Trẻ sơ sinh bị nấm da đầu phải làm sao

Nấm đầu là loại nấm da nông phát sinh ở da đầu, tóc. Đông y gọi tên là thốc sang hay lại đầu sang. Bệnh cảnh của chứng này biểu hiện là đầu có nhiều vảy kết thành đám, rất ngứa, tóc gãy và có các chấm đen nhỏ, hình dáng cánh bướm vàng và mùi khai như nước tiểu, trẻ nhỏ dễ phát bệnh, lây truyền mạnh, thường thấy lưu hành nhiều ở vùng nông thôn.

Theo quan điểm Đông y

Đông y cho rằng, bệnh chứng xảy ra là do phong độc xâm nhập mà phát bệnh. Cơ chế bệnh sinh theo Đông y cho rằng phần nhiều do cắt tóc, tấu lý lỏng lẻo, hoặc do tỳ vị thấp nhiệt nung nấu bốc lên đầu gặp phải trùng độc mà sinh bệnh. Cũng có khi do thấp thịnh thì ngứa nhiều, chảy nước, phong nhiệt thịnh thì tóc khô, tróc vảy; lâu ngày gây tổn thương da lông nên tóc rụng mà không mọc rồi sinh chứng thốc ban.

Bào tử nấm gây nấm tóc.

Tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào từng thể mà chứng trạng cũng biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn:

Thể nấm vàng [hoàng tiên]: bệnh phát sinh chủ yếu ở trẻ em 5 - 10 tuổi. Có lịch sử tiếp xúc, gia đình, làng xóm hoặc tập thể có người bệnh tương tự. Bắt đầu vùng da quanh lỗ nang lông có sần chẩn [lấy lỗ nang lông làm trung tâm] hoặc bào mủ nhỏ phát triển dần to bằng hạt đậu nành khô kết lại thành vảy dày màu vàng, nhìn như hình bướm chung quanh lồi, giữa lõm, sợi tóc mọc lên ở giữa gọi là vảy nấm vàng. Lớp vảy khó bóc, nếu bóc sẽ lộ lớp da đỏ hồng nhuận ướt. Lớp da bị bệnh lan ra tăng nhiều dần và dính kết với nhau thành mảng màu vàng dày, có mùi hôi đặc biệt như nước tiểu chuột, là đặc điểm quan trọng của bệnh nhân. Ngứa là triệu chứng nổi bật, một số ít loét làm mủ, kèm theo hạch bạch huyết lân cận sưng đau. Một số ít lan ra ngoài da đầu như mặt, cổ gọi là nấm vàng, thân mình hoặc là móng tay chân gọi là nấm móng. Đem sợi tóc mắc bệnh soi dưới kính hiển vi sẽ phát hiện những sợi tơ nấm hoặc bào tử nấm hình thuẫn.

Thể nấm trắng [bạch tiễn]: thường gặp ở trẻ em tuổi học trò, nam nhiều hơn nữ. Tổn thương da thường bắt gặp ở đỉnh đầu hoặc vùng chẩm, xuất hiện những sần chẩn nang lông màu hồng nhạt, phủ một lớp vảy trắng hoặc trắng xám, lan dần ra xung quanh các nơi khác ở đầu, rải rác to nhỏ không đều, phần lớn là những đám vảy tròn hoặc hình không đều bờ rõ. Trong vùng bệnh tóc khô, dễ gãy, tóc nhổ không đau, tóc bị bệnh thường tại vùng cách da đầu 2 - 4cm, gãy nên tóc dài ngắn không đều nhau, quanh vùng tóc khô thường có vành đai nấm màu trắng xám bọc xung quanh. Ngứa ở mức độ khác nhau. Một số ít có sần chẩn đỏ sưng, làm mủ, kết vảy hơi đau. Bệnh kéo dài nhiều năm, thường đến tuổi dậy thì có thể khỏi tự nhiên. Soi sợi tóc bệnh dưới kính hiển vi có thể phát hiện nha bào nấm hình tròn.

Nấm chấm đen: chủ yếu phát bệnh ở trẻ em, người lớn có ít. Bắt đầu ở da có hạt tròn nhỏ hoặc ban vảy trắng rải rác bờ rõ. Ban nhỏ nhưng nhiều chân nấm phát sinh viêm rõ hoặc có sẹo chấm. Do trong tóc có nhiều nấm ký sinh nên tóc mọc ra khỏi da là đứt để lại chấm đen. Triệu chứng chủ yếu là ngứa, bệnh kéo dài nhiều năm không khỏi. Sợi tóc bị bệnh phát hiện nha bào nấm xếp thành chuỗi.

Phương pháp trị liệu

Thể thấp nhiệt: biểu hiện da có bào mủ, vỡ chảy nước nhầy, kết vảy vàng, có mùi hôi của nấm, ngứa, nóng trong người, khát không muốn uống. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy, mạch hoạt sác. Phép trị: thanh nhiệt, hóa thấp, giải độc, sát trùng.

