Tại sao bé thức giấc vào ban đêm

Các bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm thường là do mọc răng, mơ gặp ác mộng, đói hoặc đang có vấn đề về sức khỏe khiến con trằn trọc, khó ngủ. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ và ba mẹ không cần phải quá lo lắng về điều đó vì chứng mất ngủ này sẽ không kéo dài mãi mãi.

Song, tất nhiên cha mẹ nào cũng muốn biết điều gì bất thường đang gây ra sự gián đoạn trong giấc ngủ của con. Biết rằng trẻ 2 tuổi có những đặc điểm riêng, nhưng vẫn có một số lý do chung khiến con thường xuyên thức giấc vào ban đêm hơn.

1/ Bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm do nguyên nhân gì

Tình trạng bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm có thể do con đang đối mặt với điều gì đó căng thẳng hay do bé đang không được khỏe. Giấc ngủ của trẻ bị thức giấc, gián đoạn đôi khi là con đang trong giai đoạn chập chững biết đi, hay mọc răng. Để biết rõ hơn vì sao bé 2 tuổi thường xuyên tỉnh giấc nửa đêm, hãy tìm hiểu những nguyên nhân dưới đây:

MỌC RĂNG

Mọc răng có thể là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 2 tuổi thường hay thức giấc vào ban đêm. Các chuyên gia cho biết khi mọc răng, con sẽ hay cáu kỉnh vào ban ngày và rất dễ bị đánh thức khi đang ngủ về đêm. Những chiếc răng hàm 1 và răng nanh trên và dưới sẽ bắt đầu mọc lên khi bé được khoảng 2 tuổi.

BỊ ỐM

Nhiễm trùng tai, nghẹt mũi, đau họng và sốt đều có thể khiến trẻ 2 tuổi khó ngủ. Khi bị ốm, con không chỉ bị mệt mà còn cảm thấy rất khó chịu. Điều này gây ra tình trạng cọ quậy và quấy khóc lúc nửa đêm. Đáng chú ý, bé 2 tuổi là đối tượng rất dễ bị ốm, do đó, thức giấc vào ban đêm là điều dễ xảy ra.

SỢ HÃI

Khi con bắt đầu biết suy nghĩ và nghĩ phức tạp hơn, ở giai đoạn 2 tuổi, bé có thể sợ một số thứ như sợ bóng tối, sợ ở một mình... Khi đó, con rất dễ tỉnh dậy vào giữa đêm và trằn trọc, thậm chí bị mất ngủ thường xuyên nếu không có ba mẹ bên cạnh.

ÁC MỘNG

Trẻ được 2 tuổi có thể có những giấc mơ xấu, khiến chúng thêm lo lắng và sợ hãi. Những tác nhân gây căng thẳng trong ngày hay quá nhiều sự phấn khích trước giờ đi ngủ đều có thể khiến con gặp phải những ác mộng. Và đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến con bị thức giấc giữa đêm.

KHÔNG NGỦ TRƯA

Ở khoảng 2 tuổi, nhiều trẻ mới biết đi bắt đầu bỏ ngủ trưa vì lịch hoạt động của chúng trở nên dầy hơn. Với những chuyến đi chơi cả ngày, thật khó để con có thể chợp mắt vào buổi trưa mỗi ngày. Thật không may, thói quen ngủ trưa cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến giấc ngủ buổi tối.

Như vậy, tình trạng bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm là điều dễ xảy ra khi con bỏ ngủ trưa hoặc không chịu ngủ ban ngày.

YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG

Không gian ngủ của trẻ có ti vi trong phòng không? Nếu có, hãy mang nó ra khỏi căn phòng ngủ của con. Hiện tượng tỉnh giấc về đêm ở trẻ 2 tuổi cũng có thể do nhạy cảm với tiếng ồn từ bên ngoài hoặc nhiệt độ phòng không phù hợp. Hãy chú ý đến những yếu tố này để giúp con ngủ ngon hơn.

