Tại sao nhổ răng khôn lại đau

Từ xưa đến nay, mọc răng khôn có lẽ đã trở thành nỗi sợ của nhiều người, bởi trong quá trình mọc răng luôn đi kèm với cảm giác đau nhức khó chịu.Dưới đây của Home Dental sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần biết về răng khôn cũng như một số mẹo hay giảm đau hiệu quả sau khi nhổ răng khôn bạn nhé!

1. Răng khôn là gì?

 

Răng khôn là răng số 8 - thường mọc ở trong xương hàm mỗi người. Thường răng khôn sẽ mọc từ 18 đến 25 tuổi và cũng có nhiều trường hợp răng khôn sẽ không mọc. Răng khôn không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nhưng khi mọc lại gây nên những tình trạng khó chịu như sưng viêm,đau nhức, giắt thức ăn…

Nhiều trường hợp gặp phải tình trạng  răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Do không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, phần nướu sẽ bị sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu...

2. Tại sao phải nhổ răng khôn?

Như đã đề cập ở trên, khi răng khôn mọc lệch sẽ gây đau đớn do đâm vào nướu, lợi. Ngoài ra răng khôn mọc nghiêng xô lệch các răng khác, dẫ đến các vấn đề khác như viêm nướu, viêm xoang,… Do đó, các bác sĩ vẫn khuyên nên nhổ những chiếc răng khôn mọc lệch đi.

 

Răng khôn có thể gây nên nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm

Một số tác hại của răng khôn đó là: Viêm nhiễm, Sâu răng, Gây tổn thương răng và các mô mềm xung quanh, U nang xương hàm, Rối loạn cảm giác,...

Tham khảo tại //nhakhoahome.com/pages/nho-rang-khon

Chi phí cho một lần nhổ răng khôn:

- Đối với nhưng răng mức độ vừa phải thường từ:  800.000 - 2.000.000 VNĐ.

- Đối với những răng có mức độ lệch nhiều, chi phí có thể sẽ cao hơn.

3. Một số mẹo giúp bạn giảm đau hiệu quả sau khi nhổ răng khôn

Cắn chặt vào miếng gạc: Ngoài tác dụng cầm máu, trong băng gạc đã được tẩm một phần thuốc giảm đau, làm dịu vết sưng tấy,dưỡng chất nuôi dưỡng lại vùng nướu bị tổn thương. Vì vậy sau khi nhổ răng sau 30 phút đừng nhổ miếng băng gạc ra bạn nhé!

Chườm lạnh- nóng: Đây là cách làm truyền thống, giúp làm giảm sưng đau một cách đơn giản lại hiệu quả rất tốt. Việc cần làm là đổ nước lạnh[ hoặc nước nóng] chườm lên vùng da bị sưng đau, xoa nhẹ cho đến khi cảm giác đau nhức được xoa dịu.

Dùng thuốc giảm đau: nên sử dụng thuốc giảm đau theo liều lượng và đúng với chỉ dẫn của bác sĩ.

Nghỉ ngơi, ăn uống điều độ: Không mang vác vật nặng, khi ngủ tránh nằm đè lên vùng má bị sưng. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, không nên ăn những thức ăn cứng...

Dùng các loại thực vật lành tính đắp lên vết thương: nha đam, nghệ, lá bạc hà...

Tham khảo thêm về kỹ thuật nhổ răng khôn an toàn, không đau tại Home Dental, vui lòng click TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 842438289999 để có được sự tư vấn tốt nhất bạn nhé! 

Email: 

url web: //nhakhoahome.com/

Địa chỉ: 30 triệu việt vương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.

