Sư tử có thể nhịn đói bao lâu

Gấu nước

Gấu nước là loài có thể khiến tất cả sinh vật trên hành tinh ghen tị khi sống ‘khỏe re’ ở những môi trường khắc nghiệt nhất. Gấu nước là loài động vật có thể sống mà không cần thức ăn lâu nhất đến 30 năm.

Gấu nước hay Tardigrada là một sinh vật có 8 chân, kích thước trung khoảng 0,5 mm nên chỉ nhìn được dưới kính hiển vi. Gấu nước sinh sản bằng cách đẻ trứng, con non nở ra đã có đầy đủ tế bào của con trưởng thành và sinh trưởng bằng cách phân chia tế bào.

Loài vật nhỏ bé này nổi tiếng nhờ khả năng thích nghi với mọi bề mặt môi trường: núi băng tuyết, đáy biển sâu, cát, đất, đá… trong những môi trường sống khắc nghiệt nhất: nơi có nhiệt độ không tuyệt đối [-273,15 độ C] đến trên nhiệt độ sôi của nước [100 độ C], độ phóng xạ cao hay áp suất nước lớn. Khi những loài khác không thể tồn tại thì gấu nước vẫn sinh sôi nảy nở.

Một vài thí nghiệm thậm chí cho thấy chúng có thể sống sót khi tiếp xúc với hóa chất độc hại cực cao và cả không gian ngoài Trái đất.

Trước đó, giới khoa học nhận định rằng một loại protein chỉ có trong cơ thể của gấu nước, có tên là Dsup [protein ức chế tổn thương], đã giúp bảo vệ cơ thể chúng không bị tổn hại trong môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, chưa ai lý giải được phương thức hoạt động của protein này.

Sau rất nhiều năm nghiên cứu, giờ đây các nhà khoa học từ Đại học California San Diego [Mỹ] đã hé mở bí ẩn về khả năng sinh tồn cao của loài vật này.

Sau khi sử dụng phân tích sinh hóa, các nhà khoa học nhận thấy Dsup liên kết với các nhiễm sắc chất [chromatin - là các chuỗi DNA xoắn kép và các protein đặc biệt ở dạng cấu trúc nucleosome], tạo ra một "đám mây bảo vệ" che chắn các tế bào khỏi tác hại của phân tử phản ứng cao gốc hydroxyl. Những phân tử xuất hiện khi tiếp xúc với tia X.

Phát hiện này không chỉ tăng sự hiểu biết về gấu nước mà còn có thể giúp các nhà khoa học tìm ra cách tạo nên các tế bào sống lâu hơn trong điều kiện khắc nghiệt.

Kỳ giông Olm

Kỳ giông Olm hầu như không nhúc nhích trong nhiều năm, chỉ cần một bữa ăn có thể sống sót trong 10 năm. [Nguồn: BrightSide]

Olm hay proteus [Proteus anguinus] là một loài kỳ giông dưới nước trong họ Proteidae chính là sinh vật kỳ lạ khiến các nhà nghiên cứu đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Các nhà khoa học từ Vương quốc Anh và Hungary đã phát hiện ra một loài kỳ giông mù dưới nước [Olm] trong một hang động ở Bosnia và Herzegovina. Trong suốt quãng đời dài hơn 100 năm, chúng hầu như không ăn uống, di chuyển hoặc thậm chí là giao phối.

Proteus anguinus, còn được gọi là sa giông mù, kỳ giông mù, là một loài lưỡng cư có chiều dài cơ thể từ 20 đến 30 cm và chiều dài tối đa là 40 cm, là sinh vật duy nhất của họ Proteus anguinus ở Châu Âu và là loài kỳ giông hang động duy nhất ở Châu Âu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy loài kỳ giông hang động này đã giảm các hoạt động sống của mình xuống mức tối thiểu. Hầu hết các cá thể di chuyển dưới 10 mét trong vài năm, và con di chuyển xa nhất chỉ 38 mét, thậm chí có một số cá thể nằm bất động trong nước trong suốt 7 năm.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những con vật mù này sống trong bóng tối "Hanadu" ở vùng núi Bosnia và Herzegovina để thoát khỏi sự săn đuổi của những kẻ săn mồi, nhưng đòng thời chính điều này cũng khiến cho chúng gặp rất nhiều khó khăn để kiếm thức ăn và cuối cũng chúng đã lựa chọn tiến hóa theo cách giảm các hoạt động sống của mình xuống mức càng thấp càng tốt.

Cá sấu

Cá sấu bảo tồn năng lượng bằng cách bất động, do đó giúp chúng tồn tại trong 3 năm mà không cần thức ăn - sau khi thưởng thức một bữa ăn ngon. [Nguồn: BrightSide]

Cá sấu là loài săn mồi nguy hiểm, con mồi cảu chúng là nhiều loài động vật như hươu, nai, cá,... và thậm chí cả con người. Một số cá sấu ăn thịt khi mổ dạ dày chúng thì có có nhiều thứ như vòng, bông tai và các trang sức khác của người. Giữa 2 lần săn mồi, một con cá sấu trưởng thành có thể nhịn ăn từ 3 đến 4 tháng và một số khác có thể nhịn ăn đến 1 năm.

Cá sấu có hiện tượng ngủ hè, ngủ hè tương tự với ngủ đông nhưng khác là ngủ hè giúp chúng vượt qua điều điều kiện khô hạn, nắng nóng chứ không phải vượt qua mùa đông lạnh giá. Trong thời gian này, cá sâu ẩn nấp trong các hang khô và đợi mùa nắng nóng qua đi. Không giống như các loài ngủ đông, khi ngủ hè thân nhiệt cá sâu vẫn ở mức cao vì chúng vẫn sử dụng năng lượng và nước trong trong cơ thể chúng để tồn tại trong thời gian này.

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết những con gấu trúc cổ đại là loài ăn thịt. Một nghiên cứu cho thấy tổ tiên gấu trúc không có sự chuyển đổi đơn giản từ ăn thịt sang ăn tre hàng triệu năm trước. Chúng có chế độ ăn thực vật tương đối đa dạng cho đến ít nhất 5.000 năm trước.

Sau đó, vì một lý do nào đó, chúng đã thực hiện chuyển đổi sang chế độ ''ăn kiêng'' chỉ bao gồm tre.

Ai cũng biết rằng món khoái khẩu nhất của loài gấu trúc chủ yếu là tre. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra những căn cứ cho thấy trước đây loài này từng ăn thịt.

Tuy nhiên, cho tới nay, gấu trúc vẫn còn giữ lại các đặc tính của loài động vật ăn thịt. Ruột của động vật ăn thực vật thường dài hơn để hỗ trợ tiêu hóa chất xơ, nhưng gấu trúc thì không.

Tuy nhiên, vẫn còn là một bí ẩn tại sao gấu trúc phát triển chế độ ăn hạn chế đến mức như hiện nay đó là chỉ ăn tre.

Tre không phải là thực phẩm bổ dưỡng nhất, vì vậy gấu trúc phải ăn từ 12 - 38 kg mỗi ngày. Kết quả là, chúng có tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn và lối sống rất lười biếng. Chúng chọn lối sống chậm chạp để tiết kiệm năng lượng.

Tuy đã tiến hóa và thích nghi với đời sống ăn tre nhưng răng và kết cấu cơ thể vẫn gần như không thay đổi, chúng vẫn là loài ăn thịt và một khi tức giận thì vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là bộ móng vuốt sắc như dao mổ.

Hơn nữa, thời cổ đại tổ tiên loài gấu trúc còn được gọi là ''quái thú ăn sắt''. ''Thần thú'' này thời xưa đã được rất nhiều các bậc tướng tài thuần hóa để thống lĩnh quân đội trong các trận chiến để bảo vệ lãnh thổ hay mở rộng đất đai.

Gấu trúc hiện đại và cổ đại có một số sự khác biệt trong chế độ ăn uống của chúng.

Ngày nay, gấu trúc được xem là linh vật quý hiếm và chính là biểu tượng văn hóa của đất nước vạn dân Trung Quốc. Gấu trúc chính là biểu tượng cho thể khí dương, thể hiện sức mạnh và quyền lực.

Hạ Tú [Theo Công lý & xã hội]

Nguồn: //conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/tai-sao-ho-va-su-tu-lai-tha-nhin-doi-hon-la-an-thit-gau-truc-chuyen-gia-hay-xem-to-tien-cua-gau-truc-duoc-goi-la-gi-107716.html

  • Tag
  • Gấu trúc
  • gấu trúc cổ đại
  • sư tử

LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: [714] 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com.

Con người ta không thể chỉ hít thở không khí hay sưởi ấm dưới ánh nắng mặt trời mà sống. Cơ thể cần đến thức ăn và nước uống để sống còn.

Câu hỏi mà nhiều người vẫn thắc mắc là, người ta có thể nhịn đói hay nhịn khát được bao lâu thì nguy hiểm đến tính mạng?

Nếu giả sử bạn muốn nhịn đói?

Trong vòng từ một đến hai ngày sau bữa ăn cuối cùng, cơ thể sẽ cạn kiệt nguồn đa đường gylycogen chứa trong lá gan và bắp thịt. Phần lớn năng lượng cần thiết sẽ được đáp ứng bằng cách đốt lượng mỡ béo dự trữ thành ra chất ketones. Vấn đề là tế bào máu và tế bào não không thể sử dụng chất ketones biến ra từ mỡ, mà phải cần đến đường glucose. Để có được glucose, cơ thể phải đốt, tiêu thụ bắp thịt. Vì thế những người nhịn đói lâu ngày sẽ vừa mất mỡ và mất bắp thịt, có khi mất nhiều bắp thịt hơn là mỡ. Cũng vì lý do này, nhịn đói dài hạn để xuống cân không thể là phương pháp an toàn và khôn ngoan cho lắm.

Trong trường hợp một người có nhiều mỡ hơn trung bình, thuộc loại trên cân, vẫn có thể “đói đến chết” nếu không có đủ bắp thịt để cho cơ thể “ăn khi đói”. Ví dụ, trái tim là một khối bắp thịt, mà nếu mất bắp thịt thì tim sẽ yếu và sẽ ngừng đập. Vì thế, để khỏi nguy hiểm đến tính mạng, chúng ta chỉ có thể nhịn đói tối đa khi trọng lượng cơ thể giảm đi còn một nửa, bất kể trong lượng ban đầu.

Cơ thể con người thường xuyên mất nước, vì thế uống một ly nước một ngày sẽ không đủ cung ứng cho nhu cầu. [Hình minh họa: Getty Images]

Do đó tối đa, một người có thể nhịn đói được khoảng 3 tháng trước khi nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, một và trường hợp, nếu thỉnh thoảng có được tiếp tế thêm chút đồ ăn, nhất là từ protein thì có thể kéo dài thêm chút đỉnh. Nói chung, nếu có nhiều mỡ thì mức độ sống còn sẽ đỡ hơn là người ốm một tí.

Trên đây là nói đến trường hợp tận mạt như bị đói trên biển hay trên hoang đảo chẳng hạn. Bình thường, một người có thể nhịn đói được ba tuần lễ mà không nguy hiểm. Thí dụ như ngài Mahatma Gandhi đã nhịn đói nhiều lần trong đời, mỗi lần liên tục trong 21 ngày mà vẫn không hề hấn gì.

Chết đói là một chuyện, nhưng chết khát là một vấn đề khác.

Tối thiểu 60% trọng lượng cơ thể người ta là nước, và mỗi từng tế bào trong cơ thể cần đến nước để hoạt động. Nước giúp cho chất nhờn trong các khớp xương không bị khô, giúp điều hòa thân nhiệt qua tuyến mồ hôi và hơi thở, và còn giúp giải trừ chất độc cũng như chất uế.

Tối thiểu thời lượng mà cơ thể có thể chịu đựng khi không có nước là một tuần lễ, dựa trên quan sát về những người cuối đời, khi mà nguồn tiếp tế nước và thức ăn bị cúp.

Tuy nhiên, nói một tuần cũng là hơi nới tay một chút, vì những bệnh nhân cuối đời thi thoảng cũng còn được tiếp liệu chút đỉnh thức ăn để cầm chừng. Thường thường, mức chịu đựng tối đa là 3 đến 4 ngày, như khi bị khát dưới ánh nắng mặt trời chẳng hạn.

Những gì xảy ra khi ta bị thiếu nước?

Chúng ta mất nước cho dù ngồi không một chỗ, qua mồ hôi, hơi thở, và tiểu tiện hay đại tiện. Trong trường hợp vận động nhiều, một người có thể mất đi từ 1 đến 1.5 lít nước trong vòng một tiếng đồng hồ qua mồ hồi xuất ra. Nếu không được bồi hoàn kịp thời, thể tích nước cơ thể sẽ hao hụt nhanh chóng, và có khi làm tuột áp suất máu. Khi mà lượng máu không thể luân lưu trong cơ thể, áp suất máu giảm tối đa, nhiệt độ cơ thể tăng vọt, nguy cơ tử vong sẽ tăng cao.

Cơ thể con người thường xuyên mất nước, vì thế uống một ly nước một ngày sẽ không đủ cung ứng cho nhu cầu. Thể tích nước tối thiểu cần khoảng độ 8 ly nước, bao gồm cả nước có trong thức ăn. Khi mất nước quá 10% sức nặng của cơ thể, cơ thể ở trong tình trạng nguy cập, nếu không thay đổi kịp thời, tử vong khó tránh khỏi.

So ra, nhịn khát dễ chết và còn mau chết hơn là nhịn đói. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta nhịn đủ thứ đến mức độ nguy hiểm, nhất là người lớn tuổi khi mà nguồn dự trữ năng lượng không còn sung mãn nữa. Cũng vì thế, bình thường, ta không nên để thiếu nước. Đồ ăn có thể có chứa nước, nhưng nước uống là nguồn tiếp liệu đơn giản nhất, lại quan trọng nhất và tốt nhất. [BS. Hồ Ngọc Minh]

Copyright © 2018, Người Việt Daily News

Lưu ý: Để mở âm thanh, xin bấm vào nút

phía góc phải bên dưới của khung video.

Video liên quan

Chủ Đề