Truyền thống nhân nghĩa được thể hiện như thế nào qua câu tục ngữ Bán anh em xa mua láng giềng gần

STO - Chừng hơn 40 năm về trước, mỗi lần hay tin trong xóm có người vừa mất là nội tôi giục con cháu “Đứa nào nhín chút thời giờ đến đám ma tiếp người ta cái coi”. Dù bận việc gì, trong nhà cũng có người qua đó làm tiếp công việc. Đó là chuyện bình thường ở làng xóm ngày trước mà tôi từng biết.

Lúc đó gia đình có người mới vừa mất nên tang gia bối rối, mọi việc có bà con trong xóm tiếp lo liệu. Đám trai tráng tới dựng rạp, mượn mâm bàn, đi mời nhóm tẩm liệm trong xã [nhóm này cũng làm phước thiện, không nhận tiền công]. Gia đình chỉ có việc đến coi thầy giờ liệm và ngày giờ chôn cất, công việc diễn ra suôn sẻ.

Các bà, các chị thì đem máy may đến cắt may đồ tang. Nhóm khác vô bếp lo việc cơm nước để chủ nhà đãi khách. Nói chung mọi người đều đến làm giùm vì tình nghĩa lối xóm. Chuyện tối lửa tắt đèn có bên nhau để giúp đỡ ai nấy đều xem là chuyện tự nhiên không có gì so đo cả!

Ngày chôn cất, thanh niên trong xóm đến rất sớm. Việc động quan, di quan đều do thanh niên trong xóm đảm trách. Ai nấy đều giúp đỡ rất tận tình. Nhiều đám tang chôn cất ở khá xa, anh em phải thay phiên nhau khiêng. Khi gia đình có hữu sự, có người đến giúp đỡ mới thấy sự ấm áp của tình làng nghĩa xóm. Cho nên ông bà ta ngày xưa thường nhắc: “Bán bà con xa mua láng giềng gần”.

Không chỉ đám tang, ngay cả đám cưới hay đám giỗ cũng vậy, người trong xóm đến làm tiếp rất đông [ngày trước đám giỗ ở nông thôn làm rất lớn, mời đông người, có thể xem như đám cưới nhỏ]. Phụ nữ đến làm bánh, người lo công việc bếp núc, xếp đặt để nấu món ăn. Thời đó ở nông thôn dịch vụ nấu đám tiệc chưa có [nếu có cũng ít ai kêu nấu] bởi xóm nào cũng có người làm bếp giỏi, những người này sẽ đảm nhiệm việc nấu nướng. Khách khứa đến dự cũng là người láng giềng có tình cảm thân thiết với chủ nhà, đãi sao cũng được, chẳng ai trách móc chuyện ăn uống.

Những năm sau này, thỉnh thoảng tôi có về nông thôn dự đám cưới, đám tang. Điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả là những nơi tôi đến đều có các dịch vụ phục vụ đầy đủ không thua gì ở thành thị. Chủ nhà thường mướn cho gọn, khỏi làm phiền hàng xóm. Đám cưới vắng đi cảnh các bà đến làm bánh vì đã được mua ngoài chợ. Việc nấu cỗ đã có dịch vụ đảm trách. Nói cho ngay họ chuyên nghiệp trong công việc nên trôi chảy, không lụp chụp như chủ nhà tự tổ chức. Còn đám ma có hẳn đội đạo tỳ, cần gì có người lo trọn gói.

Ngồi nói chuyện với các bác lớn tuổi, tôi được biết bây giờ ở nông thôn việc lối xóm giúp nhau trong đám tang, đám cưới bây giờ đã trở thành chuyện hiếm hoi. Làng xóm thanh niên còn rất ít, trai gái lớn lên phần đông đi lập nghiệp ở phương xa. Ngày trước con gái việc bếp núc rất giỏi, nay ở quê các cô mới lớn không mấy thạo việc bằng các thế hệ trước. Nếu các cô không tiếp tục học thì đã ra thành thị làm công nhân, có người làm dâu xứ người, nên các cô còn ở lại trong xóm không được mấy người. Có dịch vụ, gia đình đỡ lo, cũng xong công việc.

Có thể trên góc nhìn nào đó, tình cảm lối xóm không đậm đà mật thiết như ngày xưa. Nhưng nếu nhìn kỹ, lối sống ấy vẫn chưa mất, vẫn được thể hiện tùy theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế của xã hội. Như những ngày đại dịch vừa qua, những gia đình khó khăn được người trong xóm giúp đỡ tận tình. Tình làng nghĩa xóm là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, nếp văn hóa này cần được lưu giữ. Dù xã hội có thể biến đổi như thế nào nhưng chúng ta tin tưởng vẫn không mất. Từ ngọn lửa ấm áp của tình làng nghĩa xóm, con người sẽ thấy yêu thương và đoàn kết với nhau. Sống trong cộng đồng xã hội, con người không thể sống đơn độc, chúng ta vẫn cần có lúc phải hỗ trợ lẫn nhau.

TUẤN BA

Những câu hỏi liên quan

Câu tục ngữ: Bán anh em xã mua láng giềng gần nói đến điều gì?

A. Xây dựng tình đoàn kết láng giềng.

B. Xây dựng gia đình văn hóa.

C. Xây dựng gia đình hạnh phúc.

D. Xây dựng nếp sống văn minh.

Câu tục ngữ: Bán anh em xã mua láng giềng gần nói đến điều gì?

A. Xây dựng tình đoàn kết láng giềng.

B. Xây dựng gia đình văn hóa.

C. Xây dựng gia đình hạnh phúc.

D. Xây dựng nếp sống văn minh.

Gạch dưới cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

- Bán anh em xa, mua láng giềng gần

- Ra ngóng, vào trông

- Lên thác, xuống ghềnh

- Đi ngược, về xuôi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Bài 6
  • LT
  • Bài 1
  • Bài 2
  • Bài 3
  • Bài 4
  • Bài 5

Bài 6

Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn những truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, tranh ảnh, … về chủ đề quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

Lời giải chi tiết:

Ca dao, tục ngữ

Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.

Bán anh em xa mua láng giềng gần.

- Truyện

Tư Mã Huy cho đi con lợn của mình

Tư Mã Huy thời Đông Hán là một học giả nổi tiếng. Ông rất giỏi trong việc phát hiện ra những nhân tài trẻ tuổi mà có đức. Một hôm, người hàng xóm của ông mất một con lợn. Thật trùng hợp thay, con lợn của Tư Mã Huy rất giống với con lợn bị mất ấy. Người hàng xóm lầm tưởng rằng con lợn của Tư Mã Huy là con lợn của anh ta. Tư Mã Huy không tranh cãi với anh ta, mà thay vào đó, ông nói: “Nếu nó là của anh, thì cứ lấy đi”. Người hàng xóm mang ngay con lợn về.

Vài ngày sau, người hàng xóm tìm thấy con lợn của mình ở một chỗ khác. Anh ta cảm thấy rất xấu hổ và mang con lợn trả lại cho Tư Mã Huy. Tư Mã Huy an ủi anh, nói rằng những nhầm lẫn như vậy là chuyện thường tình giữa hàng xóm với nhau. Hơn nữa, Tư Mã Huy còn khen ngợi anh ta vì đã hiểu ra chuyện và sẵn lòng sửa chữa lỗi làm. Người hàng xóm rất cảm động. Sau này, người ta gọi Tư Mã Huy là “Thủy Kính tiên sinh”. Đó là lời ngợi ca đức tính ngay thẳng và trong sáng như thủy tinh của ông.

Tử Nhữ Đạo khoan dung độ lượng với hàng xóm láng giềng

Tử Nhữ Đạo thời nhà Nguyên sống ở huyện Tề Hà thành Đức Châu thuộc tỉnh Sơn Đông. Ông luôn vui vẻ làm việc thiện, và nổi tiếng khắp quê nhà vì lòng tốt của mình. Một đồng hương của ông tên là Lưu Hiển và một số người nữa, quá nghèo khổ không tìm nổi kế sinh nhai. Tử Nhữ Đạo cắt cho họ mỗi người một mảnh ruộng, để họ có thể cho nông dân thuê mà kiếm chút tiền. Tử Nhữ Đạo lấy lại đất khi những người này qua đời. Một năm, khi bệnh dịch lan rộng, người ta nói rằng có một loại dưa hấu có thể chữa lành bệnh bằng cách khiến cho người ta ra mồ hôi như tắm. Tử Nhữ Đạo mua loại dưa đó với số lượng lớn, cùng với nhiều thực phẩm khác, và mạo hiểm bất chấp bệnh dịch để tự mình phân phát dưa tới từng nhà dân trong khu dịch bệnh. Vì thế ông đã cứu được rất nhiều người.

Nhiều khi vào mùa xuân, ông lấy lúa mì và cao lương đã xay của mình đem cho những người thiếu đói. Ông cho phép họ trả lại ông sau mùa thu hoạch mà không tính chút lợi tức nào. Nếu mùa màng thất bát và người ta không thu hoạch đủ để trả lại ông, Ti Nhữ Đạo sẽ đốt giấy nợ đi và bảo họ đừng bận tâm gì cả. Ông bảo gia quyến của mình rằng: “Tích trữ thóc lúa vốn là để phòng ngừa nạn đói. Vì thế, nếu gặp năm mùa màng thất bát, chúng ta phải giúp đỡ những người hàng xóm kém may mắn hơn”.

- Hình ảnh:

 

Người xưa đã nói chớ quên,

Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau.

Giữ gìn tình nghĩa tương giao,

Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân

Loigiaihay.com

Bài 1

a] Đọc truyện.

Chị Thuỷ của em

 

           Bé Viên ra sau nhà rồi chạy tuốt ra ngoài vườn chơi. Trời thì nắng chang chang, Viên cứ đầu trần phơi nắng. Mẹ Viên đi làm ngoài đồng, không có ai  trông nom em.

-  Viên ơi ! Đừng ra nắng, kẻo về mẹ mắng. Em sang nhà chị chơi đi!

Nghe tiếng gọi, bé Viên quay lại. Thì ra là chị Thuỷ ở nhà bên cạnh gọi Viên. Em nói vọng sang :

- Chị Thuỷ ra đây bắt cho em con chuồn chuồn đi ! Nó khôn thật là khôn, em bắt không được.

- Thôi, sang nhà chị, chị làm cho cái chong chóng thích hơn.

    Sau đó Thuỷ dắt Viên về nhà mình chơi và cắt lá dừa làm cho Viên cái chong chóng. Bé Viên thích thú nhìn chong chóng quay tít trước gió. Một lát sau, thấy Viên có vẻ chán trò chơi chong chóng, Thuỷ giả làm cô giáo dạy cho Viên học. Thuỷ lấy tập vở và bút chì vừa viết, vừa chỉ cho Viên đọc :

-  O, đây là chữ O. Em nhớ : chữ O tròn như quả trứng gà.

Bé Viên cười thích thú, đọc theo và nói :

-  Chữ O dễ đọc quá há chị Thuỷ !

Vừa lúc đó, mẹ Viên về. Viên chạy ra, mừng rỡ khoe với mẹ :

-  Chị Thụỷ làm cho con cái chong chóng đẹp và dạy con học nữa, mẹ ạ !

Nghe Viên nói, mẹ cười và thầm cảm ơn sự giúp đỡ của cô bé hàng xóm tốt bụng.

                                                                 [Phỏng theo ĐOÀN MINH TUẤN]

b] Thảo luận theo các câu hỏi:

- Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thủy.

- Bạn Thủy đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?

- Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thủy?

- Qua câu chuyện trên, em học được ở bạn Thủy điều gì?

Lời giải chi tiết:

b] Thảo luận:

- Vì bé Viên ở nhà một mình, mẹ ra ngoài đồng làm, không ai trông nên chạy ra ngoài chơi lúc trời nắng.

- Bạn Thủy đã gọi bé Viên vào nhà để làm chong chóng, chơi cùng với Viên và dạy học cho Viên.

- Bởi vì Thủy đã chơi và trông Viên giúp mẹ của bé Viên.

- Nên quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

Video liên quan

Chủ Đề