#nhakhoahome, #homedental, #nhakhoachuanduc, #trongrangpimplant, #nhorangkhon, #niengrang, #chinhnha #nhorangkhon

Sau nhổ răng khôn, cơn đau sẽ thuyên giảm trong 3 - 4 ngày. Nếu nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau, cẩn thận đây là dấu hiệu của nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhổ răng khôn là một quy trình giải phẫu không hề đơn giản, thường gây ra những cơn đau nhức làm nhiều người khó chịu. Thông thường, những cơn đau này sẽ dần thuyên giảm sau 3 - 4 ngày. Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau. Đây là một dấu hiệu bất thường, cảnh báo nhiều biến chứng nguy hiểm mà Khách hàng cần đặc biệt lưu ý.

1. Nguyên nhân của tình trạng nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau

Nhiễm trùng

Đây được xem là một trong những biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sau nhổ răng khôn:

- Dụng cụ nhổ răng chưa được khử khuẩn triệt để, vệ sinh răng miệng trước khi nhổ chưa được thực hiện tốt.

- Tay nghề của Bác sĩ kém, quy trình nhổ răng được thực hiện không đúng kỹ thuật.

- Chế độ ăn uống không hợp lý sau khi nhổ răng khôn đã làm tổn thương vết khâu ở vùng nướu răng, gây nhiễm trùng.

- Vận động mạnh và duy trì các thói quen xấu như cắn móng tay, sử dụng ống hút, chất kích thích…làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng đau nhức răng kéo dài

Chấn thương mô mềm

Chấn thương mô mềm cũng là một biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn, khiến cơn đau nhức răng diễn ra dai dẳng. Vùng má, sàn miệng, vòm miệng, sau hàm là những vùng dễ bị chấn thương mô mềm nhất trong quá trình nhổ răng khôn. Thông thường, tình trạng này kéo dài một vài tuần hoặc vài tháng.

Khô ổ răng

Việc chăm sóc răng sau khi nhổ không được chú trọng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống làm tổn thương vết khâu, phá vỡ phần máu đông có chức năng bảo hộ. Đây chính là điều kiện để các vi khuẩn tràn vào, gây viêm nhiễm. Biểu hiện của tình trạng này là triệu chứng đau nhức liên tục, lan tỏa ra cả vùng tai. Đồng thời, vùng nướu xung quanh vết khâu bị sưng tấy đỏ, thậm chí là sưng hạch.

Tổn thương dây thần kinh

Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất sau khi nhổ răng khôn. Răng khôn nằm ở vị trí đi qua nhiều dây thần kinh hàm mặt khác nhau, tác động lớn đến các vùng xung quanh khoang miệng. Vì vậy, khi quy trình nhổ răng cũng như cách chăm sóc răng sau khi nhổ không được thực hiện tốt thì nguy cơ làm tổn thương đến các dây thần kinh này là rất cap.

Các dây thần kinh có nguy cơ bị tổn thương cao nhất bao gồm: thần kinh ổ răng dưới, thần kinh cằm, thần kinh lưỡi. Hiện tượng này không chỉ gây tê môi cằm mà còn làm rối loạn cảm giác, biểu hiện qua các tình trạng như: cắn vào lưỡi và môi, nhai bất thường, bỏng do tác động của thức ăn nóng…Trong trường hợp dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến đứt, sẽ xuất hiện tình trạng mất cảm giác và các cơn đau nhức sẽ kéo dài vĩnh viễn.

2. Giải pháp khắc phục khi nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau

Khách hàng cần gặp Bác sĩ để chẩn đoán đúng nguyên nhân gây đau nhức kéo dài

Khi gặp hiện tượng nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau, Khách hàng nên đến các trung tâm nha khoa có uy tín để kiểm tra. Nhờ đó, đánh giá đúng về quá trình hồi phục sau khi nhổ răng khôn cũng như nguyên nhân gây đau nhức kéo dài.

Trường hợp nhẹ, Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng hoặc thuốc giảm đau. Trường hợp nặng, Khách hàng phải trải qua những liệu pháp chữa trị phù hợp theo các nguyên nhân gây đau nhức.

Song song với quá trình điều trị từ Bác sĩ, Khách hàng nên thực hiện những điều sau đây nhằm giảm đau:

- Không nên hoạt động với cường độ cao vì sẽ làm gia tăng các cơn đau nhức.

