Switch Akko có tốt không

AKKO CS là gì? Đây là một dòng switch custom do AKKO và KTT phát triển nhằm thỏa mãn đam mê trải nghiệm cảm giác gõ phím của người dùng. Một điểm khác biệt lớn nhất giữa AKKO Custom switch và AKKO switch v2 là lò xo. Lò xo có biên độ dày hơn hứa hẹn sẽ đem lại trải nghiệm độc đáo và khác biệt cho người dùng.

AKKO CS Switch – Ocean Blue.

Ocean Blue là một loại switch tactile với khấc cản ở vị trí cao. Người dùng sẽ bắt đầu cảm thấy khấc cản ở mức 0.5mm với phản hồi liên tục khi xuống tới 1.8mm. Chính vì thế, Ocean Blue khác biệt với các switch brown/blue [các switch có khấc cản ở tầm trung].

  • Tactile switch, 3 pin
  • End Force: 55gf ± 10gf
  • Total Travel: 4.0 ± 0.3mm
  • Pre-Travel: 1.9 ± 0.3mm
  • Tactile Position:0.5 ± 0.3mm
  • Tactile Force: 45gf ±5gf

AKKO CS Switch – Matcha Green.

  • Linear switch, 3 pin
  • End Force: 50gf ± 5gf
  • Total Travel: 4.0 – 0.3mm
  • Pre-Travel: 1.9 ± 0.3mm

AKKO CS Switch – Rose Red.

Nếu so với Matcha Green, Rose red có lực nhấn nhẹ hơn đôi chút và hành trình cũng ngắn hơn.

  • Linear switch, 3 pin
  • End Force: 43gf ± 5gf
  • Total Travel: 3.5 ± 0.2mm
  • Pre-Travel: 1.9 ± 0.3mm

AKKO CS Switch – Radiant Red.

  • Linear switch, 3 pin
  • Operating Force: 53gf ± 5gf
  • Total Travel: 3.5 ± 0.5mm
  • Pre-Travel: 1.9 ± 0.3mm

AKKO CS Switch – Lavender Purple.

  • Tactile switch, 3 pin
  • Operating Force: 36gf ± 5gf
  • Total Travel: 4.0 ± 0.5mm
  • Pre-Travel: 1.9 ± 0.3mm
  • Tactile Force: 50 ± 5gf

AKKO CS Switch – Vintage White.

  • Linear switch, 3 pin
  • Operating Force: 35gf ± 5gf
  • Total Travel: 4.0 ± 0.5mm
  • Pre-Travel: 1.9 ± 0.3mm

Giá của 1 pack [45 switch] là 250.000 VND và dự kiến sẽ có mặt ở Việt Nam trong tháng 05/2021. Tính ra, giá của mỗi switch ~ 5555 VND, một mức giá cực kì hợp lý bên cạnh hiệu năng cũng như hiệu quả mang lại của nó với các bạn có nhu cầu trải nghiệm cảm giác gõ độc đáo.

Nói tới bàn phím cơ bình dân nhiều người thường hoài nghi liệu nó có tốt, có đẹp, có bền không? AKKO là một trong những thương hiệu đã đi đầu trong việc thay đổi hoàn toàn suy nghĩ ấy. Vốn là hãng gaming gear Trung Quốc chuyên sản xuất keycap, sau đó mở rộng ra nhánh bàn phím cơ. Các dòng bàn phím cơ Akko nhắm vào thị trường trung bình và đại chúng với giá chỉ vòng vòng tầm 1,5 triệu đồng trở lên. Tuy mới ra mắt cách đây vài năm, tuổi đời của hãng cũng khá trẻ so với các anh lớn đầu ngành, nhưng Akko tung con bàn phím nào là gây bão liền con đó.

Akko có đường hướng khá đặc biệt so với những thương hiệu bàn phím cơ bình dân khác như Dare-U, E-Dra, Redragon… không chỉ nhắm vào chất lượng mà còn cả bằng thiết kế tinh tế. Các kiểu bàn phím bình dân thường hay bị lỗi là trông có vẻ rẻ tiền, cheap cheap thế nào ấy, hoặc đèn đóm màu sắc góc cạnh rât phô trương nhưng lập lòe và không có độ thẩm mỹ cao. Của Akko thì khác hẳn. Ấn tượng đầu tiên của bất kỳ ai khi nhìn vào chiếc bàn phím cơ Akko chính là “Trông sang trọng hơn giá tiền thật của nó”.

Nhìn em bàn phím cơ AKKO 3068 68-Key Cherry MX Mini Mechanical này xem, đẹp chỉnh chu đến từng cm.

Ngoài phần nhìn cực ngon thì các bàn phím Akko còn ghi dấu nơi người dùng thường lẫn game thủ ở cả phần chất lượng. Với cái giá quá ư là mềm mà trong một con bàn phím xinh đep chứa rất nhiều thông số kỹ thuật khiến ta phải ngạc nhiên.

Về switch

Bàn phím AKKO có ba dòng chính chia theo loại switch bên dưới keycap:

  • Một dòng là dùng switch Cherry MX cho cảm giác gõ đồng đều, chất lượng, đảm bảo tuổi thọ và sự khác biệt theo từng màu.
  • Có một số model đặc biệt hơn Akko dùng switch Gateron cho chất lượng gõ cũng không thua kém gì Cherry MX [ví dụ như dòng Bàn phím cơ Akko 3108 V2 OSA Macaw]
  • Dòng còn lại có giá mềm hơn thì dùng switch AKKO do chính hãng sản xuất, tuổi thọ 50 triệu lần bấm, có độ đa dạng không kém gì Cherry MX, và cảm giác gõ cũng một 7 một 10. Hiện tại switch Akko có các loại sau: AKKO Pink, AKKO Purple, AKKO Blue, phân chia kiểu màu sắc cũng khá giống với Cherry MX.

Cho nên dù là “cây nhà lá vườn” hay đồ ngoại thì đường nào AKKO cũng có thể chìu lòng người tiêu dùng. Xem bảng liệt kê so sánh nhẹ dưới đây để hiểu mức độ đầu tư cho switch của AKKO khủng thế nào

  • Switch Akko Pink [Linear]: nhẹ, yên tĩnh, lực bấm 45g, hành trình phím 4mm và không có  độ khấc.
  • Switch Akko Purple: cũng là Linear, rất giống với Pink, nhưng lực bấm nặng hơn 60g dành cho người thích cảm giác gõ mạnh tay.
  • Switch Akko Blue [Clicky]: đây là switch có khác biệt lớn trong các dòng Akko switch. Âm thanh do nó phát ra cũng ở mức khá nhưng không kiểu click clack như Cherry Blue mà là tiếng tik tik rất đặc trưng. Lực bấm 60g, hành trình phím 4mm.
  • Switch Akko Orange: dạng tacticle, có khấc ở giữa, nhưng không có âm thanh đi kèm. Lực bấm nhẹ 45g.

Về thiết kế và cảm nhận bên ngoài

Đừng thấy giá cả tầm tầm mà cho rằng bàn phím Akko cũng tương tự như bao anh ngoài kia. Nồ nố nô. Thiết kế của Akko chất từ trong ra ngoài. Nói tới keycap trước đi: toàn bộ là phím PBT. Phần vỏ bên ngoài thì làm bằng nhựa, có nhiều phối màu khác nhau tùy theo model cho người dùng tha hồ chọn lựa.

Có thể thấy rõ từ đầu tới giờ, ngoài cảm giác gõ rõ ràng là nhỉnh hơn so với các bàn phím cơ tầm trung khác, thì Akko cũng là thương hiệu tạo được dấu ấn rất đậm nét về mặt thiết kế. Màu sắc phối màu, hoa văn, hình ảnh tượng trưng là đặc điểm nhận dạng của Akko. Slogan của Akko là “Touch the fashion“, định hướng thời trang trong thiết kế của bàn phím cơ Akko rất rõ nét và là điểm hút mắt người dùng từ những model đầu tiên. Fashion ở đây gồm cả kiểu dáng, kết cấu lẫn màu sắc, họa tiết. Mỗi thiết kế của Akko đều có nét riêng, khá độc, lạ và rất tân thời, bám sát những gam màu chủ đạo của năm. Đường nét thiết kế thì đồng nhất, tinh tế và khá trau chuốt. Và bản thân mỗi thiết kế đều có đầy đủ kích cỡ để chọn, từ fullsize, TKL đến 68 phím. Chính vì khả năng biến đổi không ngừng đó, nên bất cứ người dùng thuộc trường phái nào cũng đều có thể bị cuốn hút với các kiểu phong cách khác nhau của bàn phím Akko.

  • Là fan của hoài cổ: anh em có thể tìm đến các dòng retro của Akko như: 9009 Retro, Black, Silent hoặc Akko 3108 V2 OSA Macaw [Gateron Switch]
  • Nếu yêu cảnh vật thiên nhiên thì hoàn toàn có thể tìm các kiểu: Ocean star, Horizon, World Tour-Tokyo, Midnight…
  • Mê hoạt hình thì đã có phiên bản Dragon Ball Z cute vô đối
  • Muốn gái tính thì có phiên bản Pink cực ngọt hoặc các màu đơn sắc đơn giản và thanh lịch khác.

Bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên biết đến và nhìn thấy tận mắt chiếc bàn phím cơ Akko. Nó đẹp ngoài sức tưởng tượng. Chưa nói đến gõ chất lượng, thì bản thân mỗi thiết kế đã là một món phụ kiện trang trí thanh lịch và vô cùng đẹp mắt trên bàn làm việc rồi.

Phần bao bì sản phẩm cũng rất ư là hiểu người dùng. Tách riêng phần hộp với phần vỏ, luôn có miếng nhựa trong che phím tránh trầy, va chạm trong quá trình vận chuyển. Luôn đi kèm còn có một bộ key puller, keycap thay thế [keycap vốn là lợi thế của Akko mà].

Các tính năng khác

Bàn phím cơ AKKO cũng nổi tiếng vì các kiểu hiệu ứng đèn LED RGB “ảo dịu” và hay ho hơn hẳn các dòng bàn phím rẻ thường thấy, đặc biệt cho các dòng mới nhất là hiệu ứng đèn nháy theo nhạc xập xình. Còn về màu sắc thì LED của AKKO được đánh giá là rất sáng, nổi bật cả trong điều kiện ánh sáng ban ngày.

Các bàn phím cơ Akko còn có phần kết nối đa dạng và tiện lợi cho người dùng. Dòng kết nối dây thì dây hoàn toàn có thể tháo rời, trang bị thêm cổng USB-C ăn khớp thoải mái với tất cả PC. Dòng kết nối không dây Bluetooth thì tất cả đều có thể nối với 3 thiết bị cùng lúc dễ dàng nhanh chóng, switch qua lại cũng đơn giản trực tiếp với phím.

Đa số các bàn phím cơ Akko đều có hỗ trợ chức năng căn bản để chơi game như Anti-ghosting, NKRO và điều khiển đa phương tiện trực tiếp qua nút bấm. Tất nhiên ở mức căn bản nhưng cũng đủ để gamer chiến nhiều tựa game phổ biến mà không gặp trở ngại nào.

Một số bản bàn phím cơ AKKO nổi tiếng đang có tại Việt Nam

  • Kích thước mini [68 phím]: AKKO 3068X A
  • Kích thước TKL [84, 87 phím]: AKKO 3084X A, AKKO 3087X A
  • Kích thước Full Size [108 phím]: AKKO 3108X A
  • Word tour-Tokyo, Dragonball-Z [dùng switch Akko]
  • Akko 3068X A có 68 phím
  • Akko 3084X A và Akko 3087X A có cỡ TKL
  • Akko 3108X A có cỡ fullsize.

Ở Việt Nam, hiện có Phong Cách Xanh với khá nhiều mẫu mã, giá tốt và chính sách bảo hành đảm bảo chính hãng 12 tháng. Anh em có thể check in vào đây xem thử.

Chọn bàn phím cơ Akko nào là phù hợp?

Chọn theo Switch

  • Người gõ văn bản, đánh chữ: thì sẽ cần cảm giác bấm phím rõ ràng để tăng tốc và chính xác nhất có thể. Anh em nên chọn các kiểu bàn phím Akko dùng switch Cherry Blue hoặc Akko Blue. Nếu vẫn muốn “cảm giác rõ ràng” nhưng ngại ồn thì có thể chọn Akko dùng Cherry Brown hoặc Akko Orange.

  • Chơi game: các kiểu switch Tacticle và Linear là lựa chọn tốt nhất với mục đích gaming. Mình đề nghị các bác thử dùng switch Cherry Red hoặc AKKO Pink để bấm nhanh, mềm mượt và chiến đã tay. Hay muốn cảm giác nhiều hơn thì dùng Cherry Brown và Akko Orange cũng được.

  • Dùng văn phòng: cần cân bằng giữa các kiểu gõ: có độ khấc nhưng không ồn ào và cũng không quá nhẹ tay. Nên chọn Akko Cherry Brown hoặc Pink switch. Chọn các kiểu này thì làm được nhiều thứ, khá là đa năng, vừa làm việc vừa chơi game đều ổn.
  • Còn nếu thích Akko mà muốn tìm tới cảm giác gõ hơi là lạ một chút thì chọn ngay em Akko 3108 V2 OSA Macaw [Gateron Switch], switch đang dùng là Gateron Yellow switch cho cảm giác khá nhẹ tay, là lạ, và trơn mịn.

2. Chọn theo kích thước

Như vừa kể với các bác ở trên, trong mỗi thiết kế hầu như Akko đều trang bị đủ kích cỡ để người dùng tùy nghi chọn lựa. Nếu đặt kích thước lên hàng đầu khi mua bàn phím Akko thì:

  • Full Size: tất nhiên dành cho người thích đầy đủ các phím, chẳng cần phím tắt gì hết, làm việc, gõ máy, nhập liệu, chơi game đều được. Kích cỡ này thì dùng dễ dàng khỏi nói, nhưng cần một góc làm việc khá rộng rãi và bàn di chuột không quá gần.

  • TKL 87: nếu anh em thích gọn gàng, bàn làm việc không quá lớn nhưng vẫn cần đầy đủ các phím thì nên chọn các cỡ TKL 87 phím này [chỉ lược đi phần cụm số bên phải so với Fullsize]

  • TKL 84: Đây là thiết kế rất tiện cho việc di chuyển. Cỡ này không có các khoảng trống trên bàn phím mà thay vào đó các phím sẽ liền nhau. Tất nhiên sẽ cần một chút thời gian để làm quen, và gõ nhanh sẽ hơi khó đấy.

  • Mini: Cỡ siêu nhỏ gọn này dành cho người có nhu cầu di chuyển liên tục. Đánh đổi với kích cỡ tiện dụng là việc hy sinh các hàng phím chức năng, và người dùng tất nhiên sẽ cần nhiều thời gian hơn để quen với các phím tắt hay tổ hợp phim chức năng thay thế.

KẾT LUẬN

Còn nói gì được nữa. Với giá chỉ có từ 1,5 triệu trở lên mà đã có trong tay một chiếc phím cơ quá đổi lịch lãm và chất lượng thế này thì còn có thể phàn nàn gì. Cuộc đời vẫn đẹp sao nhờ có những siêu phẩm “nhẹ nhàng” như Akko này. Cứ đều đều mỗi năm mỗi ra một thiết kế, mà ra cái nào là anh em liêu xiêu cái đó, thì chẳng bao lâu nữa, ngôi quán quân trong dòng bàn phím cơ bình dân chắc sẽ sớm thuộc về Akko thôi. Anh em có đồng ý không?

Đánh giá

Vì sao bàn phím cơ dày hơn bàn phím thường? Liệu trong tương lai bàn phím cơ có thể mỏng cơm hơn?

user - Tháng Một 1, 2023

0

Bàn phím cơ đã đi qua một hành trình khá dài từ chiếc IBM Model M đầu tiên cho đến các dòng bàn phím...

Đọc thêm

Bàn phím cơ Bluetooth

Có nên mang bàn phím cơ theo khi đi làm? Lưu ý nào khi cần mang bàn phím cơ ra ngoài?

user - Tháng Một 1, 2023

0

Rất nhiều bạn quyết định hàng ngày mang theo bàn phím cơ xịn sò để đi làm, vì xài quen tay, gõ sướng nên...

Đọc thêm

Đánh giá

Switch quang tốt và ngày càng phổ biến nhưng vẫn không thay thế được switch cơ học, vì sao?

user - Tháng Mười Hai 29, 2022

0

Vài năm gần đây, trong giới gaming keyboard, switch quang học ngày càng được nhắc tới nhiều hơn, được công nhận và có nhiều...

Đọc thêm

Bàn phím cơ Bluetooth

05 lý do bạn nên thử dùng switch Linear hoặc Silent

user - Tháng Mười Hai 27, 2022

0

Switch cơ học nhìn chung phân làm 3 loại căn bản: Clicky [đại diện là Cherry Blue] với tiếng ồn lớn, độ khấc mạnh...

Đọc thêm

Bàn phím cơ custom

Custom bàn phím cơ, có nên đắp hết phụ kiện xịn nhất lên cùng một bàn phím?

user - Tháng Mười Hai 25, 2022

0

Theo cách nghĩ thông thường, khi custom phím cơ chúng ta thường bung lụa hết mức, mua các phụ kiện đắt tiền nhất có...

Đọc thêm

Đánh giá

Nên chọn dùng Kê tay bàn phím cơ hay mua một bàn phím cơ có tích hợp phần kê tay?

user - Tháng Mười Hai 24, 2022

0

Dùng bàn phím cơ phần nhiều bạn nên có kê tay. Vì chiều cao khá nổi trội so với bàn phím thường. Kê tay...

Chủ Đề