Dùng phương khổ sâm hoàn hợp trị tiên phong gia giảm [khổ sâm, thạch xương bồ, phù bình, thường nhĩ. Thương truật, khổ sâm, ô tiêu xà, hoàng cầm, hương phụ].

Thể huyết táo: biểu hiện da đỏ nhạt, vảy thành miếng, sợi tóc khô, dễ gãy rụng, hơi ngứa, miệng khô, ít uống nước, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu ít hoặc vàng mỏng, mạch nhỏ. Phép trị là dưỡng huyết, nhuận da, sát khuẩn.

Dùng phương khổ sâm hoàn hợp tứ vật thang gia giảm.

Kết hợp phép trị bên ngoài là:

- Cắt tóc: cạo đầu 1 lần lúc bắt đầu, sau đó cứ 7 - 10 ngày cạo tóc 1 lần, 3 lần là 1 liệu trình. Nếu vùng bệnh nhỏ có thể dùng nhíp nhổ sạch, 7 - 10 ngày 1 lần, 3 lần là 1 liệu trình.

- Gội đầu mỗi ngày, dùng nước nóng có xà phòng hoặc 10% nước phèn chua gội 1 lần, gội sạch hết vảy trong thời gian 1 tháng.

- Bôi thuốc dùng mỡ lưu huỳnh hoặc mỡ hùng hoàng 10%, mỗi ngày bôi 2 lần sáng và tối, liên tục trong 6 tuần. Bôi xong đắp giấy dầu, đội mũ.

- Đắp thuốc Đông y: dùng hoàng bá, hoàng tinh lượng vừa đủ, sắc lấy nước đắp lên.

Dùng cao tỏi trị nấm đầu [Vương Chánh Nghi, bộ môn vi sinh vật, Viện y học Tứ Xuyên]: chọn tỏi vỏ tím, bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước. Trộn với sulfat magnesium 5g, mỡ dê 5g, mỡ heo 60g, trộn thật đều, chế thành mỡ tỏi, tỉ lệ khác nhau để dùng. Lúc bắt đầu từ 1 - 4 tuần, bôi mỡ tỏi tỷ lệ 30%, từ 5 - 8 tuần bôi tăng loại 50%, từ tuần thứ 9 trở đi bôi loại 70%. Phải cắt tóc trụi vùng bệnh và mỗi ngày trước khi bôi phải rửa sạch bằng nước xà bông mỗi ngày 1 lần, và sau khi bôi phải đội mũ vải để phòng ngứa gãi. Đã trị 95 ca các loại nấm đầu khỏi 6 ca, tốt 6 ca, tiến bộ nhiều 49 ca, 64% bệnh nhân có kết quả tốt.

Cách dự phòng

- Thường xuyên kiểm tra đầu trẻ em để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm.

- Đối với áo quần đồ dùng của trẻ mắc bệnh phải thường xuyên phơi giặt nhúng nước sôi, là để diệt nấm. Dụng cụ cắt tóc nên thường xuyên tiệt trùng để tránh trung gian truyền bệnh cho người khác.

- Tóc của bệnh nhi có bệnh phải được đốt tiêu hủy diệt nấm.

- Người bệnh và thầy thuốc phải nắm phương pháp trị liệu, bên ngoài kiên trì dùng thuốc điều trị đến lúc khỏi bệnh.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI


Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.

Nội dung chính bài viết:

  • Trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng có thể mắc bệnh nấm da.
  • Nấm da là các mảng vảy có hình tròn khi đạt được kích thước từ 1-2,5cm, có thể khô hoặc ẩm và gần như xuất hiện được ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
  • Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho nấm da phát triển, vì thế việc đổ mồ hôi quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề. Một vài nguyên nhân khác như: tiếp xúc với nguồn bệnh, phơi nhiễm với một số vật dụng khác, đi chân đất,…
  • Nấm da dễ dàng điều trị bằng thuốc bôi trị nấm. Rất hiếm trường hợp phải dùng đến thuốc uống.

Nấm da là gì?

Ringworm - không liên quan gì đến sâu – là một bệnh nhiễm nấm lây lan trên da. Nó có thể gây ngứa và khó chịu, nhưng không đau đớn hoặc nguy hiểm. Khi nấm ảnh hưởng đến da đầu, tình trạng này được gọi nấm da đầu [tinea capitis] và khi nó ảnh hưởng đến cơ thể thì được gọi là nấm da toàn thân [tinea corporis].

Triệu chứng nấm da là gì?

Nếu bé bị nấm da trên người, sẽ xuất hiện các mảng da có vảy có kích cỡ khoảng bằng đồng xu. Mặc dù các mảng da nhiễm nấm không phải ngay từ đầu đã có hình tròn, mà khi kích cỡ nó khoảng hơn 1cm chúng thường hình thành một mảng hình tròn có vảy, ở giữa là vùng da mịn. Khi nấm phát triển, vòng tròn sẽ trở nên lớn hơn, nhưng nó thường ngừng phát triển khi có đường kính khoảng 2,5cm. Vùng phát ban có thể khô hoặc ẩm và gần như có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể.

Khi nấm ảnh hưởng đến da đầu, phát ban thường hiếm có hình dạng giống như vòng. Thay vào đó, bạn có thể nhận thấy các vùng vảy hoặc các đốm lông trên đầu của bé. Bạn cũng có thể nhìn thấy các chân tóc bị nứt vỡ ở các vùng hói.

Các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn tình trạng nấm da đầu với một tình trạng phổ biến hơn được gọi là viêm da tiết bã [cradle cap]. Vì vậy, nếu không chắc chắn con mình mắc bệnh gì, hãy cho bé thăm khám bác sĩ.

Em bé của bạn cũng có thể phát triển một vùng viêm, gọi là kerion, phản ứng với nấm. Nó sẽ xuất hiện như là một vùng da ẩm, sưng lên trên đầu với những mụn mủ [bướu giống như mụn nhọt]. Tình trạng này có thể rõ ràng khi bạn điều trị chứng viêm da đầu cho bé.

Nguyên nhân gây nấm da ở trẻ

Nhiều khả năng con bạn nhiễm nấm da do tiếp xúc với người hoặc thú cưng đã nhiễm bệnh. Nấm cũng có thể từ khăn bàn chải đánh răng, lược, mũ và quần áo khác. Nếu bé đi chân đất, bé cũng có thể nhiễm nấm do dẫm phải khi đi trong phòng thay đồ hoặc khu vực bơi.

Có chuyên gia cho rằng cũng có xu hướng di truyền ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm nấm. Và việc đổ mồ hôi quá mức dường như cũng làm tăng nguy cơ vì nấm phát triển tốt nhất trong môi trường ẩm ướt.

Cách chẩn đoán bệnh nấm da?

Bác sĩ sẽ có thể cho biết con bạn có bị nấm da hay không bằng cách nhìn vào da hoặc da đầu của bé. Họ cũng có thể nhìn soi vào vị trí bị kích thích bằng một loại ánh sáng đặc biệt hoặc kiểm tra các lớp vảy da bé bằng kính hiển vi.

Tôi nên điều trị nấm da cho bé như thế nào?

Đối với bất kỳ phát ban bất thường trên da bé, hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với bác sĩ. Đối với nấm da cơ thể, có lẽ bác sĩ sẽ gợi ý một loại kem chống nấm. Bạn sẽ cần phải bôi nó hai lần một ngày, bao phủ cả ra ngoài vùng phát ban.

Thường mất khoảng ba đến bốn tuần để loại bỏ tình trạng nấm da và bé sẽ phải tiếp tục sử dụng kem trong một tuần sau khi vết ban đã biến mất. [Một số trẻ nhạy cảm với những loại kem này, vì vậy hãy thử sử dụng một chút trước để xem da bé phản ứng như thế nào. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bé phản ứng với kem bôi.] Nhớ rửa tay thật kỹ sau khi bôi kem cho bé

Nếu tình trạng nấm da dai dẳng, cứng đầu, bác sĩ có thể kê toa một thứ gì đó mạnh hơn kem chống nấm. Và trong một số trường hợp hiếm, bệnh nhân có thể cần kê cả thuốc uống [rất hiếm].

Nấm da đầu có thể sẽ khó điều trị hơn và mất thời gian lâu hơn mới hết. Bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nấm đường uống cũng như dầu gội điều trị. Có thể mất ít nhất từ 6 đến 8 tuần mới hết.

Hãy chắc chắn bạn giặt ga giường và quần áo của bé thật kỹ trước khi điều trị để bé không bị tái nhiễm.

Có biến chứng gì không?

Bé có thể phát triển tình trạng nhiễm khuẩn do gãi, vì vậy tốt nhất hãy cắt móng tay cho bé thật ngắn và theo dõi kỹ. Nếu nhận thấy bé gãi nhiều, có thể đeo găng tay cho bé. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện sau 1 tuần điều trị.

Tôi có thể làm gì để bé không nhiễm nấm da lại?

Thật khó có thể bảo vệ hoàn toàn cho con bạn khỏi nấm da, nhưng một vài biện pháp dưới đây có thể giảm thiểu nguy cơ cho bé:

  • Giúp bé tránh tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều [ví dụ không quá căng thẳng].
  • Nếu bé đi bộ, hãy đi dép cho bé ở khu vực hồ bơi và trong phòng thay đồ.
  • Đừng để người khác [như anh chị em] dùng chung khăn tắm, bàn chải tóc, gối, quần áo hoặc các vật dụng khác với bé.
  • Kiểm tra vật nuôi để đảm bảo rằng chúng không có bất kì mảng vảy nhẵn, không lông nào. Nếu có, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để điều trị. [Trong thực tế, ngay cả khi vật nuôi không có triệu chứng, bạn nên mang nó đi khám nếu trẻ vẫn bị tái nhiễm].
  • Nếu các thành viên khác trong gia đình có các triệu chứng, hãy chắc chắn rằng họ được điều trị ngay.
  • Kiểm tra để xem các khu vực chung - như phòng thay đồ tại nơi giữ trẻ - có được giữ vệ sinh sạch sẽ không.

Video liên quan

Chủ Đề