- Không nên dùng lưỡi đá vào vùng răng vừa nhổ vì lưỡi chứa rất nhiều vi khuẩn có thể khiến cho vùng răng vừa nhổ dễ bị nhiễm trùng.

- Hạn chế dùng ống hút hay sử dụng chất kích thích vì có thể làm khô ổ răng.

- Ăn những thức ăn mềm tốt cho răng, hạn chế cơn đau nhức như súp, sinh tố…Mặt khác, tránh các món nóng lạnh, cứng, dai gây tổn thương và làm cơn đau thêm nghiêm trọng.

- Sử dụng nước muối loãng theo tỷ lệ 5 gram muối pha với 240 ml nước ấm để súc miệng trước khi ngủ để chăm sóc răng. Đồng thời, khi ngủ nên nằm gối cao hơn một chút nhằm hạn chế tình trạng vết khâu bị vỡ.

Hiện tượng nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau xuất phát từ nhiều nguyên nhân và cũng không phải là tình trạng quá hiếm gặp. Để hạn chế hiện tượng trên, tốt hơn hết, Khách hàng cần đến chữa trị tại một nha khoa chất lượng. Ngoài ra, việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng rất quan trọng, giúp quá trình chữa trị được diễn ra một cách tốt nhất.

Nhổ răng khôn bị sưng là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biến chứng do nhổ răng sai quy trình. Vậy giảm sưng như thế nào?

Nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch là giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng đau nhức, bảo tồn răng thật kế cận cũng như tránh những biến chứng răng khôn gây ra. Tuy nhiên, sau nhổ răng, nướu thường sưng nhức, khó chịu khiến nhiều người lo lắng. Vậy nguyên nhân nhổ răng khôn bị sưng là gì? Cách giảm sưng đau hiệu quả như thế nào?

Nướu sưng và đau nhức sau khi nhổ răng khôn khiến nhiều người lo lắng

1. Vì sao nhổ răng khôn bị sưng ở mặt và nướu?

Sưng sau khi nhổ răng khôn là tình trạng thường gặp, có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày, tùy vào cơ địa và cách chăm sóc răng miệng của mỗi người. Sở dĩ vùng nướu bị sưng đau, có khi lan rộng ra mặt là bởi việc nhổ răng khôn tác động khá nhiều tới xương ổ răng và nướu.

Để nhổ răng khôn, Bác sĩ sẽ dùng một số dụng cụ nha khoa chuyên dụng phẫu thuật vạt nướu, mở xương lấy chân răng rồi khâu nướu lại bằng chỉ nha khoa tự tiêu. Chính vì vậy, hiện tượng đau sưng ở nướu và các mô mềm xung quanh là điều không thể tránh khỏi.

Thông thường, các triệu chứng như sưng, phù nề mặt sẽ xuất hiện vào ngày thứ 2 sau nhổ răng và kéo dài khoảng 3 – 7 ngày. Tại vị trí nhổ răng có thể đau nhức nhưng nếu điều trị kết hợp chế độ ăn uống theo chỉ dẫn của Bác sĩ, tình trạng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Trường hợp cơn đau nhức dữ dội, phù nề mặt kéo dài quá 1 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt kèm theo đó là các biểu hiện như sốt, đau đầu...bạn nên thăm khám ngay lập tức. Đây có thể là những biến chứng răng khôn do:

  • Nhổ răng sai quy trình.

  • Nhổ sót chân răng.

  • Viêm nhiễm do dụng cụ nha khoa chưa được vô trùng kĩ càng.

  • Tay nghề Bác sĩ yếu làm tổn thương nặng đến các mô mềm và dây thần kinh xung quanh.

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến vết thương bị nhiễm trùng.

