Tại sao áo dài là văn hóa phi vật thể


Cần nhận diện, đánh giá đầy đủ về những giá trị văn hóa, xã hội, nghệ thuật và bản sắc văn hóa của áo dài Việt Nam. Ảnh minh họa 


Trang phục áo dài là biểu tượng của văn hóa Việt Nam Gắn với lịch sử phát triển của mỗi dân tộc, cùng với tiếng nói, chữ viết thì trang phục luôn là một yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Áo dài gắn bó với đời sống của người Việt Nam, là biểu tượng, hồn cốt của phụ nữ Việt. Trang phục áo dài, văn hóa mặc áo dài là một nét văn hóa sống động, đại diện cho văn hóa Việt Nam cần được bảo vệ và phát huy giá trị trong bối cảnh đương đại.  Đánh giá tầm quan trọng của việc bảo vệ, phát huy cũng như nâng cao nhận thức về giá trị của áo dài, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Bùi Hoài Sơn nhìn nhận, dù Nhà nước chưa ra một văn bản luật chính thức nào khẳng định áo dài là “quốc phục” Việt Nam nhưng từ lâu nay, nó đã được đa số nhân dân mặc định là “áo dài dân tộc” hay “trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam”. Mặc dù có một lịch sử lâu đời và phổ biến trong đời sống hiện đại song các giá trị gắn với áo dài vẫn chưa có được vị thế của một DSVHPVT cấp quốc gia. Đối với công chúng, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về lịch sử văn hóa, giá trị của áo dài cũng như tập quán sử dụng chúng. Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch [VH-TT&DL] Trịnh Thị Thủy cho biết, chúng ta đang trong quá trình tích cực chuẩn bị xem xét, công nhận áo dài là DSVHPVT quốc gia. Việc nhận diện đầy đủ, khoa học về những giá trị và nội hàm DSVHPVT này, một mặt sẽ giúp cho việc xây dựng thành công hồ sơ trang phục áo dài Việt Nam đưa vào danh mục DSVHPVT quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại danh sách DSVHPVT đại diện của nhân loại theo tiêu chí của UNESCO. Mặt khác, việc nghiên cứu một cách thấu đáo về trang phục này nhằm tìm ra những giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp để đảm bảo sức sống của áo dài theo tinh thần Công ước năm 2003 của UNESCO và Luật Di sản văn hóa của Việt Nam. Bà Thủy khẳng định, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra sâu rộng như hiện nay thì việc bảo vệ, phát huy giá trị áo dài là rất cần thiết và cấp bách. Trong đó, vấn đề nâng cao nhận thức của nhân dân trong bảo vệ giá trị di sản văn hóa tốt đẹp của áo dài Việt Nam và quảng bá mạnh mẽ hơn nữa những giá trị văn hóa này ra thế giới có vị trí hết sức quan trọng.

Đường đến UNESCO còn nhiều thách thức

Theo Cục Di sản văn hóa [Bộ VH-TT&DL], các di sản đã được UNESCO vinh danh có những điểm tương đồng, gần gũi với hồ sơ áo dài Việt Nam. Hiện có 27 di sản của 25 quốc gia có liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật dệt, nghệ thuật dệt lụa, dệt thảm, dệt thổ cẩm truyền thống, như: Batik của Indonesia; truyền thống dệt thảm ở Chiprovsti [Bulgaria]; cách làm và sử dụng khăn trùm đầu bằng lụa cho phụ nữ ở Azerbaijan; áo vỏ cây Uganda… Từ kinh nghiệm của các di sản đã và đang đề cử vào danh sách của UNESCO, có thể thấy, việc lập hồ sơ “Trang phục áo dài Việt Nam” trình UNESCO sẽ rất khả quan. Theo ông Bùi Hoài Sơn, đối với UNESCO, lịch sử truyền thống là vô cùng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là truyền thống đó được sử dụng như thế nào trong đời sống đương đại. Áo dài của Việt Nam có một lịch sử lâu đời, trong bối cảnh hiện thời, áo dài có tác động với văn hóa, xã hội và con người Việt Nam là điều UNESCO quan tâm. Mặt khác, đời sống của di sản trong xã hội đương đại và đóng góp của di sản đó trong cuộc sống đương đại, đó là điểm nhấn mà UNESCO mong muốn các di sản thể hiện và họ sẽ tôn vinh các di sản phi vật thể đại diện theo một trong những tiêu chí quan trọng đó. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, để có thể vinh danh áo dài là DSVHPVT quốc gia, tiến tới được xếp vào danh sách DSVHPVT đại diện cho nhân loại, Bộ VH-TT&DL, các cơ quan chức năng cần nhận diện, đánh giá đầy đủ về những giá trị văn hóa, xã hội, nghệ thuật và bản sắc văn hóa của áo dài Việt Nam. Phó Viện trưởng Viện Văn hóa, Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Nguyễn Thị Hiền chia sẻ, muốn xây dựng hồ sơ di sản trình UNESCO, Việt Nam cần xác định khía cạnh phi vật thể của áo dài để đưa ra tên, nội hàm, xác định cộng đồng chủ thể, trung tâm di sản, vùng lan tỏa và kiểm kê di sản. 

Đặc biệt, trước khi xây dựng hồ sơ, các địa phương được coi là trung tâm của di sản áo dài cũng phải thực hiện kiểm kê để đưa di sản này vào danh mục kiểm kê quốc gia; làm hồ sơ để đưa vào danh mục DSVHPVT quốc gia theo quy định của chính sách bảo vệ di sản của Việt Nam. “Mọi người đều nghĩ, áo dài Việt Nam rất xứng đáng để ghi danh, tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, áo dài là hiện vật và chúng ta có thể chạm vào được. Thời gian tới, chúng ta phải tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia về di sản, các nhà sưu tầm để xem giá trị phi vật thể áo dài là gì để có thể xác định rõ ràng các yếu tố đưa vào hồ sơ” - bà Hiền cho biết.


LÊ HÒA

Trải qua các thời kỳ lịch sử, áo dài truyền thống Việt Nam với các hình thức thiết kế, mầu sắc đa dạng và phong phú đã xuất hiện khắp năm châu trong các cuộc thi sắc đẹp, sự kiện chính trị, văn hóa nghệ thuật; góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Áo dài tượng trưng cho sự thướt tha, đằm thắm, yêu kiều của người phụ nữ Việt, là nét văn hóa dân tộc. Thế nhưng cho đến bây giờ, áo dài vẫn chưa được công nhận là di sản văn hóa một cách chính thức, hợp pháp.

Có lẽ, không một phụ nữ Việt Nam nào lại không có cảm giác yêu thương và tự hào khi khoác lên mình tà áo dài duyên dáng. Nếu như trước đây, phụ nữ chỉ mặc áo dài trong những dịp trọng đại, lễ, Tết truyền thống thì ngày nay, họ mặc trang phục này ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Tại một số trường học, công sở, áo dài trở thành đồng phục. Đây có thể nói là một việc làm nhằm tôn vinh nét đẹp, giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam trong mỗi người phụ nữ nói riêng, người dân Việt Nam nói chung. Thời gian qua, dư luận cả nước “dậy sóng” khi tại các diễn đàn thời trang quốc tế, một số ca sĩ, người mẫu trong khu vực và trên thế giới mặc những bộ áo dài Việt Nam biến tướng, gây phản cảm. Thậm chí ngay ở trong nước, một số người trong làng giải trí cũng đã khai thác một cách quá đà sự gợi cảm của tà áo dài, gây bức xúc trong dư luận. Điều này tạo ra một làn sóng bảo vệ “quốc phục” trên mạng xã hội.

Đã đến lúc, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ áo dài Việt Nam với hướng đi phù hợp trên cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Nhiều ý kiến đặt vấn đề cần đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho áo dài Việt Nam. Song, các chuyên gia thời trang cho rằng điều này không khả thi, do việc bảo  hộ kiểu dáng thời trang cần gắn liền với những mẫu thiết kế, nhà thiết kế cụ thể, không thể áp dụng với một loại áo chung chung chứ chưa nói tới việc áp một quy chuẩn chung trên toàn thế giới.

Câu chuyện bảo tồn và phát huy di sản văn hóa được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm cho chủ trương. Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Di sản. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từng khởi động Dự án chọn lễ phục nhà nước với mẫu lễ phục áo dài nữ nhận được 100% ý kiến đồng tình. Việc công nhận áo dài nữ là di sản văn hóa sẽ là cơ sở để chúng ta hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO ghi danh áo dài vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Dù còn nhiều tranh cãi và sẽ còn mất nhiều thời gian để khẳng định thương hiệu tà áo dài Việt Nam trên thế giới. Thế nhưng, sức sống của trang phục áo dài vẫn được hầu hết người dân nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng coi như quốc phục. Câu chuyện tạo cơ sở pháp lý cho tà áo dài, bảo vệ hình ảnh cho áo dài là câu chuyện không của riêng ai. Đã đến lúc, chúng ta cần xây dựng một bộ quy chuẩn về thiết kế áo dài, là cơ sở, hệ quy chiếu cho những sáng tạo, cách tân là việc làm cần thiết hiện nay.

MINH HƯƠNG

Khi nói đến trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến “Áo dài”. Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam vẫn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống, là một biểu tượng trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Chiếc áo dài Việt Nam tượng trưng cho sự thuần khiết, bên trong chiếc áo dài tưởng như đơn giản nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Tà áo dài truyền thống được người Việt Nam bảo tồn qua nhiều thời kì, trân trọng để truyền lại cho thế hệ mai sau. Áo dài cũng là minh chứng cho sự thay đổi của Việt Nam, trường tồn với thời gian, trở thành quốc phục của đất nước Đã từ lâu, áo dài là một biểu tượng văn hóa gắn liền với hình tượng phụ nữ Việt Nam. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của những người phụ nữ Việt.Áo dài là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam bởi chứa đựng trong đó là những tinh hoa, tâm hồn, tính cách của người Việt Nam. Dẫu trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến nay, chiếc áo dài vẫn giữ nguyên giá trị trong đời sống văn hóa và tinh thần trong xã hội Việt Nam. “Áo dài Việt Nam xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể”, là khẳng định của các đại biểu tại Hội thảo: “Tham vấn chuyên gia về lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến áo dài” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 10/12/2020 tại Hà Nội.

Tại hội thảo, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Bùi Thị Hòa cho biết, đây là hoạt động quan trọng, đưa ra những đề xuất để cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục vào cuộc nhằm tôn vinh Áo dài Việt Nam bằng giá trị pháp lý. Hội Phụ nữ rất tích cực trong việc hoàn thiện các thủ tục để Áo dài được công nhận là di sản, tuy nhiên trách nhiệm việc này là thuộc Nhà nước. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cùng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã gửi công văn đến các tỉnh thành trong cả nước và đã nhận được phản hồi trong việc lựa chọn những giá trị nào của áo dài ở các địa phương để hoàn thành hồ sơ, cũng như làm căn cứ để tiến hành các thủ tục trong việc công nhận Áo dài là di sản văn hóa phi vật thể.“Trang phục áo dài, văn hóa mặc áo dài và niềm tự hào về áo dài của hàng triệu người dân và phụ nữ Việt Nam đã góp phần khẳng định vị thế áo dài trong đời sống xã hội. Do đó, áo dài xứng đáng được tôn vinh là một di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam”, bà Bùi Thị Hòa khẳng định.

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng để có thể vinh danh áo dài là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới được xếp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thểđại diện cho nhân loại, các cơ quan chức năng cần nhận diện, đánh giá đầy đủ về những giá trị văn hóa, xã hội, nghệ thuật và bản sắc văn hóa của áo dài Việt Nam và có cách tiếp cận nghiên cứu, quản lý, bảo vệ phù hợp để bảo đảm sức sống của di sản theo tinh thần Công ước 2003 và Luật Di sản văn hóa.. để nhận diện chính xác khía cạnh di sản văn hóa phi vật thể liên quan và thành công trong việc xây dựng hồ sơ, cần xác định khía cạnh phi vật thể của áo dài để đưa ra tên, nội hàm, xác định cộng đồng chủ thể, trung tâm di sản, vùng lan tỏa và kiểm kê di sản. Đặc biệt, trước khi xây dựng hồ sơ, các địa phương được coi là trung tâm của di sản áo dài cũng phải thực hiện kiểm kê để đưa di sản này vào danh mục kiểm kê quốc gia; làm hồ sơ để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quy định của chính sách bảo vệ di sản của Việt Nam. Với góc nhìn của nhà nghiên cứu các chuyên gia đều cho rằng, vượt qua giá trị của chính mình trong vai trò một sản phẩm tiêu dùng, chiếc áo dài đã đạt đến một vai trò quan trọng hơn đó là một sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam trong thời bình cũng như thời chiến. Không đơn thuần là trang phục truyền thống, mà áo dài còn là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần dân tộc Việt Nam. Có thể nói rằng, áo dài đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới. Không chỉ xuất hiện trong các cuộc thi trang phục dân tộc, các cuộc thi hoa hậu… áo dài Việt Nam đã xuất hiện trên khắp thế giới. Theo các chuyên gia, áo dài có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, được coi là trang phục truyền thống của Việt Nam, xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể. Nếu như áo dài phụ nữ là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng, làm toát lên nét duyên dáng, thanh lịch, thì áo dài nam lại mang nét trang trọng, nghiêm cẩn. Bên cạnh các giá trị truyền thống, cốt lõi, thì trang phục này, đặc biệt là áo dài phụ nữ đã luôn được sáng tạo, không ngừng biến đổi về kiểu dáng lẫn chất liệu, phụ kiện, bổ sung những giá trị mới phù hợp với xã hội và được xem là di sản văn hóa phi vật thể của đất nước.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 2020

Trịnh Thị Tuyết Hằng

Phòng Nghiên cứu – Sưu tầm – Trưng bày

Video liên quan

Chủ Đề