Tại sao bị viêm gan c

Bệnh viêm gan C đang là một bệnh lây nhiễm nhanh và phổ biến hiện nay. Bệnh thường tiến triển âm thầm và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Thế nhưng hiện nay đa số mọi người đều chủ quan và chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Cùng tìm hiểu về viêm gan C qua những thông tin sau đây.

1. Bệnh viêm gan C là gì?

Bệnh viêm gan C hay chính là viêm gan siêu vi C là một căn bệnh do Hepatitis c virus [ HCV] gây nên. Chúng tấn công và làm tổn thương gan. Thông thường bệnh sẽ tiến triển rất chậm, không có triệu chứng cụ thể nhưng tiến triển rất nhanh. Đây cũng chính là một trong những loại viêm gan virus chính: viêm gan A, viêm gan B, viêm gan D, viêm gan E.

Viêm gan C đang phá hủy tế bào gan của bạn như thế nào? Những biến chứng chúng để lại là gì?

2. Nguyên nhân gây bệnh

Một số nguyên nhân chính gây bệnh có thể là:

– Do di truyền;

– Đối phương tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm bệnh;

– Quan hệ tình dục không lành mạnh, không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả;

– Có thể truyền từ mẹ sang con;

– Sử dụng một số dụng cụ chưa được khử trùng trong một số trường hợp như: Dùng chung ống kim tiêm với người bị bệnh; chữa đau răng; xăm mình, châm cứu; sử dụng chung bàn chải, dao cạo râu,…

– Ngoài ra, một số trường hợp không phát hiện được nguồn lây.

3. Dấu hiệu của bệnh viêm gan C

Bệnh viêm gan C đang là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, bệnh thường tiến triển âm thầm và từ từ. Thông thường có tới 25% người bệnh mắc bệnh viêm gan C sẽ không biểu hiện các triệu chứng ra ngoài, và 75% bệnh sẽ không cảm nhận được các triệu chứng. Một số triệu chứng thông thường người bệnh có thể nhận ra như là:

– Cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau nhức;

– Người bệnh mất cảm giác thèm ăn, thường không muốn ăn, ăn không ngon;

– Vàng da, vàng mắt;

– Người bệnh lười vận động, ngại hoạt động;

– Da bị sạm màu;

– Bất thường trong nước tiểu: nước tiểu sậm màu hơn bình thường;

– Có một số triệu chứng giống cúm như: sốt, người ớn lạnh, hay đau đầu và bị đổ mồ hôi vào ban đêm.

4. Bệnh viêm gan C lây truyền theo hình thức nào?

Đây là một căn bệnh lây truyền rất nhanh, vì thế chúng ta cần có ý thức tự bảo vệ cơ thể mình để tránh bị virus viêm gan C xâm nhập. Một số hình thức có thể lây truyền như:

4.1. Bệnh viêm gan C lây nhiễm qua đường máu

Khi chúng ta sử dụng chung ống kim tiêm chưa được khử trùng, hoặc được truyền máu của người mắc virus viêm gan C, chúng ta có nguy cơ mắc phải bệnh này.

4.2. Một số con đường khác gây nhiễm bệnh viêm gan C

– Sử dụng chung bấm móng tay, dao cạo râu có dính máu của người bị viêm gan C;

– Có thể lây nhiễm trong quá trình xăm, châm cứu,… bằng dụng cụ không đảm bảo khử trùng cẩn thận.

Ngoài ra, viêm gan C không lây nhiễm khi hắt hơi, cho con bú [trừ khi núm vú có dính máu, vết thương hở], cầm tay,… Vì thế chúng ta không nên quá lo lắng khi phải đối diện với người bệnh viêm gan C.

Chúng ta cần chú ý tới bản thân để phòng tránh những nguy cơ có thể lây nhiễm viêm gan C như: truyền máu, xăm, tiêm chích ma túy,…

5. Phương pháp điều trị viêm gan C

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh viêm gan C như: Interferon, Ribavirin.

– Interferon: được sử dụng để làm tăng sức đề kháng tự nhiên để tiêu diệt virus viêm gan C. Đặc biệt, đây là loại thuốc sẽ bị phá hủy qua đường tiêu hóa vì thế thuốc này chỉ được sử dụng tiêm dưới da.

– Ribavirin: thuốc này hỗ trợ có thể làm tăng cường tác dụng điều trị của thuốc interferon khi sử dụng. Thuốc này làm tăng hiệu quả của interferon, nhưng nếu chỉ sử dụng ribavirin thì không thể tiêu diệt được virus.

Ngoài ra, ở từng giai đoạn, bác sĩ cũng có từng phác đồ điều trị riêng như:

– Ở giai đoạn cấp tính: cần tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại virus viêm gan C.

