Cơm lam sapa để được bao lâu

Đến với Sa Pa, du khách có thể thưởng thức rất nhiều món đặc sản như thịt nướng, trứng nướng, lẩu cá tầm, ngọn su su xào…và không thể không nhắc tới một món ngon Sa Pa nữa có giá rất rẻ và vô cùng quen thuộc với mọi người – đó chính là cơm lam.

Cơm lam thường được thưởng thức cùng thịt nướng [Ảnh sưu tầm]

Cơm lam không được nấu bằng nồi niêu bình thường mà dụng cụ nấu ở đây là ống tre nứa, có khi là ống bương, ống vầu. Gạo để nấu cơm nhất thiết phải là thứ gạo nương được trồng trên những thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa bởi gạo trồng dưới xuôi khi nấu trong ống tre sẽ bị nát. Gạo nương tuy là gạo tẻ nhưng lại dẻo tựa như gạo nếp vẫn dùng để nấu xôi ở dưới đồng bằng.

Cơm lam đặc biệt phổ biến với đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Bắc nước ta, họ thường nấu khi làm nương rẫy. Người dân Sa Pa cũng thường coi cơm lam là một món đặc sản để đón tiếp khách quý hay sử dụng trong các ngày lễ hội của bản làng.

Cho gạo vào ống nứa [Ảnh sưu tầm]

Để chế biến món ăn Sa Pa này, trước hết người dân địa phương phải vo gạo cho sạch cám rồi cho vào ống tre nứa, đổ nước theo định lượng gạo rồi dùng lá chuối làm nút, bịt kín ống. Có khi người nấu dùng ngay nước mưa đọng trong ống nứa đem nấu để cơm mang vị ngọt thiên nhiên. Sau đó, họ gác ống cơm lên một cái kiềng rồi đốt lửa trong khoảng một tiếng cho đến khi chín.

Việc đốt lửa cho ống cơm cũng là một công đoạn khá phức tạp, đòi hỏi người nấu phải vừa xoay ống cơm sao cho khéo léo lại vừa phải kết hợp với việc điều chỉnh nhiệt độ than lửa cho điều hòa. Như vậy, ống cơm mới chín đều, thơm ngon và giữ được hương vị.

Nấu cơm lam [Ảnh sưu tầm]

Tre nứa để nấu cơm lam nhất thiết phải chọn loại tươi, non, tốt nhất là loại tre “bánh tẻ” vẫn giữ được màng tre bởi khi đốt lên, hơi ẩm của tre nứa sẽ thấm vào gạo để tạo thành hương vị đặc trưng và đầy hấp dẫn của núi rừng.
Ngày nay, cách nấu cơm lam cũng đã được cải tiến đôi chút để cơm có hương vị hấp dẫn hơn. Ngoài gạo, người đầu bếp còn trộn thêm một chút dầu dừa và lá nếp để cơm nấu xong được ngậy và thơm ngon hơn. Sự cải tiến này rất được du khách ưa thích và hưởng ứng.

Mỗi ống cơm lam thưởng chỉ đủ cho một người ăn. Khi ăn, thực khách có thể bổ đôi ống tre và xới cơm ra bát hoặc cầu kì hơn là chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống tre rồi vót cho tới khi xung quanh ống cơm chỉ còn một lớp tre mỏng. Lúc này, người ăn mới cắt mỗi ống cơm ra thành nhiều khúc. Khi thưởng thức, thực khách sẽ dễ dàng tách lớp tre mỏng đó, để lại trên bề mặt cơm một lớp màng tre rất mỏng manh.

Có thể bổ dọc hoặc cắt khúc cơm lam để thưởng thức [Ảnh sưu tầm]

Món ăn đặc sản Sa Pa này thường được ăn cùng với muối vừng hoặc thịt nướng – có thể là thịt gà, thịt lợn, thịt bò hay cá nướng. Được biết, người dân Sa Pa không chỉ nấu cơm mà có thể nấu bất cứ thứ gì bằng ống tre nứa, thay cho nồi, niêu, ấm, chảo. Do phải thường xuyên đi rừng làm nương rẫy, không tiện mang theo dụng cụ, người dân địa phương đã nghĩ ra cách nấu ăn trong các ống tre nứa.

Thịt gà hay thịt lợn được thái nhỏ, trộn thêm chút muối rồi nhồi vào ống tre cùng với mộc nhĩ và nấm hương rừng, đem nướng lên có vị thơm ngon không thua kém gì những món ăn được chế biến cầu kì. Cách nấu ăn này bắt nguồn từ chính thực tế lao động của người dân và theo thời gian đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng vùng miền.

Gà nướng trong ống tre [Ảnh sưu tầm]

Đến Sa Pa, được ăn cơm lam với đồ nướng là thú vui của rất nhiều du khách vì như vậy, họ được thưởng thức hương vị của núi rừng và như được sống gần gũi hơn với thiên nhiên. Chỉ với khoảng mười nghìn đồng, thực khách đã có thể mua được một ống cơm lam và tự mình nếm thử món ăn ngon tại Sa Pa này.

Bên bếp than hồng những cửa hàng bán đồ nướng tại Sapa, thì chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp chỗ nào cũng phải có cả vài chục lam cơm treo lúc lỉu. Cơm lam thường được làm từ nếp nương dẻo thơm vô cùng. Lớp vỏ cháy đen khi lam đã được gia chủ tước bỏ hết sẽ lộ ra lớp áo trong trắng sạch nhìn rất bắt mắt. Bạn cũng đừng lo cơm lam Sapa không được tươi mới. Đã mất công tới Sapa, thể nào du khách cũng thưởng thức vài ống cơm lam cho lạ miệng. Không có của ế ẩm đâu mà sợ. Với lại, cơm lam quý chỗ có thể để cả tuần, bóc ra vẫn nục nạc như khoanh giò, thơm ngon như vừa chín tới.

Người miền núi có câu: " Ngon nhất cơm, thơm nhất con". Trong các thứ cơm, ngon nhất là cơm lam. Cơm lam ngày nay khả phổ biến, từ các góc rừng đến nhiều vùng đất nước. Cơm lam là loại cơm độc đáo được đồng bào các dân tộc miền núi sáng chế. "Phát minh" này có thể tưởng tượng như sau: trong một chuyến đi rừng lâu ngày, người thợ sơn tràng chỉ có nắm nếp, chút muối và chiếc quẹt lửa trong tay nải của mình. Với con dao trong tay, anh ta chặt một thân nứa, thông mắc, cho nếp vào với chút muối, đổ nước suối, nút lá lại, đem nướng. Vậy là anh ta đã giải quyết được cái bao tử một cách thú vị mà không cần đến cái nồi. Từ đó cơm lam được khai sinh và phát triển, tiến sâu vào các nhà hàng với tên gọi "đặc sản". Mà đặc sản thiệt, đếnTây Bắc không ai không bị món cơm bình dân này mê hoặc.

Để nấu cơm lam, người Sa Pa chặt một đoạn ống nứa hoặc ống trúc [gọi là "vầu"], thông mắc, rửa sạch. Ống nứa hoặc ống trúc phải là loại không già, không non, loại vừa qua tuổi măng. Cắt ống trúc một khúc dài hơn gang tay, cho nếp nương - nếp trồng trên ruộng bậc thang - đã vo vào. Nhưng nếu muốn có ống cơm lam ngon, phải ngâm nếp trong nước khoảng hai tiếng đồng hồ. Cho vào ống ba phần nếp, một chút muối và hai phần nước lạnh. Đậy kín miệng ống bằng cuộn lá chuối hơ se, đặt lên bếp lửa.

Nướng cơm lam không đơn giản, phải canh lửa thật đều và liên tục trở ống, sao cho cơm trong ống "chín rền" mới đạt yêu cầu. Khi ăn, cắt ống cơm lam từng khúc nhỏ. Làm như vậy để vừa dễ lột bỏ vỏ trúc vừa giữ được cái màng lụa mỏng màu trắng ngà bên trong ống trúc bám dính vào khúc cơm. Cơm lam chấm muối vừng [muối mè] đã ngon vì vị bùi thơm của nếp hòa vị bùi thơm muối mè sẽ quyến luyến mọi du khá.

Cơm lam - món ăn đơn giản, phổ biến của những người dân Sapa. Đến du lịch Sapa mà không thưởng thức món cơm lam quả là uổng phí cả một chuyến đi. Cùng tìm hiểu tất tần tật về món cơm lam qua bài viết sau.

Cơm lam - món ăn “dễ” của ẩm thực Sapa, nói như vậy vì món ăn này dễ từ cách nấu, cách trình bày, ăn kèm cũng rất phong phú và cũng rất dễ thưởng thức, dễ tìm thấy. Không những vậy cơm lam còn để lại những ấn tượng khó phai trong lòng những ai đã thưởng thức nó. Chỉ đơn giản là những hạt gạo cùng với chút muối cùng với ống nứa và nước suối của rừng thôi mà sao lại thơm ngon và đậm đà đến vậy!

Bạn có thể tìm thấy cơm lam ở bất cứ đâu Sapa, từ hàng quán ven đường đến những nhà hàng cao cấp, đâu đâu cũng phục vụ món ăn này như một khẳng định “cơm lam Sapa sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng khi thưởng thức”.

Nguồn gốc của ống cơm lam

Cơm lam là một nét ẩm thực đặc trưng, món ăn phổ biến của những dân tộc nơi đây như Nùng, Thái, Dao, Mông,... “Lam” theo tiếng nơi đây nghĩa là nướng một thứ gì đó đến khi chín bằng ống nứa. 

Có lẽ, nguồn gốc của những thanh cơm lam bắt đầu từ những chuyến đi rừng lâu ngày, những lúc đi săn lâu, bao đêm du canh của dân bản xưa. Không dụng cụ nấu ăn, không có những nguyên liệu cầu kỳ, chỉ một ít gạo nếp đem theo, một con dao, một hòn đá, đồ đánh lửa, khi nào đói chỉ cần chặt một vầu nứa, cho gạo và nước suối nướng trên lửa là đã có một lóng cơm lam thơm phức. Cơm lam cũng là món ăn gắn với những ngày đi nương xa, những ngày tu họp gia đình hay những khi lễ lạc,....Có lẽ vì vậy mà cơm lam đã dần trở nên phổ biến lúc nào không hay. Khiến cho những ai thưởng thức chúng đều phải trầm trồ thán phục. 

Cơm lam còn gắn liền với những tục lệ mang tính tâm linh cao. Đó là khi người phụ nữ sinh con, chỉ được ăn cơm lam dạng truyền thống, những ống cơm sẽ được giữ cẩn thận và treo cùng nhau thai của bé ở bìa rừng, như thủ tục để thông báo với thần linh về sự ra đời của thành viên mới của gia đình người Thái. Nếu thủ tục này không được thực thi, đứa trẻ sẽ bị coi như người “ngụ cư” và không được về với đất mẹ khi tuổi già sức yếu. 

Chế biến và thưởng thức cơm lam

Cơm lam không chỉ là đặc sản của ẩm thực Sapa mà còn là món ăn ở rất nhiều nơi khác. Với một một vùng hay một dân tộc khác nhau lại có cách chế biến cơm lam khác nhau sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên cơm lam Sapa vẫn mang một nét riêng mà chẳng cơm lam nơi đâu lẫn vào được.

Khi lam cơm nên chọn cây nứa ngô nào còn non, chặt lóng ở lưng chừng cây nứa bao giờ cũng có sẵn một ít nước trong vắt, tinh khiết vô cùng. Chặt bỏ một đầu lóng, cho nếp nương đã vo sạch vào cùng [nếu ngon hơn cần ngâm nếp trong khoảng 2 tiếng trước khi lam], thêm 2 phần nước cho vừa 3 phần gạo cùng một chút muối. Lấy lá chuối bịt đầu cho kín rồi cho lên bếp lam. 

Khi lam cơm phải lam từ phần có nút lá trước, vừa nướng vừa trở ống nứa rồi lam dần dần đến cuối ống. Muốn kiểm tra xem cơm đã chín đến đâu thì dùng tay ấn vào ống nữa, thấy mềm ở đâu thì chỗ đó cơm đã chín. Đến khi cơm chín toàn bộ thì gắp ống nứa ra và bắt đầu thưởng thức. 

Khi cơm chín, dằn mạnh ống xuống đất cho cơm dồn chắc xuống cuối lóng. Để ống nguội bớt rồi róc đi phần cật nữa cháy lộ ra phần vò ở giữa trắng trẻo tinh tươm. Sau đó cắt thành từng khoanh nhỏ, lúc bấy giờ mùi cơm lam đã thơm cả một góc rừng. Bóc nhẹ từng dải là sẽ thấy phần lõi cơm trắng, lõi cơm được bọc bởi một lớp lụa mịn màng - lớp lụa chỉ có ở ống nứa non, khiến cho cơm có màu sắc rất thuần khiết khiến ai cũng muốn nâng niu. Nếu chưa muốn ăn ngay thì chỉ cần bỏ đi lớp cật đen đúa rồi bỏ balo mang theo cả vài ngày cũng không có vấn đề gì, có khi để cả tuần cũng không sao.

Cơm lam thường được ăn kèm cùng những món thịt nướng, hay đơn giản chỉ là chấm với muối vừng. Những khúc cơm lam thơm phức hòa với vị ngọt béo của thịt sẽ tạo nên một vị ngon không tưởng.

Cơm lam - món ăn dân giã của ẩm thực Sa Pa, ai đã dừng sinh ra, lớn lên cùng với cơm lam sẽ chẳng bao giờ quên được. Cơm lam như tấm lòng của những người anh em vùng sơn cước - đơn giản mộc mạc mà đầy tình nghĩa sắt son, nếu gặp dù chỉ một lần cũng sẽ không bao giờ quên. 

Hãy cùng Du Lịch Quốc Tế Đại Việt đến với ẩm thực Sa Pa qua những chuyến du lịch Sapa để một lần thưởng thức món cơm lam bình dị này nhé! 

Video liên quan

Chủ Đề