2/ Bé hay thức giấc vào ban đêm có ảnh hưởng đến sự phát triển không

Tình trạng thức giấc khi ngủ vào ban đêm ở trẻ 2 tuổi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe nói chung. Dẫu biết rằng hiện tượng thức giấc nửa đêm ở trẻ là phổ biến, nó sẽ không kéo dài mãi mãi. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này diễn ra liên tục trong nhiều ngày, sức khỏe của con có thể bị ảnh hưởng, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Điều quan trọng là bạn phải nhận ra nguyên nhân nào đang khiến con hay tỉnh giấc giữa đêm để cải thiện ngay. Giả dụ, nếu bé gặp phải sự căng thẳng vào ban ngày khiến con liên tục quấy khóc ban đêm, lâu ngày sẽ khiến tâm lý con bị ảnh hưởng. Điều này có thể gây ra những vấn đề liên quan đến não và trí tuệ.

3/ Cách khắc phục giúp bé 2 tuổi ngủ ngon không thức giấc về đêm

Để giảm thiểu tình trạng bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm, bạn có thể thực hiện một số mẹo giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Một vài chiến lược thông minh kết hợp với thói quen đi ngủ hợp lý chắc chắn có thể giúp giảm thiểu tình trạng thức giấc vào giờ khuya như sau.

Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Ngủ ban ngày quá nhiều hay quá ít đều có thể khiến con gặp vấn đề về giấc ngủ ban đêm. Nếu bạn cho rằng con đang bị mệt, hãy cho bé 2 tuổi đi ngủ sớm hơn và chắc chắn rằng con ngủ đủ giờ trong ngày. Ngoài ra, lưu ý rằng không để con ngủ trưa quá nhiều vì đây cũng là lý do khiến con dễ thức giấc vào ban đêm.

Thiết lập thói quen trước khi ngủ

Hãy cho con tắm nước ấm, kể chuyện, hay ôm con và kết thúc bằng việc bạn rời khỏi phòng trước khi con ngủ là những gì bạn có thể làm để thiết lập thói quen cho bé 2 tuổi. Bằng cách này, bạn đang giúp con học cách tự đi vào giấc ngủ. Đây cũng là kỹ năng mà con bạn sẽ cần để đưa mình trở lại giấc ngủ sau khi tỉnh giấc lúc nửa đêm mà không cần đánh thức bạn.

Thử dùng máy tiếng ồn trắng

Đặt một chiếc máy tiếng ồn trắng trong phòng ngủ của con có thể giúp loại bỏ những tiếng ồn còn lại ra bên ngoài. Qua đó, tình trạng bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm cũng sẽ ít xảy ra hơn nếu con quen ngủ với tiếng ồn trắng.

*Tiếng ồn trắng là loại âm thanh rất dễ chịu, là loại nhạc thư giãn có thể giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ. Ví dụ như tiếng mưa rơi, tiếng sóng vỗ, tiếng suối chảy...

Tránh xa các chương trình ghê rợn

Không nên để con xem các chương trình truyền hình đáng sợ vì chúng có thể gây ra ác mộng và khiến con thức giấc vào ban đêm bởi trẻ 2 tuổi đã có thể nhận thức rõ ràng. Thay vào đó, bạn có thể đọc sách và kể chuyện cho bé nghe, giúp con dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Theo dõi thời gian con dùng thiết bị

Bất kỳ lúc nào ngồi trước màn hình ti vi hay máy tính bảng trước khi đi ngủ đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Con bạn có thể đã sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ. Do vậy, bạn nên kiểm soát thời gian bé 2 tuổi dùng và nhớ không cho con dùng ít nhất một giờ trước khi ngủ để tránh làm gián đoạn giấc ngủ của con.

Đừng vội vàng dỗ con

Khi con thức giấc, đừng vội lao vào phòng để dỗ dành con. Thay vào đó, hãy đợi vài phút để xem liệu con có tự ổn định để quay lại giấc ngủ được không. Hãy nhớ rằng trẻ nhỏ là những người ngủ ồn ào và chúng sẽ tạo ra những tiếng động khác nhau khi ngủ, song cũng có thể trở lại trạng thái ngủ trong vòng vài phút.

Tuy nhiên, nếu con bắt đầu khóc một cách nghiêm túc, hãy đợi vài phút rồi mới đến gần chỗ con. Thử các mẹo trên để giúp ngăn chặn tình trạng thức dậy hàng đêm của trẻ 2 tuổi và giúp con có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Nhìn chung, bé 2 tuổi hay thức giấc vào ban đêm là chuyện thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy chú ý thử các mẹo giúp con ngủ ngon hơn để làm giảm tình trạng này. Trong trường hợp, con có những biểu hiện lạ, tốt nhất là đưa bé đi khám để sớm phát hiện nguy cơ bệnh tật. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc con dễ dàng hơn, giúp bé ngủ ngon hơn để phát triển tốt nhất.

Trẻ nhỏ có giấc ngủ rất riêng, nhiều trẻ có thể ngủ qua đêm một cách ngon lành, cũng có trẻ thức dậy nhiều lần trong đêm. Nếu bé thức giấc liên tục, cha mẹ sẽ rất mệt và căng thẳng vì phải có sức khỏe để hoàn thành công việc của ngày hôm sau. Một số cách cải thiện tình hình đơn giản có thể đem đến cho bé và cha mẹ giấc ngủ ngon hàng đêm.

Có thể cha mẹ không nhận ra, nhưng trẻ thức dậy nhiều lần trong đêm đều có nguyên nhân của riêng nó. Những nguyên nhân thường gặp gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé có thể kể đến là:

Chu kỳ giấc ngủ chưa ổn định

Thường thì các bé sơ sinh ngủ không theo một chu kỳ nào cho đến khi bé đạt đến khoảng 6 tháng tuổi. Trong khi bé sơ sinh ngủ rất nhiều, khoảng 16-18 giờ mỗi ngày, thì với những bé lớn hơn lại ngủ ít hơn. Nhưng dù thế thì nhu cầu ngủ đối với mỗi bé là khác nhau. Do đó, nếu chưa được 6 tháng tuổi thì trẻ thức dậy trong đêm là điều bình thường. Bé có thể tự ngủ lại sau vài phút.

Yếu tố môi trường không thích hợp

Nếu trẻ đang ngủ ngon nhưng đột nhiên thức dậy thì có thể là bởi sự thay đổi của nhiệt độ căn phòng, âm thanh cũng như ánh sáng. Trẻ có thể bị đánh thức ban đêm bởi những tiếng ngáy của bố mẹ, tiếng ho quá to hoặc ngay cả khi bé cảm thấy quá nóng hay quá lạnh.

Chỗ ngủ không thoải mái làm bé ngủ không sâu giấc

Ngoài ra, sự thay đổi tại chỗ ngủ như cho bé nằm cũi mới, chuyển sang nằm giường, võng hay ngủ trên xe cũng là một trong số những lý do khiến trẻ thức giấc nhiều lần ban đêm.

Bé không khỏe

Khi bé bị bệnh, mệt, ốm hoặc đau đớn cũng hay thức giấc ban đêm. Khi được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe, việc điều trị bằng thuốc có thể được thực hiện. Trẻ sẽ ngủ ngon mà không thức giấc nửa đêm nữa.

Cũng có đôi khi bé bị đánh thức bởi sự bứt rứt khó chịu trong thời kỳ mọc răng, nhất là những chiếc răng đầu tiên. Hoặc chỉ vì bé bị đói không ngủ tiếp được để đòi ăn.

Bé chuyển sang bước phát triển mới

Vào khoảng thời gian bé có sự nhảy vọt về tăng trưởng và phát triển như từ biết bò sang tập đi, bé học nói,… Giấc ngủ của bé cũng có thể bị ảnh hưởng. Nhiều nghiên cứu cho thấy bé thường thức giấc khi học được thêm một điều mới trong cuộc sống. Và bé sẽ thực hành kỹ năng này mọi lúc nếu có thể.

Bé căng thẳng, lo lắng

Bé thức dậy nhiều hơn vào ban đêm cũng là hiện tượng phổ biến ở trẻ 9-12 tháng tuổi. Khi mà cha mẹ tách bé ngủ riêng để hình thành tính tự lập. Các bé sẽ cảm thấy lo âu, sợ hãi nên khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Nếu bé thức dậy vào nửa đêm, bé có thể khóc và đòi ngủ cùng cha mẹ.

>>> Xem thêm: Cảnh báo: Bé thức đêm có thể hủy hoại cuộc hôn nhân của cha mẹ

Trẻ thức dậy nhiều lần trong đêm là điều bình thường, nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Việc giấc ngủ của bé bị gián đoạn và quấy khóc làm giảm thời lượng ngủ tiêu chuẩn có thể khiến bé chậm phát triển, rối loạn hành vi và cảm xúc. Vì thế, để giúp bé ngủ ngon và sâu giấc, có nhiều biện pháp đơn giản để mẹ tham khảo thực hiện:

Chú ý kiểm tra bé thường xuyên

Các biểu hiện sinh lý và kể cả bệnh lý của bé có thể gây nhầm lẫn cho cha mẹ. Vì thế, mẹ nên thường xuyên quan sát, kiểm tra bé đang gặp vấn đề gì. Bé có khỏe không? Bé đang trong giai đoạn mọc răng? Hay bé đói bụng? Tã, bỉm của bé bị ướt? Những bé chưa giao tiếp được bằng ngôn ngữ, hoặc nếu đã có thể nói chuyện với cha mẹ không phải lúc nào cũng thể hiện được hết cảm xúc của mình. Các bé sẽ tỉnh giấc nhiều lần và quấy khóc.

Mẹ kiểm tra tã, bỉm của bé thường xuyên giúp bé có sự thông thoáng cần thiết cho giấc ngủ

Nếu mẹ nhận ra điều gì khiến giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng thì hãy nhanh chóng giúp bé có được sự thoải mái cần thiết. Còn ngược lại, nếu bé quấy khóc, thức giấc đêm nhiều lần không rõ nguyên nhân. Mẹ hãy nhờ đến bác sĩ để có được những tư vấn thích hợp nhất cho tình trạng của bé.

Xem xét thói quen đi ngủ của bé

Thói quen ngủ có tác động lớn đến giấc ngủ của bé. Những thói quen xấu như ngủ không đúng giờ giấc, ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc quá sát giờ ngủ tối sẽ khiến bé khó ngủ, ngủ không ngon vào ban đêm. Bé cần có những hoạt động giúp thư giãn được lặp lại hàng ngày để giấc ngủ ban đêm đến đúng lúc và dễ dàng hơn. Các thói quen tốt cho bé có thể là tắm rửa, thay đồ ngủ, massage, cho bé nghe nhạc nhẹ, đọc sách cho bé nghe,… Hãy kiên trì để bé làm quen, khi thói quen được hình thành, bé sẽ ngủ ngon và ít thức giấc ban đêm hơn.

Ghi nhớ giờ giấc của bé

Nếu mẹ ghi lại thời gian ăn ngủ của bé thì điều này rất có ích. Mẹ hãy ghi lại thời gian của giấc ngủ ngắn ban ngày, thức ăn bé yêu thích có thể gây ra đầy bụng khó tiêu làm bé khó ngủ, hay những thói quen tốt và xấu của bé trước khi đi ngủ. Khi bé có sự thay đổi về mặt thói quen, thời gian sinh hoạt, mẹ sẽ nhanh chóng phát hiện và có cách điều chỉnh kịp thời. 

Qua bài viết này, có lẽ mẹ đã hiểu hơn và biết mình cần làm gì khi trẻ thức dậy nhiều lần trong đêm. Giấc ngủ của bé và của cả cha mẹ đều rất quan trọng. Vì thế, mẹ hãy lựa chọn cách thích hợp để giúp cả gia đình có được những giấc ngủ ngon nhé!

>>> Xem thêm: Sự thật về sự phát triển não bộ của trẻ khó ngủ về đêm

Video liên quan

Chủ Đề