– Ở giai đoạn mãn tính: bệnh nhân cần được loại bỏ virus ra khỏi cơ thể trước khi bệnh tiến triển để lại những biến chứng nguy hiểm.

6. Hệ lụy của viêm gan C

Có thể bạn chưa biết, tỷ lệ người mắc viêm gan C nhiều hơn số người mắc viêm gan B, bởi số người mắc viêm gan C chiếm 30-60%, trong khi tỷ lệ viêm gan B chỉ chiếm 10%. Đặc biệt, bệnh này thường tiến triển thầm lặng, âm ỉ và kéo dài, thậm chí kéo dài tới 10-30 năm. Nên người bệnh thường phớt lờ và không điều trị kịp thời.

Viêm gan C là một bệnh lây nhiễm rất nhanh từ người này sang người khác. Và tính đến thời điểm này vẫn chưa có loại vaccine nào có thể phòng ngừa viêm gan C. Đặc biệt bệnh này tiến triển rất nhanh và dễ dàng chuyển sang giai đoạn mạn tính. Không chỉ thế, chúng còn rất nguy hiểm và để lại những biến chứng nguy hiểm như: xơ gan, suy gan, tăng men gan, ung thư gan,…

Viêm gan C gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho gan

7. Một số lưu ý cho người bị viêm gan C

– Để có một sức khỏe tốt và kiểm soát tốt được căn bệnh này, chúng ta nên có một chế độ sinh hoạt khoa học, phù hợp để bệnh hồi phục nhanh chóng.

– Cần kiểm soát, cân bằng công việc, học tập giữa cuộc sống sinh hoạt  để tránh căng thẳng, stress.

– Có chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng, ăn đủ chất.

– Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để cân bằng cuộc sống, nâng cao sức khỏe.

– Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia trong quá trình điều trị và các chất kích thích khác.

– Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn để tránh lây nhiễm cho người khác.

– Đặc biệt với trẻ em, cha mẹ cần nhắc nhở con em mình để tránh bị lây nhiễm từ những người bạn cùng lớp.

– Ngoài việc có chế độ sinh hoạt hợp lý và được điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng cần từ bỏ những thói quen xấu gây hại cho gan. Bởi điều này sẽ quyết định quá trình tiến triển của gan.

Như vậy, trên đây là một số kiến thức về căn bệnh viêm gan C. Hy vọng sau khi đọc bài viết trên, các bạn sẽ có thêm kiến thức về căn bệnh này để có thể phòng ngừa cho gia đình và chính bản thân.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Sau khi vào cơ thể, thời kỳ ủ bệnh của virus viêm gan C khá dài [từ 2 tuần đến 6 tháng]. Tuy nhiên, các xét nghiệm anti-HCV trong thời gian này vẫn cho kết quả âm tính bởi cơ thể chưa có thời gian tạo ra kháng thể chống lại virus.

Viêm gan C là một trong những bệnh truyền nhiễm về gan, nguy hiểm do virus Hepatitis C virus [HCV] gây nên. Đây là một trong năm loại viêm gan chính: A, B, D, E.

Bệnh lây truyền từ người mang virus viêm gan C sang cho người lành theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh.

Tuy vậy, nguy cơ lây nhiễm theo đường tình dục của Viêm gan C hiếm hơn bệnh viêm gan B. Hiện tượng mẹ truyền virus viêm gan C cho con đã có ghi nhận nhưng tỷ lệ cũng thấp. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C chủ yếu theo đường máu [người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; một số nguyên nhân khác như châm cứu, bấm lỗ tai, xăm mình mà các dụng cụ hành nghề không tuyệt đối vô khuẩn...].

Ngoài ra, có một tỷ lệ khoảng từ 30 - 40% trường hợp bị nhiễm HCV nhưng không rõ nguyên nhân lây nhiễm.

Viêm gan C có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus vì hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng viêm gan C.

Virus Hepatitis C virus [HCV]

Viêm gan C chia thành 2 giai đoạn: Viêm gan C cấp tính và viêm gan C mạn tính.

Viêm gan C cấp tính: là một bệnh nhiễm virus phát triển trong những tuần đầu tiên hoặc vài tháng sau khi siêu vi viêm gan C xâm nhập vào máu của một người. "Cấp tính" có nghĩa là bệnh đột ngột và ngắn ngủi, xảy ra trong vòng hai tuần đầu tiên đến sáu tháng.

Trong 25% trường hợp, virus sẽ tự xóa khỏi cơ thể mà không cần điều trị. Nếu không có dấu hiệu rõ rệt về bệnh tật, hầu hết các ca viêm gan C cấp tính đều dẫn đến nhiễm trùng mãn tính.