2. Cách giảm sưng sau khi nhổ răng khôn hiệu quả nhất

Để giảm sưng sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau đây:

Chườm đá:

Đá lạnh có tác dụng giảm sưng đau rất hiệu quả. Vì vậy, chườm đá vào vùng má gần vị trí nhổ răng khôn để giảm sưng trong ngày đầu tiên được rất nhiều nha khoa khuyến nghị áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Lấy một lượng đá viên vừa đủ [ 2 – 3 viên] cho vào khăn bông mềm, sạch.

  • Chườm nhẹ vào vùng má gần vị trí nhổ răng, giữ khoảng 2 – 3 phút rồi bỏ ra.

  • Thực hiện trong khoảng 10 – 15 phút sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Chườm đá giúp giảm sưng hiệu quả

Chườm nóng:

Bên cạnh chườm đá, chườm nóng cũng rất tốt. Bởi, chườm nóng có khả năng tan máu tụ và hỗ trợ quá trình lưu thông máu. Nhờ đó, tình trạng sưng mặt, đau nướu sẽ giảm bớt nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một chiếc khăn mềm.

  • Nhúng khăn vào một ít nước nóng [khoảng 60 – 70 độ], vắt khô.

  • Chườm khăn lên vùng má nhổ răng, giữ khoảng 2 – 3 phút.

  • Sau đó tiếp tục nhúng khăn vào nước ấm để làm nóng và thực hiện tương tự như trên khoảng 2 – 3 lần.

Uống thuốc theo toa của Bác sĩ:

Ngoài áp dụng các biện pháp trên, sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh theo chỉ định của Bác sĩ cũng là một trong những cách giảm sưng sau khi nhổ răng khôn hiệu quả. Đây là các loại thuốc được Bác sĩ kê theo toa, dựa trên tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Lưu ý, tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa tham vấn ý kiến Bác sĩ điều trị để tránh những tác dụng phụ, biến chứng do việc lạm dụng thuốc gây ra.

Chỉ sử dụng thuốc uống theo sự chỉ định của Bác sĩ

Có chế độ ăn uống phù hợp:

Vết thương tại nướu rất dễ bị chảy máu, viêm nhiễm nếu bị tác động mạnh. Do đó, việc ăn uống thường khó khăn hơn, đòi hỏi các loại thực phẩm vừa phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vừa phải dễ tiêu, dễ nuốt. Trong 1 – 2 tuần sau nhổ, bạn nên có chế độ ăn uống phù hợp để giúp vết thương nhanh lành hơn.

Những loại thực phẩm người nhổ răng khôn nên ăn và kiêng ăn gồm:

Nên ăn:

  • Thức ăn mềm, lỏng như sinh tố, súp, nước hầm, sữa chua, cháo...

  • Bổ sung các loại hải sản như cá, tôm, cua...bởi đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng protein cao, giàu axit béo omega – 3 rất tốt cho sức khỏe và răng miệng.

  • Các loại củ quả có màu đỏ, cam, rau có màu xanh đậm.

  • Nước ép trái cây như nước ép cà rốt, rau má...

Kiêng ăn:

  • Các loại thực phẩm, hạt cứng, cần phải nhai nhiều.

  • Thực phẩm có độ giòn như bánh quy, snack...

  • Gia vị cay như tiêu, ớt hoặc các loại gia vị có bã cứng.

  • Thức ăn nhanh, nóng.

  • Các món chiên xào, nhiều dầu mỡ.

  • Các loại thực phẩm có tính axit như dưa muối, cải muối...

  • Không nên uống các loại thức uống có ga, nhiều đường vì có thể làm tình trạng viêm nhiễm kéo dài.

  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia hay hút thuốc lá.

Nhổ răng khôn bị sưng có thể là phản ứng bình thường của cơ thể cũng có thể là biến chứng do nhổ răng gây ra. Vì vậy, nếu tình trạng đau nhức, sưng kéo dài hoặc có các dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám và tham vấn ý kiến Bác sĩ kịp thời để có hướng xử lý phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề