Tài liệu giáo dục đại học the giới và Việt Nam

Nộp bài môn giáo dục đại học thế giới và Việt Nam


Hạn cuối để các nhóm nộp bài là 23h00 ngày thứ 4: 27/11/2013

Quy định nộp bài gồm 2 file:

- 1 file PowerPoint đề tên như sau: "Ten_Nhom.ppt"

- 1 file Word chỉnh đề tên như sau: "Ten_Nhom.doc", file Word đã chỉnh sửa hoàn chỉnh, có trang bìa, trang phụ bìa[tên đề tài, danh sách nhóm] và nội dung.

Định dạng file Word như sau: 

Kiểu chữ: Times New Roman, Kích cở chữ: 13

Canh lề: lề trái: 3,0 cm; lề phải: 2,0 cm; lề trên: 2,5 cm; lề dưới: 2,5 cm

Các anh/ chị nộp bài sai quy định thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các anh/ chị. Trưởng lớp sẽ không giải đáp những khiếu nại về sau.

-->

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TPHCMKHOA GIÁO DỤCMÔNGVHD: PGS.TS. Phạm Lan HươngThực hiện: Nhóm 09GIÁO DỤC ĐẠI HỌCTHẾ GIỚIVÀ VIỆT NAMĐỀ TÀIA.Tình hình chung của giáo dục đại học Việt NamB.Giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt NamHãy phân tích về: Chương trình – giáo trìnhSTTHọ và tên44Huỳnh Ngọc Huy56Nguyễn Huỳnh Bảo Long58Phan Thị Chánh Lý81Nguyễn Ngọc Thảo Phương105Cái Thị Thủy109Nguyễn Văn Toàn112Trương Thị Kiều Trang117Trần Lệ Ngọc Trinh118Đinh Bá Trung119Phạm Văn Trưởng122Nguyễn Anh Tuấn138Nguyễn Bảo Tường ViDANH SÁCH NHÓM 9NỘI DUNGI. Khái quát chung của GDĐH VNII. Khái quát về chương trình đào tạo và giáotrìnhIII. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐHIV. Kết luậnTình hình chung của GDĐH VN- Cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứngyêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội.I. Khái quát chung của GDĐH VN- Nâng cao được trình độ đào tạo, trình độ và kỹ năng nghề nghiệpcủa người lao động.- Tuy nhiên ở VN, chất lượng giáo dục đại trà, phương pháp dạy –học nặng về đọc chép, chưa coi sinh viên là trung tâm.- Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý chưa đáp ứng về số lượng vàchất lượng.- Công tác nghiên cứu khoa học chưa được chú trọng.- Quản lý hệ thống đại học vẫn nặng tính hành chính, bao cấp.1. Chương trình đào tạo1.1. Khái niệm về chương trình đào tạoII. Khái quát về chương trình đào tạo và giáo trình- Theo từ điển Giáo dục học [2001].- Theo Tyler [1949]: chương trình đàotạo về cấu trúc phải gồm 4 phần cơ bản:+ Mục tiêu đào tạo+ Nội dung đào tạo+ Phương pháp hay quy trình đào tạo+ Cách đánh giá kết quả đào tạo1.2. Phân loại chương trình đào tạo- Chương trình môn học.- Chương tình mô-đun.1. Chương trình đào tạo1.3. Yêu cầu của chương trình đào tạo- Các cách tiếp cận phát triển chương trình đào tạo, bao gồm:II. Khái quát về chương trình đào tạo và giáo trình+ Tiếp cận nội dung [Content Approach].+ Tiếp cận mục tiêu [Objective Approach].+ Tiếp cận phát triển [Developmental Apporoach].+ Tiếp cận hệ thống.- Quy trình phát triển chương trình đào tạo, bao gồm các bước:+ Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo.+ Thiết lập chương trình đào tạo.+ Thử nghiệm và đánh giá chương trình.2. Giáo trình đào tạo2.1. Khái niệm giáo trình đào tạoII. Khái quát về chương trình đào tạo và giáo trình- Giáo trình cụ thể hóa yêu cầu về nội dungkiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trongchương trình đào tạo.- Giáo trình là tài liệu quan trọng phục vụcho việc giảng dạy.2.2. Các loại giáo trình đào tạo- Giáo trình do cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn.- Giáo trình do cơ sở giáo dục đại học tổ chức lựa chọn.2. Giáo trình đào tạo2.3. Yêu cầu của giáo trình đào tạoII. Khái quát về chương trình đào tạo và giáo trình- Ngôn ngữ dùng trong biện soạn giáo trình.- Yêu cầu đối với giáo trình:+ Nội dung giáo trình phải phù hợp vớimục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo vàchuẩn đầu ra.+ Nội dung kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, đầyđủ, logic chặt chẽ.+ Giáo trình được biên soạn theo hướng tinh giản, phù hợp với thựctiễn.+ Cuối mỗi chương phải có danh mục tài liệu tham khảo.+ Hình thức và cấu trúc của giáo trình phải đảm bảo tính đồng bộvà tuân thủ các quy định cụ thể của cơ sở giáo dục đại học.III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH1. Thực trạng về chương trình đào tạo- Thực trạng 1: Chương trình học ở Việt Nam quá dài+ Ví dụ:+ Nguyên nhân:Thiếu giáo trình nên giảng dạy theo hướng đọc chép.+ Giải pháp:- Rút ngắn thời gian đào tạo.- Biên soạn giáo trìnhIII. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH1. Thực trạng về chương trình đào tạo- Thực trạng 2: Chương trình đào tạo ở Việt Nam không phải làdạy nghề cũng không phải là đào tạo một người có kiến thức sâu,tính sáng tạo và không trang bị cho sinh viên những kiến thức cơbản, toàn diện về khoa học tự nhiên, nhân văn, văn chương vànghệ thuật; không có một lớp nào về phương pháp nghiên cứu vàviết luận văn.+ Ví dụ:+ Nguyên nhân:Do định hướng đào tạo chưa chuẩn mực, còn nghiêng về hìnhthức, chưa chú trọng chất lượng.+ Giải pháp:- Nâng cao chất lượng dạy học.- Đẩy mạnh công tác liên kết, hợp tác với doanh nghiệp.- Đổi mới chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn.III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH1. Thực trạng về chương trình đào tạo- Thực trạng 3: Các trường xây dựng chương trình đào tạo phảituân theo chương trình khung của Bộ giáo dục một cách cứngnhắc. Ở đại học Việt Nam tất cả các môn có tính bắt buộc, học sinhkhông có quyền tự chọn, Sinh viên phải học tất cả mọi thứ mà nhàtrường đã quyết định sẵn [Chỉ được chọn môn tự chọn từ 1 đến 3môn trong một học kì, hoặc năm cuối khi học theo tín chỉ].+ Ví dụ:+ Nguyên nhân:- Do tuân thủ cứng nhắc chương trình khung của Bộ giáo dục.- Chậm đổi mới về tư duy giáo dục để cho phù hợp với cơ chế thịtrường.+ Giải pháp:- Từng bước giao quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo.- Đổi mới tư duy giáo dục đào tạo, lấy người học làm trung tâm,đáp ứng nhu cầu xã hội.III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH1. Thực trạng về chương trình đào tạo- Thực trạng 4: Không xây dựng tốt chuẩn đầu ra đối vớichương trình đào tạo.+ Ví dụ:+ Nguyên nhân:Thiếu khảo sát nhu cầu của xã hội, xây dựng chuẩn đầu ra mangtính chủ quan, duy ý chí.+ Giải pháp:Xây dựng chuẩn đầu ra phải gắn với nhu cầu xã hội.III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH1. Thực trạng về chương trình đào tạo- Thực trạng 5: Nhiều chương trình liên kết của một số trườngĐH chưa được kiểm định chất lượng nhưng vẫn được đưa vàohoạt động tại Việt Nam, tư cách pháp nhân của nhiều đối tác nướcngoài không bảo đảm.+ Ví dụ:+ Nguyên nhân:- Công tác quản lý về giáo dục đào tạo còn hạn chế.- Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, liên tục, mangtính chất hình thức.- Công tác thẩm định năng lực của đối tác liên kết chưa tiến hànhchặt chẽ.+ Giải pháp:- Tăng cường công tác quản lý về GDĐT.- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở GDĐT.- Thẩm định năng lực của các đối tác liên kết.III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH2. Thực trạng về giáo trình đào tạo- Thực trạng 1: Giáo trình thiếu tính cập nhật kiến thức quốc tế, thiếu tính mới, thiếu tính ứng dụng thực tế, nhiều trường phải sử dụng giáo trình của trường khác để giảng dạy, còn quá nặng về lýthuyết, dẫn đến tình trạng sinh viên có thói quen học một cách thụđộng.+ Ví dụ:+ Nguyên nhân:Giáo trình biên soạn nặng tính lý thuyết, chưa gắn với thực tiễn.+ Giải pháp:- Cập nhật kiến thức thực tiễn, tham khảo nội dung giáo trìnhnước ngoài.- Thường xuyên chỉnh lý, bổ sung giáo trình.III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH2. Thực trạng về giáo trình đào tạo- Thực trạng 2: Ở Việt Nam chính sách tài chính về viết giáotrình và NCKH chưa hợp lý. Vì vậy giảng viên không nhiệt tìnhvới việc viết giáo trình và NCKH.+ Ví dụ:+ Nguyên nhân:Chế độ chính sách cho người viết giáo trình còn quá thấp.+ Giải pháp:Tăng nguồn kinh phí viết giáo trình, tăng chế độ chính sách đốivới tác giả.III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH2. Thực trạng về giáo trình đào tạo- Thực trạng 3: Một số trường khác [trường nhỏ, trường mới thành lập,…] phải sử dụng giáo trình của trường khác để giảng dạy.+ Ví dụ:+ Nguyên nhân:Không đủ năng lực và điều kiện để xây dựng và biên soạn giáotrình.+ Giải pháp:Xây dựng hệ thống học liệu [hệ thống giáo trình, bài giảng, sách,báo, tạp chí, tài liệu tham khảo khác ở dạng in và dạng số hoá, cácnghiên cứu mẫu] đạt chuẩn của trường đại học nước ngoài có uy tín.III. Thực trạng chương trình – giáo trình GDĐH2. Thực trạng về giáo trình đào tạo- Thực trạng 4: Nhập khẩu giáo trình từ nước ngoài còn nhiều khókhăn. Cách này giúp các trường nhanh có được giáo trình tốt, chấtlượng từ nhiều trường ĐH có uy tín trên thế giới. Tuy nhiên, cái khóchính là việc lựa chọn được giáo trình phù hợp, và quan trọng hơn:Phải có đủ tiền.+ Ví dụ:+ Nguyên nhân:- Thiếu kinh phí để mua giáo trình nước ngoài.- Thiếu sự liên kết, trao đổi thông tin của các trường trong việc tìmhiểu thông tin, sử dụng chương trình nước ngoài.- Khả năng đọc hiểu giáo trình nước ngoài còn hạn chế.+ Giải pháp:- Đầu tư kinh phí hợp lý để nhập khẩu tài liệu nước ngoài.- Các cơ sở đào tạo tại Việt Nam cần liên kết về việc tìm hiểu thôngtin và nhập khâỉ giáo trình nước ngoài.- Nâng cao trình độ ngoại ngữ.- Chương trình đào tạo và giáo trình là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một cơ sở đào tạo đại học, đây được ví như là xương sống của mộtcơ thể.- Việc đầu tư đúng mức, có chương trình đào tạo phù hợp, bộ giáo trình tốt là yếu tố then chốt góp phần quyết định sự thành công của cơ sở đào tạo, giúp tạo ra nguồn nhân lực tốt đáp ứng được yêu cầu xã hội.- Các cơ sở đào tạo không được xem nhẹ chương trình đào tạo và giáo trình.IV. Kết luậnCÁM ƠNQUÝ VỊĐÃ LẮNG NGHE !

Page 2

38
478 KB
17
297

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 38 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Tiểu luận Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam 1 MỤC LỤC A. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM 2 1. Hệ thống quản lý giáo dục 2 2. Tình hình phát triển các cấp học, bậc học3 2.1. Giáo dục mầm non 3 2.2. Giáo dục phổ thông 3 2.3. Giáo dục nghề nghiệp 4 2.4. Giáo dục không chính quy 4 3. Đánh giá tổng quát về tình hình chung nền giáo dục Việt Nam 3.1. Các thành tựu 5 3.2. Các bất cập, yếu kém và khuyết điểm trong giáo dục 7 B. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM 8 1. Tình hình chung 8 2. Tình hình giáo dục ngoài công lập 10 C. TÀI CHÍNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 15 1. Mô hình tài chính giáo dục đại học trên thế giới 15 2. Xu hướng về tài chính giáo dục và các vấn đề được đặt ra 22 3. Thực trạng về tài chình giáo dục đại học ở Việt Nam 29 4. Kết luận và một số đề xuất về chính sách 32 TÀI LIỆU TH AM KHẢO 36 2 LỜI MỞ ĐẦU  Lí do chọn đề tài: “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là một quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội cho các thế hệ mới nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống xã hội và bước vào lao động sản xuất”. Giáo dục đảm bảo mối liên hệ kế tục giữa các thế hệ. Trong quá trình giáo dục, người được giáo dục không những nắm được kinh nghiệm và tri thức do các thế hệ trước đã tích lũy mà còn phải được bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết để giải quyết những nhiệm vụ mới phát sinh trong cuộc sống, những nhiệm vụ chưa từng đặt ra cho thế hệ trước. Xã hội liên tục phát triển không ngừng vì vậy việc hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và đổi mới bộ máy quản lý hệ thống giáo dục quốc dân nước ta là vấn đề bức thiết và căn bản nhất để thực hiện chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo nước nhà. Tìm hiểu rõ ràng về hiện trạng nền giáo dục Việt Nam hiện nay như thế nào và các vấn đề liên quan là cấp thiết để góp phần nhận ra những thành công hay thiếu sót nhằm đưa ra những kế sách, chiến lược cụ thể nhằm đưa giáo dục Việt Nam theo kịp với thời đại. Sau đây chúng tôi đi sâu vào vấn đề tài chính trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Tài chính giáo dục đại học đang là một trong những vấn đề nóng bỏng đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Trong những cuộc thảo luận về giáo dục đại học ở khắp nơi trên thế giới, những vấn đề tài chính thường nổi bật do những quan điểm khác nhau của các bên có liên quan, ở những quốc gia khác nhau. Các nhà hoạch định chính sách đang đặt câu hỏi liệu ngân sách nhà nước sẽ đóng góp bao nhiêu cho lĩnh vực giáo dục đại học? Các sinh viên và gia đình học lo lắng về việc liệu nhà nước dành ngân sách cho giáo dục đại học thế nào và ảnh hưởng của vấn đề này đối với việc chi trả của sinh viên để theo học đại học? Giảng viên thì quan tâm đến chất lượng giáo dục đại học cùng với sự khan hiếm nguồn lực và việc duy trì đời sống thế nào để học có điều kiện cống hiến một cách tốt nhất cho giáo dục đại học? 3 Nhiều cuộc bàn luận ở các quốc gia là tăng thuế và chi ngân sách để đáp ứng tài chính cho giáo dục hay tăng phần đóng góp của sinh viên bằng việc tăng học phí để đáp ứng nhu cầu tài chính cho giáo dục đại học đang diễn ra không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả nhjững nước đang phát triển. Trong các nước phát triển, vấn đề trọng tâm đáng chú ý là làm thế nào nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy và nghiên cứu trong các trường đại học cũng như mở rộng cơ hội cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhưng có nhu cầu theo học đại học. Đối với những nước kém phát triển thì vấn đề tập trung vào việc mở rộng giáo dục đại học đến mức có khả năng đáp ứng nhu cầu của học sinh sau khi tốt nghiệp trung học. Việc tìm một mô hình tài chính giáo dục đại học phù hợp với từng quốc gia, từng điều kiện lịch sử, hoàn cảnh xã hội và văn hoá của mỗi nước đồng thời đáp ứng được yêu cầu hội nhập và toàn cầu hoá là điều không dễ dàng, nhất là đối với các nước đang phát triển. A. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM 1. Hệ thống quản lý giáo dục: Nền giáo dục Việt Nam được tổ chức theo hệ thống trung ương tập quyền về giáo dục, thể hiện: nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại hai cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương về giáo dục và đào tạo là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ở cấp địa phương cũng có hai cơ quan quản lý Nhà nước cấp địa phương tương ứng là Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Do đó, việc quản lý hệ thống giáo dục quốc dân của chúng ta vừa chồng chéo, vừa bị chia cắt, phân tán nên quản lý kém hiệu lực và vậy khó lòng thực hiện được các chính sách quốc gia thống nhất. 4 2. Tình hình phát triển các cấp học, bậc học: 2.1. Giáo dục mầm non: Bước đầu khôi phục và phát triển giáo dục mầm non sau một thời gian dài gặp khó khăn ở nhiều địa phương. Số lượng trường tăng, chất lượng và số lượng giáo viên tăng đã đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ em và số xã “trắng” về cơ sở giáo dục mầm non giảm rõ rệt. Giáo viên Năm Trường Trẻ em [Đào tạo đạt chuẩn trở lên Nhà trẻ / Mẫu giáo ] 2010 – 2011 12.908 3.599.663 2011 – 2012 13.172 3.873.445 2012 – 2013 13.548 4.148.356 211.225 89.74% / 95.83% 229.724 91.13% / 97.08 % 244.478 93.22% / 97.57% [Nguồn: Thống kê năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo] Tuy nhiên, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non có tiến bộ, song còn thấp và chưa đồng đều giữa các vùng. Trở ngại lớn nhất hiện nay là, đội ngũ giáo viên mầm non còn thiếu so với định mức, vẫn còn giáo viên chưa đạt chuẩn; phòng học và đồ dùng dạy học còn rất thiếu thốn. 2.2. Giáo dục phổ thông: Trong những năm qua, Số lượng trường phổ thông tăng mạnh ở tất cả các cấp, bậc học và ở hầu hết các vùng, miền, ở các vùng khó khăn đang triển khai tích cực việc xóa phòng học tranh tre và kiên cố hóa trường, lớp. Năm Trường Học sinh Giáo viên 2010 – 2011 28.593 14.851.820 818.538 2011 – 2012 28.803 14.782.761 828.148 2012 – 2013 28.916 14.747.926 847.752 [Nguồn: Thống kê năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo] Khối lượng kiến thức cơ bản của học sinh phổ thông hiện nay lớn hơn và rộng hơn so với trước đây, nhất là về các môn khoa học tự nhiên, toán, tin học, ngoại 5 ngữ. Chương trình ở một số môn học đã tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực. Việc đào tạo học sinh giỏi có nhiều thành tích và được các nước đánh giá cao; nhiều học sinh Việt Nam đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế. Tuy nhiên, kiến thức xã hội, kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức, tính linh hoạt, độc lập và sáng tạo của đa số học sinh còn yếu; có sự chênh lệch khá rõ về trình độ học sinh giữa các vùng, miền;có thái độ thiếu trung thực trong học tập; một số rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật; đội ngũ giáo viên phổ thông hiện vẫn ở trong tình trạng “vừa thiếu, vừa thừa”; một bộ phận giáo viên còn thiếu gương mẫu, thậm chí sa sút về đạo đức nghề nghiệp… Phần lớn các trường hiện nay chưa có phòng bảo quản thiết bị, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, nhất là ở miền núi và nông thôn; việc xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia còn chậm và gặp nhiều khó khăn, thiếu phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm và đặc biệt là thiếu diện tích đất. 2.3. Giáo dục nghề nghiệp: Đến nay, hầu hết các tỉnh đều có trường dạy nghề, bước đầu phát triển các trường dạy nghề thuộc một số ngành kinh tế mũi nhọn. M ột số chương trình, tài liệu dạy nghề đã được xây dựng theo phương pháp mới phù hợp với quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại. Mặc dù vậy, quy mô dạy nghề dài hạn và THCN còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động. Cơ cấu ngành nghề đào tạo còn mất cân đối. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bố chưa hợp lý, còn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các vùng kinh tế trọng điểm. Tình trạng thiếu giáo trình, giáo trình hiện có chưa bảo đảm liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo còn tồn tại. Phần lớn các trường đều thiếu kinh phí, kể cả kinh phí mua thiết bị, nguyên liệu, vật liệu phục vụ việc thực hành của học sinh. 2.4. Giáo dục không chính quy: Giáo dục không chính quy phát triển mạnh trong các năm gần đây. Đến nay, mạng lưới cơ sở giáo dục không chính quy đã phủ khắp các địa phương. Quy mô giáo dục không chính quy phát triển nhanh, nhưng công tác quản lý còn yếu kém và 6 điều kiện bảo đảm chất lượng còn rất thấp. Việc quản lý lỏng lẻo đối với các hệ liên kết đào tạo có cấp văn bằng đã dẫn đến tình trạng “học giả, bằng thật”. Các chương trình bổ túc văn hóa, phổ cập kiến thức, kỹ năng các ngành nghề đơn giản, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Các chương trình giáo dục từ xa vẫn đang trong quá trình xây dựng, tiến độ còn chậm, chất lượng còn thấp. Đội ngũ giáo viên không chính quy nhìn chung còn thiếu và trình độ thấp; cơ sở vật chất còn nghèo nàn, điều kiện để tổ chức thực hành, thực nghiệm còn rất hạn chế. Năm 2010-2011 Trung tâm GDTX tỉnh, quận, huyện 2011-2012 2012-2013 706 712 703 10,696 10,826 10,815 1,683 1,891 1,935 Học viên xóa mù chữ 29,469 19,910 21,973 Học sinh sau xóa mù chữ 22,003 15,922 17,797 332,174 296,617 273,518 TT Học tập cộng đồng phường, xã Trung tâm tin học, ngoại ngữ Học viên BTVH [Nguồn: Thống kê năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo] 3. Đánh giá tổng quát về tình hình chung nền giáo dục Việt Nam: 3.1. Các thành tựu:  Nhu cầu học tập của nhân dân được đáp ứng tốt hơn, trước hết là ở giáo dục phổ thông. Hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng thống nhất, khá hoàn chỉnh bao gồm đủ các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục. Mạng lưới cơ sở giáo dục đã được mở rộng đến khắp các xã, phường, tạo điều kiện tăng trưởng rõ rệt về số lượng học sinh, sinh viên. Việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình nhà trường [bán công, dân lập, tư thục] và phát triển các hình thức giáo dục không chính quy đã tạo thêm cơ hội học tập cho nhân dân.  Đã đạt được một số kết quả quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược : 7 - Về nâng cao dân trí: Kết quả xóa mù chữ, phổ cập GD tiểu học đã được duy trì, củng cố và phát huy. Chủ trương PCGD THCS đang được triển khai tích cực, hiện đã có 20 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Một số tỉnh và thành phố đã bắt đầu thực hiện PCGD bậc trung học [bao gồm THPT, THCN và dạy nghề]. Bình đẳng giới trong giáo dục tiếp tục được đảm bảo. - Về đào tạo nhân lực: Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 13% năm 1998 đã tăng lên trên 23% năm 2003. Chất lượng nguồn nhân lực đã có chuyển biến tích cực. Trong những thành tựu tăng trưởng kinh tế của đất nước hơn 10 năm qua có phần đóng góp rất quan trọng của đội ngũ lao động, mà tuyệt đại đa số được đào tạo ở trong nước. Nước ta cũng đã bắt đầu chủ động đào tạo được nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu lao động. - Về bồi dưỡng nhân tài: Việc đào tạo, bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu đã được chú trọng và đạt được những kết quả rõ rệt. Nhà nước và một số ngành, địa phương đã dành một phần ngân sách để triển khai chương trình đào tạo cán bộ trình độ cao [thạc sĩ, tiến sĩ] trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, quản lý v.v. ở các nước tiên tiến. Số cán bộ này, sau khi tốt nghiệp đã trở về nước công tác và bắt đầu phát huy tác dụng.  Chính sách xã hội về giáo dục đã được thực hiện tốt hơn và có hiệu quả hơn. Chính phủ đã có nhiều chính sách và biện pháp tăng đầu tư cho các vùng khó khăn như chương trình 135, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác. Vì vậy, giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa phát triển mạnh và có tiến bộ rõ rệt. Mạng lưới trường, lớp về cơ bản đã bảo đảm cho con em các dân tộc được học tập ngay tại xã, thôn, bản; cơ sở vật chất của giáo dục ở vùng khó khăn tiếp tục được củng cố, tăng cường; đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chính sách được học tập  Chất lượng giáo dục đã có chuyển biến bước đầu Nội dung giảng dạy và kiến thức của học sinh phổ thông có tiến bộ, toàn diện hơn và tiếp cận dần với phương pháp học tập mới. Trong giáo dục nghề nghiệp, chất lượng đào tạo của một số ngành nghề đã đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất 8 và đời sống hiện nay như y dược, nông nghiệp, cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải...  Điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục được tăng cường hơn Đã xây dựng được một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đông đảo với tổng số trên một triệu người [khoảng 950.000 giáo viên, giảng viên và trên 90.000 cán bộ quản lý giáo dục], với trình độ ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các cấp, bậc học, ở mọi vùng miền đã được cải thiện đáng kể. 3.2. Các bất cập, yếu kém và khuyết điểm trong giáo dục:  Chất lượng giáo dục đại trà, đặc biệt ở bậc đại học còn thấp; phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới. Kiến thức cơ bản về xã hội, kỹ năng thực hành và khả năng tự học của số đông học sinh phổ thông còn kém. Chất lượng đào tạo đại trà của giáo dục nghề nghiệp và đại học còn thấp, tình trạng người học thiếu cố gắng, thiếu trung thực trong học tập khá phổ biến; tinh thần hợp tác, khả năng sáng tạo, năng lực thực hành, giải quyết độc lập các vấn đề còn yếu. Ở tất cả các cấp học, bậc học, cách dạy, cách học trong các nhà trường chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa phát huy tinh thần tự học và tư duy sáng tạo của người học. Cách thức đánh giá, tổ chức thi cử chậm được đổi mới, tạo ra tâm lý dạy và học để đối phó với thi cử, gây căng thẳng cho người học, người dạy, cho xã hội, làm chậm quá trình đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường.  Các điều kiện bảo đảm phát triển giáo dục còn nhiều bất cập. Đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa thừa, chưa đồng bộ; chương trình, sách giáo khoa chậm đổi mới, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận còn thấp. Cơ sở vật chất rất thiếu và lạc hậu. Nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa bảo đảm nhu cầu chi thường xuyên, hạn chế, chủ yếu là sự đầu tư của Nhà nước, công tác xã hội hóa giáo dục kém hiệu quả và chưa thật sự đi vào cuộc sống; cơ cấu chi ngân sách giáo dục còn chưa hợp lý, đầu tư còn dài trải, chưa tập trung cao cho các mục tiêu ưu tiên. 9  Con em gia đình nghèo, gia đình có thu nhập thấp [cận nghèo] và con em đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục, nhất là ở các bậc học cao.  Một số hiện tượng tiêu cực trong giáo dục chậm được giải quyết, như là: tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan; tệ nạn sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; hiện tượng “học giả, bằng thật”, không trung thực trong học tập và thi cử, sao chép luận văn, luận án có xu hướng lan rộng; bệnh thành tích... B. 1. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM Tình hình chung: Trong hơn 60 năm qua, giáo dục đại học Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước trong gần hai thập niên qua hệ thống giáo dục đại học nước ta đã tiến hành nhiều đổi mới và đạt một số kết quả quan trọng: tạo được hướng đi cho giáo dục đại học Việt Nam trong điều kiện kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường; xác định cơ cấu hệ thống trình độ cơ bản thích hợp; đa dạng hóa mục tiêu phục vụ nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hóa các loại trường về mô hình và sở hữu; cấu trúc lại chương trình đào tạo, xây dựng quy trình đào tạo theo học phần, bước đầu áp dụng học chế tín chỉ, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Các đổi mới đó nhằm cố gắng thu hẹp khoảng cách tụt hậu giữa đại học Việt Nam với đại học khu vực, bảo đảm cho giáo dục đại học nước ta đứng vững và phát triển, từng bước mở rộng quy mô đào tạo. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục đại học được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. Năm học 2007-2008, cả nước có gần 23 triệu học sinh, sinh viên, tăng 2,86% so với năm học 2000-2001; trong đó số học sinh học nghề tăng 2,14 lần; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,41 lần; số sinh viên cao đẳng, đại học tăng 1,75 lần, nâng tỷ lệ sinh viên cao đẳng, đại học trên một vạn dân tăng 1,6 lần, số học viên cao học và nghiên cứu sinh tăng 2,5 lần.Tỷ lệ 10

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề