Tại sao bị say nắng

Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,... Say nắng còn có thể dẫn đến đột quỵ và nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục thậm chí tử vong.

Thế trong điều kiện hoàn cảnh nào con người dễ bị say nắng nhất?

Các tình huống dễ dẫn đến say nắng/ nóng bao gồm:

Bệnh say nắng

Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu,...

mà còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.

Trong điều kiện hoàn cảnh nào con người dễ bị say nắng nhất?

Các tình huống dễ dẫn đến say /nắng nóng bao gồm :

*Công nhân làm việc ở môi trường nóng bức kéo dài và không uống đủ nước [Hầm mỏ]

*Vận động trong thời tiết nóng bức kéo dài và không uống đủ nước [Đạp xe đường trường]

*Người già sống trong nhà kín không có điều hòa trong mùa hè nóng bức

*Trẻ em bị bỏ quên trong xe đậu dưới trời nắng

Nguyên nhân nào dẫn tới say nắng?

Say nắng hay say nóng là một hội chứng đặc biệt, xảy ra khi có đủ hai điều kiện:

*Ở trong môi trường có nhiệt độ cao trong thời gian kéo dài

*Kèm với tình trạng mất nước toàn thân nghiêm trọng

Cơ thể con người có cơ chế điều hòa nhiệt độ giữ cho thân nhiệt ổn định ở mức 37o. Việc mất nước đáng kể làm cho các cơ chế điều hòa này không hiệu quả và trung tâm điều hòa nhiệt bị rối loạn hoạt động.

Cơ thể mất khả năng kiểm soát thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng cao, tất cả các cơ quan điều hòa chủ yếu khác của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nhanh chóng.

Say nắng/nóng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng đến mức khoảng 40,5o.

Biểu hiện khi bị say nắng?

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ bị những triệu chứng nhẹ thể hiện tình trạng mất sức, mệt mỏi do nóng gây ra [Heat exhaustion]. Các triệu chứng này liên quan đến hai cơ chế:

-Mất nước nhẹ: khát nước, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, nước tiểu sậm, tim đập nhanh, da tái nhợt, thở nhanh.

-Mất điện giải: nôn ói, vọp bẻ, lơ mơ, thay đổi hành vi

Nếu không can thiệp ngay, bệnh nhân sẽ nhanh chóng diễn tiến nặng, choáng do nóng [heat stroke]. Ở giai đoạn này, thân nhiệt tăng cao hơn 40,5oC, kèm theo hôn mê, co giật và có thể trụy tim mạch.

Bất cứ ai cũng có thể bị say nắng, nhưng riêng ở một số người nguy cơ này thường rất cao? Lí do tại sao?

Do cơ chế sinh bệnh của say nắng/nóng là mất khả năng điều hòa thân nhiệt trong điều kiện mất nước toàn thân nghiêm trọng, một số đối tượng dễ bị say nóng/nắng hơn người khác:

-Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 4 tuổi: Do dự trữ nước trong người quá thấp nên tình trạng mất nước diễn ra nhanh hơn. Mặt khác, trung tâm điều nhiệt chưa ổn định ở trẻ.

-Người già, đặc biệt trên 65 tuổi: Do chức năng hô hấp, tuần hoàn thường bị suy giảm. Đồng thời, trung tâm điều nhiệt cũng dễ bị ảnh hưởng hơn.

Mặt khác, người gia thường có những bệnh mãn tính đi kèm và hay sử dụng nhiều loại thuốc.  Tất cả những yếu tố dẫn đển một hậu quả chung là kém thích nghi hơn người trẻ tuổi.

Yếu tố nguy cơ còn tăng cao nếu là người già sống đơn độc trong những ngôi nhà không có điều hòa tốt.

-Một số bệnh [tim, phổi, thận, béo phì hay thiếu cân, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tâm thần, thiếu máu hồng cầu liềm, nghiện rượu, đang bị sốt do bất kỳ nguyên nhân nào ]

và một số thuốc [ kháng histamin,t huốc giảm cân, lợi tiểu, an thần, thuốc chống động kinh, các thuốc tim mạch như chặn beta và co mạch, thuốc chống trầm cảm, các chất gây nghiện như cocain methaphetamin] cũng  đi kèm với việc tăng rủi ro cho say nóng/ nắng

Biến chứng của say nắng như thế nào? Có nguy hiểm không?

Nếu phát hiện và giải quyết kịp thời, bệnh hồi phục nhanh chóng. Nếu để diễn tiến đến giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể tử vong trong vài phút.

Nếu điều trị quá trễ, bệnh nhân có thể không tử vong nhưng có những tổn thương không hồi phục ở các cơ quan đầu não trong cơ thể như suy gan, suy thận, chết não v.v…

Nói chung, say nóng/nắng là một vấn đề nguy hiểm. Ở Việt Nam không có số liệu chính xác. Ở Mỹ, chỉ riêng số trẻ chết vì bị bỏ quên trong xe trung bình là 37 trẻ mỗi năm.

Phòng chống say nắng như thế nào cho hiệu quả?

Chú ý các bản tin thời tiết, các dự báo về những đợt nắng nóng để có biện pháp phù hợp.

Mặc đồ mỏng, màu sáng, rộng rãi và mang nón rộng vành nếu dự định ở lâu ngoài trời.

Dùng kem chống nắng với độ SPF >30

Uống nhiều nước, ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.Nếu có điều kiện, thay một phần nước lọc bằng các loại nước có điện giải [ các loại nước dùng trong thể thao] .

Chú ý tình trạng sức khỏe bản thân nếu phải tập luyện hay làm việc ngoài nắng nóng kéo dài.  Nên uống khoảng 750ml nước 2 giờ trước khi bắt đầu. Tiếp tục uống 250ml mỗi 20 phút vận động, ngay cả khi không cảm thấy khát.

Nếu không thật sự cần thiết, hủy các vận động vào ngày nắng nóng hoặc dời chúng đến những thời điểm mát hơn trong ngày, vào sáng sớm hay chiều tối.

Theo dõi màu sắc nước tiểu. nếu nước tiểu sậm màu, chứng tỏ là đang thiếu nước và cần bổ sung. Kiểm tra cân nặng trước và sau khi vận động. Việc sụt cân nhanh chứng tõ đang thiếu nước

Tránh dùng café và rượu trước khi vận động/đi làm vì cả hai sẽ làm tăng thêm tình trạng mất nước.

Nếu sống trong một căn nhà không có điều hòa hay thông khi tốt, nên ra ngoài và đến những nơi có điều hòa khoảng 2 giờ [siêu thị, nhà sách chẳng hạn] , tốt nhất là vào những giờ nóng nhất trong ngày. Chú ý mở các cửa số để tạo lưu thông không khi trong nhà

* Công nhân làm việc ở môi trường nóng bức kéo dài và không uống đủ nước [Hầm mỏ]

* Vận động trong thời tiết nóng bức kéo dài và không uống đủ nước [Đạp xe đường trường]

* Người già sống trong nhà kín không có điều hòa trong mùa hè nóng bức

* Trẻ em bị bỏ quên trong xe đậu dưới trời nắng

Nguyên nhân nào dẫn tới say nắng?

Hình ảnh sưu tầm [Internet]

Say nắng hay say nóng là một hội chứng đặc biệt, xảy ra khi có đủ hai điều kiện:

* Ở trong môi trường có nhiệt độ cao trong thời gian kéo dài

* Kèm với tình trạng mất nước toàn thân nghiêm trọngCơ thể con người có cơ chế điều hòa nhiệt độ giữ cho thân nhiệt ổn định ở mức 37 độ C.

Việc mất nước đáng kể làm cho các cơ chế điều hòa này không hiệu quả và trung tâm điều hòa nhiệt bị rối loạn hoạt động. Cơ thể mất khả năng kiểm soát thân nhiệt.

Khi thân nhiệt tăng cao, tất cả các cơ quan điều hòa chủ yếu khác của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nhanh chóng. Say nắng/ nóng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng đến mức khoảng 40,5 độ C.

Biểu hiện khi bị say nắng?

Hình ảnh sưu tầm [Internet]

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ bị những triệu chứng nhẹ thể hiện tình trạng mất sức, mệt mỏi do nóng gây ra [Heat exhaustion].

Các triệu chứng này liên quan đến hai cơ chế:

- Mất nước nhẹ: khát nước, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, nước tiểu sậm, tim đập nhanh, da tái nhợt, thở nhanh.

- Mất điện giải: nôn ói, vọp bẻ, lơ mơ, thay đổi hành viNếu không can thiệp ngay, bệnh nhân sẽ nhanh chóng diễn tiến nặng, choáng do nóng [heat stroke].

Ở giai đoạn này, thân nhiệt tăng cao hơn 40,5 độ C, kèm theo hôn mê, co giật và có thể trụy tim mạch.

Bất cứ ai cũng có thể bị say nắng, nhưng riêng ở một số người nguy cơ này thường rất cao? Lí do tại sao?

Do cơ chế sinh bệnh của say nắng/ nóng là mất khả năng điều hòa thân nhiệt trong điều kiện mất nước toàn thân nghiêm trọng, một số đối tượng dễ bị say nóng/nắng hơn người khác:

- Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 4 tuổi: Do dự trữ nước trong người quá thấp nên tình trạng mất nước diễn ra nhanh hơn. Mặt khác, trung tâm điều nhiệt chưa ổn định ở trẻ.

- Người già, đặc biệt trên 65 tuổi: Do chức năng hô hấp, tuần hoàn thường bị suy giảm. Đồng thời, trung tâm điều nhiệt cũng dễ bị ảnh hưởng hơn. Mặt khác, người gia thường có những bệnh mãn tính đi kèm và hay sử dụng nhiều loại thuốc.  Tất cả những yếu tố dẫn đển một hậu quả chung là kém thích nghi hơn người trẻ tuổi. Yếu tố nguy cơ còn tăng cao nếu là người già sống đơn độc trong những ngôi nhà không có điều hòa tốt.

- Một số bệnh [tim, phổi, thận, béo phì hay thiếu cân, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tâm thần, thiếu máu hồng cầu liềm, nghiện rượu, đang bị sốt do bất kỳ nguyên nhân nào] và một số thuốc [kháng histamin, thuốc giảm cân, lợi tiểu, an thần, thuốc chống động kinh, các thuốc tim mạch như chặn beta và co mạch, thuốc chống trầm cảm, các chất gây nghiện như cocain methaphetamin] cũng  đi kèm với việc tăng rủi ro cho say nóng/ nắng.

Biến chứng của say nắng như thế nào? Có nguy hiểm không?

Nếu phát hiện và giải quyết kịp thời, bệnh hồi phục nhanh chóng. Nếu để diễn tiến đến giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể tử vong trong vài phút. Nếu điều trị quá trễ, bệnh nhân có thể không tử vong nhưng có những tổn thương không hồi phục ở các cơ quan đầu não trong cơ thể như suy gan, suy thận, chết não,...

Nói chung, say nóng/ nắng là một vấn đề nguy hiểm. Ở Việt Nam không có số liệu chính xác. Ở Mỹ, chỉ riêng số trẻ chết vì bị bỏ quên trong xe trung bình là 37 trẻ mỗi năm.

Phòng chống say nắng như thế nào cho hiệu quả?

Chú ý các bản tin thời tiết, các dự báo về những đợt nắng nóng để có biện pháp phù hợp.

Mặc đồ mỏng, màu sáng, rộng rãi và mang nón rộng vành nếu dự định ở lâu ngoài trời. Dùng kem chống nắng với độ SPF> 30

Uống nhiều nước, ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Nếu có điều kiện, thay một phần nước lọc bằng các loại nước có điện giải [các loại nước dùng trong thể thao].

Chú ý tình trạng sức khỏe bản thân nếu phải tập luyện hay làm việc ngoài nắng nóng kéo dài. Nên uống khoảng 750ml nước 2 giờ trước khi bắt đầu. Tiếp tục uống 250ml mỗi 20 phút vận động, ngay cả khi không cảm thấy khát.

Nếu không thật sự cần thiết, hủy các vận động vào ngày nắng nóng hoặc dời chúng đến những thời điểm mát hơn trong ngày, vào sáng sớm hay chiều tối. Theo dõi màu sắc nước tiểu. nếu nước tiểu sậm màu, chứng tỏ là đang thiếu nước và cần bổ sung. Kiểm tra cân nặng trước và sau khi vận động. Việc sụt cân nhanh chứng tỏ đang thiếu nước

Tránh dùng café và rượu trước khi vận động/ đi làm vì cả hai sẽ làm tăng thêm tình trạng mất nước.

Nếu sống trong một căn nhà không có điều hòa hay thông khi tốt, nên ra ngoài và đến những nơi có điều hòa khoảng 2 giờ [siêu thị, nhà sách chẳng hạn], tốt nhất là vào những giờ nóng nhất trong ngày.

Chú ý mở các cửa số để tạo lưu thông không khí trong nhà.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com hay Đăng ký qua link: //goo.gl/TNGSa8 để đặt hẹn và được tư vấn.

Page 2

Bệnh bạch hầu lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới và đã gây nên các vụ dịch nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em trong thời kỳ chưa có vaccine dự phòng.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do các dòng tạo độc tố của vi trùng Corynebacterium diphtheriae gây nên. Nhiễm trùng gây ra bệnh ở đường hô hấp hoặc bệnh ở da. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Chủng ngừa vaccine có hiệu quả bảo vệ cao chống lại các dòng vi trùng bạch hầu tạo độc tố. Tại Việt Nam, thời kỳ chưa thực hiện tiêm vaccine bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng [TCMR], bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ dân cư cao. Bệnh xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Do thực hiện tốt việc tiêm vaccine bạch hầu, tỷ lệ mắc bạch hầu ở Việt Nam đã giảm dần từ 3,95/100.000 dân vào năm 1985 xuống 0,14/100.000 dân trong năm 2000.

Page 3

Một số bệnh lý hay gặp như: Sởi, ho gà, cúm,... cho đến những bệnh nguy hiểm: Viêm gan siêu vi B, uốn ván, bại liệt, viêm màng não... Đều có thể phòng ngừa bằng cách tiêm Vaccine.

Page 4

Rau má có tính giải nhiệt. Ở Việt Nam, các bà nội trợ quen dùng rau má cả lá lẫn dây tươi để chế biến món ăn đặc trưng như canh rau má tôm hoặc hến, gỏi rau má trộn tôm thịt, rau má trộn thịt bò, rau má xào ngan, chân gà hấp rau má, gỏi rau má chả cá... Ngoài ra, rau má có thể rửa sạch, xay lấy nước uống.

Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào can, tỳ vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu.

Page 5

Giai đoạn di căn

Nếu bác sĩ báo ung thư vú đã lan sang những bộ phận khác của cơ thể, thì nên hiểu rằng bệnh đã ở giai đoạn nặng so với lúc nó chỉ mới ở 1 bên hay 2 bên ngực. Do đó, mức độ di căn đến đâu là một trong những điều mà bác sĩ cân nhắc khi trao đổi và ước lượng “giai đoạn” của bệnh. Nói chung, ung thư vú được xem là “di căn” nếu đã lan xa khỏi vùng ngực. Mỗi bệnh nhân có thể có biểu hiện và diễn tiến khác nhau. Đối với một vài người, họ đơn giản chấp nhận và chọn lựa sống chung với bệnh/ di căn ttrong một thời gian dài. Còn với những người khác, mục tiêu chính của họ là chất lượng cuộc sống và kiểm soát cơn đau.

Page 6

Kỹ thuật phân tích cặn lắng dòng chảy bằng phương pháp huỳnh quang là một kỹ thuật mới có nhiều ưu điểm so với phương pháp soi tươi nước tiểu dưới kính hiển vi.  Các lợi thế của phương pháp này là nhanh, chính xác, khách quan và cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các bác sĩ lâm sàng.

Với giá thành rất thấp. kỹ thuật phân tích cặn lắng tế bào tự động nên được áp dụng thường quy trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để có một cái nhìn toàn diện về hai khía cạnh sinh hóa và tế bào của nước tiểu.

Page 7

Ghi chép lịch sử cho thấy tỏi được dùng như một loại thuốc lợi tiểu, trợ tiêu hóa, kháng sinh, chống ký sinh trùng, chống cảm cúm, nhiễm trùng, bảo vệ tim mạch huyết áp, hạ đường huyết, phòng ngừa ung thư và nhiều loại bệnh khác.

Page 8

Dị ứng là gì? Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại tác nhân nào đó, mà thông thường thì vô hại. Tác nhân gây dị ứng, tên khác là dị nguyên, có thể là phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, thực phẩm hoặc những thứ gây kích ứng da. Dị ứng rất phổ biến, ít nhất là 1/5 người Mỹ bị dị ứng.

Page 9

Thưa bác sĩ, cháu năm nay 25 tuổi.

Vấn đề 1: Cháu hay bị đau nửa đầu bên trái, và đau chân trái, đau bên hông gần vùng xương chậu, thường hay đau vào mùa lạnh và lúc sáng mới ngủ dậy.

Khi cháu đi khám bên Đại Học Y Dược thì bác sĩ nói là bị thần kinh rễ góc gì đó. Và cho thuốc về uống thì cứ ngủ li bì [khám 2 lần đều cho thuốc ngủ như vậy] nên cháu không uống nữa. Nhưng không uống thì lại bị đau. Bác sĩ giúp cháu về trường hợp này nhé.

Vấn đề 2: Cháu hay ngáp và buồn ngủ ban ngày, mặc dù ban đêm cháu vẫn ngủ được. Cháu đọc trên mạng thì kêu là bị thiếu chất sắt. Bác sĩ tư vấn giúp cháu.

Thưa bác sĩ, năm nay cháu 25 tuổi & hiện cháu có các vấn đề sau.

Trước hết, về vấn đề đau đầu, đau chân, đau hông của cháu, là 3 vùng phân biệt khác nhau và khó mà gây ra do cùng một 'dây thần kinh rễ gốc gì đó...". Việc đau nhức nhiều nơi trong cơ thể cùng lúc nhiều khả năng liên quan đến một lý do toàn thân như các rối loạn, bệnh lý về cơ hay chuyển hóa.

Cũng có khả năng một trong những cơn đau đó liên quan đến đau rễ thần kinh đặc hiệu. Tuy nhiên, với vài dòng của cháu, không có bất cứ một xét nghiệm nào hoặc cuộc khám lâm sàng nào, chúng tôi không thể có ý kiến gì về triệu chứng đau này. Việc cháu ngủ li bì sau khi uống thuốc nhiều khả năng do có an thần nhẹ trong toa thuốc. Một lần nữa, chúng tôi không biết toa thuốc là gì nên cũng không thể khẳng định việc này. Cháu nên hỏi cụ thể bác sĩ điều trị của mình về vấn đề này. Trong trường hợp đúng như thế, bác sĩ có thể giảm liều để giúp cháu không bị tác dụng phụ này mà vẫn có thể giảm đau.

[Ảnh minh họa: Nguồn Internet]

Cần chú ý là nguyên nhân thường gặp nhất của các bệnh lý đau, viêm rễ thần kinh là hậu quả của các tổn thương cột sống, hay gặp ở người lớn tuổi hoặc sau chấn thương. Với tuổi 25, đau rễ thần kinh không phải là nguyên nhân thường gặp nên cần chú ý tìm nguyên nhân bên dưới.

Kế đến, về việc buồn ngủ ban ngày, triệu chứng này không đặc hiệu và có thể gặp trong nhiều tình huống khác nhau.

* Thường nhất, là tình rạng không ngủ đủ về đêm. Cháu cần chú ý là việc ngủ đủ-ngủ được không chỉ nói về số giờ ngủ mà còn về chất lượng của giấc ngủ. Nếu số giờ ngủ đủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, thường xuyên chập chờn thì việc buồn ngủ ban ngày là điều dễ hiểu. Để rõ hơn về vấn đề này, các nước thường có những chuyên gia chuyên về ngủ và các bệnh lý của giấc ngủ. Đáng tiếc ở nước ta đây vẫn là một chuyên khoa ít người làm. Cháu xem lại và nếu cần thì khám thêm ở một bác sĩ chuyên về hô hấp, có thể giúp một phần về rối loạn giấc ngủ.

*Rất nhiều bệnh lý toàn thân làm giảm chuyển hóa của cơ thể hoặc có sự suy giảm chức năng hô hấp, tuần hoàn cũng làm cơ thể thấy li bì, buồn ngủ. Suy chức năng tuyến giáp là một bệnh thường được chú ý. Thiếu sắt không phải là nguyên nhân đặc hiệu của buồn ngủ nhưng thiếu máu nói chung [bao gồm có thiếu sắt] là một nguyên nhân thường gặp. Để có thể có định hướng về nguyên nhân, cần làm bộ xét nghiệm tổng quát về chức năng các cơ quan cũng như để chẩn đoán thiếu máu nếu có. Việc uống sắt không có bằng chứng gì chẳng những không ích lợi mà còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không cần thiết.

Tóm lại, nếu vấn đề li bì, buồn ngủ này thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của cháu, cần khám tổng quát và làm khá nhiều xét nghiệm mới có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng. Cháu đừng tự ý uống sắt theo gợi ý của bác sĩ Google .... rất nguy hiểm !

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

Page 10

Nói đến BMI, bạn thường nghĩ đến vóc dáng cơ thể, đến chuyện mập ốm. Nhưng BMI đâu chỉ thể hiện vóc dáng, đó còn là một chỉ số để bác sĩ đánh giá sức khoẻ của bạn, bạn gầy hay béo, khoẻ mạnh hay có nguy cơ vướng nhiều loại bệnh...

Page 11

Nếu bạn có thể tái nạp năng lượng, giảm căng thẳng, và tăng cường sức mạnh ý chí chỉ trong 10 phút, bạn có làm không? Ai lại không chứ? Đơn giản chỉ cần nghỉ ngơi, bạn có thể gặt hái tất cả những lợi ích đó và nhiều hơn thế nữa. Chẳng hạn, bạn có biết, một tâm trí thư thả thì có nhiều khả năng duy trì những thói quen lành mạnh?


Cho nên hãy ngưng những gì bạn đang làm và tắt điện thoại [nhưng trước khi làm vậy bạn hãy đọc nốt bài này nhé]

Page 12

Nhân sâm, cá, dâu hay cafein?
Nghe những lời đồn về thực phẩm và chất bổ sung, bạn tin rằng chúng có thể giúp bạn mọi thứ từ giúp tập trung đến tăng trí nhớ, tăng khả năng chú ý và cải thiện chức năng não. Nhưng thật sự những thức ăn này có hiệu quả không? Không thể chối cãi là khi chúng ta già đi, cơ thể cũng bắt đầu lão hóa. May mắn là bạn có thể duy trì trí não hoạt động tốt nếu như thêm những thực phẩm và thức uống “thông minh” này vào chế độ ăn của mình.

Page 13

Hội thảo “Hiến tạng nhân đạo – Gặp gỡ, sẻ chia và kêu gọi sự chung tay của cộng đồng” tổ chức tại BV Chợ Rẫy ngày 29/5/2015 cung cấp những con số đáng buồn về tình hình ghép tạng ở Việt Nam hiện nay. Theo GS Trần Ngọc Sinh, có khoảng 16.000 bệnh nhân đang chờ ghép tạng  trong đó có hơn 8.000 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, 6.000 bệnh nhân hỏng giác mạc, 1.500 bệnh nhân suy gan nặng và hàng trăm người có nhu cầu ghép tim, phổi, tụy…]. Với một nước 91 triệu dân như nước ta, số người chết tự nhiên trong năm do nhiều nguyên nhân khác nhau khoảng 400.000 người, số người đăng ký hiến tạng ít nhất phải đạt đến 50 triệu người thì mới mong có được ít nhất 100 người hiến tạng mỗi năm. Trên thực tế, kể từ khi phát động chương trình đăng ký hiến tạng khi chẳng may qua đời bắt đầu tại TP.HCM từ tháng 10.2014, đến nay chỉ mới có 600 người tình nguyện đăng ký. Đây thực sự chỉ là một con số khiêm tốn như muối bỏ biển.

Page 14

Chúng tôi, những người thầy thuốc rất cần một tấm lòng, nhưng không phải để gió cuốn đi mà để giữ lại những đồng cảm, những chia sẻ với bệnh nhân của mình. Không có nó, những người thầy thuốc rồi cũng chỉ trở thành những cỗ máy trị bệnh, rút tiền bệnh nhân và hoàn thành trách nhiệm của mình một cách lạnh lùng, vô cảm. Đó có lẽ không phải là điều chúng ta muốn nhưng lý do tại sao và cần làm gì để thay đổi, chúng tôi hy vọng một vài câu chuyện sau đây có lẽ sẽ gợi lên ít nhiều suy nghĩ.

Page 15

Từ nhiều năm nay, khái niệm khám sức khỏe định kỳ đã trở nên khá quen thuộc với đội ngũ những người làm công hưởng lương. Nhờ có quy định rõ trong luật lao động, các chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư dù muốn dù không cũng phải chấp hành yêu cầu này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc khám sức khoẻ định kỳ lại như trăm hoa đua nở, mỗi nơi mỗi khác. Người lao động phần lớn coi đây là một điều kiện, một sự bắt buộc để được làm việc hơn là quyền lợi của bản thân. Sự đánh giá chưa đúng việc khám định kỳ, phần nào đã làm giảm đi ý nghĩa cũng như hiệu quả tích cực của nó. Bài viết tìm hiểu nội dung các quy định và tình hình chung, góp phần giúp các lãnh đạo cơ quan cũng như người lao động có một cái nhìn đúng đắn hơn về lĩnh vực này.

Video liên quan

Chủ Đề