2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a] Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

b] Công nghiệp điện;

c] Khai thác dầu khí;

d] Hóa chất, phân bón, xi măng;

đ] Chế tạo máy, luyện kim;

e] Khai thác, chế biến khoáng sản;

g] Xây dựng khu nhà ở;

3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a] Giao thông, trừ các dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b] Thủy lợi;

c] Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật;

d] Kỹ thuật điện;

đ] Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

e] Hóa dược;

g] Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

h] Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

i] Bưu chính, viễn thông;

4. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a] Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

b] Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

c] Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

d] Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

5. Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a] Y tế, văn hóa, giáo dục;

b] Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;

c] Kho tàng;

d] Du lịch, thể dục thể thao;

đ] Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.

Điều 9. Tiêu chí phân loại dự án nhóm B

1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.

2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.

3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.

4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.

Điều 10. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C

1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.

2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.

3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.

4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.

Video liên quan

Chủ Đề