Viêm gan C mạn tính: ước tính từ 75% đến 85% những người bị viêm gan C cấp tính sẽ bị nhiễm trùng mãn tính, kéo dài ít nhất 6 tháng và thường lâu hơn. Ngay cả ở giai đoạn này, hầu hết mọi người không có triệu chứng, nhưng điều đó không có nghĩa nhiễm trùng là lành tính.

Mỗi năm, có khoảng 150 triệu người bị nhiễm virus viêm gan C mạn tính có nguy cơ phát triển thành xơ gan, ung thư gan hoặc suy gan dẫn đến tử vong

Sau khi HCV vào cơ thể, chúng có thời kỳ ủ bệnh khá dài, từ 2 tuần đến 6 tháng, tùy vào thể trạng của từng người bệnh.

Sau lây nhiễm ban đầu, khoảng 80% người không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào và khi làm các xét nghiệm anti-HCV vẫn cho kết quả âm tính với virus bởi cơ thể chưa có thời gian để tạo ra các kháng thể chống lại virus.

Mệt mỏi, chán ăn là dấu hiệu khá phổ biến ở người bệnh viêm gan C cấp

Viêm gan C được gọi là "kẻ sát nhân thầm lặng" vì virus thường ẩn trong cơ thể nhiều năm. Hầu hết mọi người không có dấu hiệu cảnh báo viêm gan C nên cho đến khi bệnh xuất hiện triệu chứng hoặc chẩn đoán được thực hiện thì việc điều trị mới được tiến hành.

  • Triệu chứng viêm gan C cấp tính

Những người bị viêm gan C cấp tính thường không có bất cứ biểu hiện [triệu chứng] nào. Tuy nhiên, một số người sẽ có những biểu hiện từ nhẹ tới nặng sau khi bị nhiễm virus, bao gồm:

Mệt mỏi, chán ăn: Đây là dấu hiệu khá phổ biến ở người bệnh viêm gan C cấp. Người bị nhiễm có triệu chứng này là do virus viêm gan C tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch, từ đó khiến cho người bệnh mệt mỏi, lười hoạt động, ngại di chuyển ngay cả khi nằm.

Sốt nhẹ: Đây là một trong các biểu hiện viêm gan C, triệu chứng sốt này có thể kéo dài hoặc xảy ra theo từng cơn. Thông thường, người bệnh khá lơ là khi có dấu hiệu này vì nghĩ chỉ do thời tiết hoặc cảm mạo bình thường.

Da vàng, ngứa hoặc mắt vàng: Ở giai đoạn đầu, triệu chứng này rất ít xuất hiện. Nguyên nhân của triệu chứng này là do virus viêm gan C làm cho hoạt động của gan bị trì trệ, ảnh hưởng đến khả năng lọc thải các chất độc có hại ra khỏi cơ thể, từ đó khiến cho nồng độ bilirubin trong máu tăng cao nên sẽ gây hiện tượng vàng mắt, vàng da ở người bệnh.

Ngoài những triệu chứng kể trên, người bệnh còn có thể có một số biểu hiện viêm gan C khác, như: Đau nhức cơ bắp; Đau ở phần trên bên phải của ổ bụng; Đau cơ hoặc khớp; Buồn nôn hoặc Nôn; Đau dạ dày, sụt cân; Nước tiểu vàng sậm, phân bạc màu; Dễ chảy máu, dễ bầm tím.

  • Triệu chứng viêm gan C mạn tính

Hầu hết bệnh nhân viêm gan C mạn tính không có triệu chứng. Người bị nhiễm virus viêm gan C trong nhiều năm thì gan có thể bị tổn thương. Trong nhiều trường hợp, bệnh không biểu hiện triệu chứng cho tới khi xuất hiện những biến chứng.

Ở những bệnh nhân không có triệu chứng, viêm gan C thường được phát hiện nhờ xét nghiệm men gan trong máu [ALT, AST] thấy tăng cao và có tới 1/4 số người mắc bệnh viêm gan C mạn tính tiếp tục bị xơ gan, hoặc sẹo nghiêm trọng ở gan. Những người này cũng có thể có các triệu chứng khác bao gồm sưng ở chân và bụng, tích tụ chất độc trong máu có thể dẫn đến tổn thương não.

Tuy nhiên triệu chứng viêm gan C ở mỗi người bệnh là khác nhau. Có những người mắc bệnh nhưng không có bất kỳ một triệu chứng gì hoặc triệu chứng rất mờ nhạt, không đủ để nhận biết. Thực tế, nhiều trường hợp mắc bệnh nhiều năm mà không hề biết.

Để phát hiện mình mắc viêm gan C hay không, cần làm xét nghiệm máu để chẩn đoán. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên tầm soát viêm gan C ít nhất 6 tháng/lần, nếu không may mắc bệnh thì cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề