Sông cái sau bao nhiêu mét?

  Đô thị Long Mỹ hôm nay đã hình thành các điều kiện được hội tụ từ kỳ tích trong cuộc trường kỳ trị thủy, khai mở đất hoang. Và Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang – Trần Công Chánh, đã “bắt đúng mạch”, khi cho rằng: nên áp dụng mô hình “đô thị nước” để kiến thiết, phát triển thị xã Long Mỹ trong tương lai. Có thể đầu tư sẽ tốn kém hơn “bê tông hóa” nhưng phát huy được lợi thế đặc trưng vùng sông nước để xây dựng đô thị thân thiện với môi trường, phát triển bền vững.

Ngày 9/11, Bộ NN&PTNT cùng lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị giao ước thi đua đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công Hệ thống cống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 với quy mô lớn nhất Đông Nam Á và có kinh phí trên 3.309 tỷ đồng.

.

Công trình "kỳ quan" của sông nước niềm Tây

Theo kết quả lựa chọn nhà thầu được chủ đầu tư là Bộ NN&PTNT phê duyệt ngày 16/8/2019, Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 3.309,5 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Giai đoạn 1 dự án này gồm 11 gói thầu, trong đó có 3 gói thầu phi tư vấn, 5 gói thầu tư vấn và 3 gói thầu xây lắp. Thời gian thực hiện trong 24 tháng kể từ tháng10/2019. Đây là dự án nhóm A đã được nghiên cứu từ năm 2000 và chuẩn bị thủ tục đầu tư từ nhiều năm qua.

Theo Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 [đại diện chủ đầu tư dự án] cho biết, trong giai đoạn 1 của dự án nhóm A này gồm có các công trình cống Cái Lớn là hợp phần dự án cấp 1, cống Cái Bé cấp 2, đường nối quốc lộ 61 với cống Cái Bé là dự án cấp 3. Ngoài ra, ở giai đoạn này còn thực hiện hợp phần mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang do Sở NN&PTNT 2 địa phương này làm chủ đầu tư.

Theo thiết kế kỹ thuật, cống Cái Lớn sẽ được xây dựng dưới lòng sông Cái Lớn, có tổng chiều dài 470 mét, gồm 11 khoang cống rộng 40 mét/khoang, có cao trình ngưỡng -3,5 đến -6,5m. Cửa van cống, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xilanh thủy lực, trên cống có cầu giao thông. Hai âu thuyền rộng 15 mét/âu thuyền, cao trình ngưỡng -5 mét, đi theo hai chiều ngược nhau. Tượng tự, cống Cái Bé được xây dựng dưới lòng sông Cái Bé, có tổng chiều dài 85 mét, gồm 2 khoang rộng 35 mét/khoang, cao trình ngưỡng -5 mét và âu thuyền rộng 15 mét, cao trình ngưỡng -4 mét. Cống Cái Lớn có khẩu diện lớn nhất Đông Nam Á hiện nay với 470m.

Riêng tuyến đê nối 2 cống với Quốc lộ 61 có tổng chiều dài 5,843 km được chia làm hai giai đoạn, gồm đoạn từ cống Cái Lớn đến cống Cái Bé có chiều dài 1,031 km; đoạn từ cống Cái Bé đến Quốc lộ 61 có chiều dài 4,812 km. Mặt đê được xây dựng có bề rộng 9 mét, cao trình 2 mét. Ngoài ra, Dự án cũng thực hiện các hạng mục phụ trợ gồm: hệ thống cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng công trình; hệ thống thiết bị quan trắc, nhà vận hành, kè gia cố bảo vệ bờ sông…

.

Hiệu quả thiết thực và lâu dài

Dự án nhằm kiểm soát nguồn nước [mặn, lợ, ngọt], tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái [ngọt, mặn-lợ, ngọt-lợ luân phiên] cho vùng bán đảo Cà Mau hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là 346.241ha.

Hệ thống cống thủy lợi Cái LỚn - Cái Bé kết hợp tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm ngập úng khi mặt đất hạ thấp [do lún sụt đất]. Giảm thiệt hại do thiên tai [hạn, mặn] vào mùa khô cho các mô hình sản xuất trong vùng.

Hiệu quả của hệ thống cống này còn góp phần cấp và trữ nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt huyện An Minh, An Biên với những năm mưa ít, tiêu thoát cho vùng hưởng lợi của dự án trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Tuy nhiên, khi trao đổi với Phóng viên Báo Đầu tư Online- baodautu.vn mới đây, bà Đặng Thị Tuyết Em, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang thừa nhận, vào năm 2014 Bộ Giao thông đầu tư  xây cầu Cái Lớn - Cái Bé, nếu kết hợp với xây dựng hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé này thì tiết kiệm đáng kể ngân sách nhà nước. Rất tiếc là khi đó chưa có ai đặt vấn đề này. Vả lại Dự án hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé còn đang trong giai đoạn nghiên cứu và thảo luận chưa xong, trong khi nhu cầu bức xúc về về 2 cây cầu giao thông này là rất lớn và nằm trong Dự án Đường hành lan ven biển phía Nam đang gấp rút triển khai và giải ngân vốn vay ODA của nước ngoài.

Tuy vậy, việc xây dựng cống kết hợp đường bộ giao thông trên mặt cống và xây dựng đường mới kết nối với quốc lộ 61 cũng góp phần tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực này.

Hai dòng sông chính tại Đồng bằng Sông Cửu Long được nhận định đang ngày càng sâu thêm một cách bất thường.

Nguyên nhân

Hai nhánh sông Tiền và sông Hậu ở hạ lưu dòng Mê kong với chiều dài mỗi nhánh trên 200 kilomet hiện có hiện tượng bất thường là lòng sông không được bồi lắng mà trái lại kể từ năm 2008 đến nay đang sâu thêm từ 5 đến 7 thước.

Ông Trần Đức Cường, phó giám đốc Ủy ban Sông Mê kong Việt Nam vào ngày 17 tháng 8 vừa qua nói với hãng thông tấn Đức DPA tình trạng lòng sông trở nên sâu hơn sẽ gây nên những tác động bất lợi gồm xói lở ven bờ, cũng như không thể đưa phù sa vào đồng ruộng được; từ đó khiến năng suất lúa, cây trồng bị giảm suất.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lòng sông mỗi lúc một sâu thêm gây hại như thế được nhận định là do hoạt động khai thác cát trên sông một cách bừa bãi cũng như do các đập thủy điện dựng lên trên dòng chính Mê kong gây nên.

Theo nghiên cứu của mấy giáo sư người Pháp thì Sông Mê kong trong 20 năm qua thì mất khoảng 200 triệu tấn nên lòng sông sâu trung bình khoảng 1-3 mét. Đó là tính trung bình chứ nhiều nơi có những hố sâu lắm.
- Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện

Mạng báo Tuổi Trẻ đưa ra thống kê cho thấy trong vòng 10 năm từ 1998 đến 2008, tổng lượng vật liệu đáy hai con sông Tiền và sông Hậu bị mất tương ứng là 90 triệu tấn và 110 triệu tấn.

Mức độ gia tăng khai thác cát lòng sông trong những năm sau đó tạo ra nhiều vùng lõm có nơi sâu đến 45 thước.

Nhà sinh thái Đồng bằng Sông Cửu Long Nguyễn Hữu Thiện cho rằng những con đập thủy điện trên dòng chính sông Mê kong làm giảm đến 50% lượng phù sa mịn về đồng bằng Sông Cửu Long. Cũng theo vị chuyên gia này thì đến khi 11 dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mê kong được hoàn thành, chắc chắn toàn bộ lượng trầm tích đáy sẽ không còn chảy về hai sông Tiền và Hậu của Việt Nam nữa.

Công trình nghiên cứu của nhà sinh thái Nguyễn Hữu Thiện được thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban Sông Mê kong vào năm 2010.

Ông Nguyễn Hữu Thiện trình bày lại tình hình như sau:

“Theo nghiên cứu của mấy giáo sư người Pháp thì Sông Mê kong trong 20 năm qua thì mất khoảng 200 triệu tấn nên lòng sông sâu trung bình khoảng 1-3 mét. Đó là tính trung bình chứ nhiều nơi có những hố sâu lắm. Điều này do khai thác dữ lắm [ tại Việt Nam] rồi cả bên Kampuchia, và bên Lào cũng có; khai thác vượt khả năng cung cấp của dòng sông Mê kong.

Cát di chuyển dưới đáy khi đi ngang qua những hố sâu thì bị kẹt lại không ra được bờ biển. Mà bờ biển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có hai dạng chính: đoạn cửa sông Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, qua Sóc Trăng xuống gần đến Bạc Liêu là đoạn bờ biển cát; đoạn từ Bạc Liêu vòng qua đến Hà Tiên là bờ biển bùn.

Khi cát không ra đến được bờ biển thì bờ biển bị sạt lở dữ dội.

Từ năm 1992 đến năm 2014, các đập ở phía Trung Quốc đã làm giảm lượng phù sa một nửa; trong đó có phù sa mịn và cát sỏi dưới đáy. Nhưng cát sỏi dưới đáy do không có số liệu nên không thể biết các đập của Trung Quốc làm giảm bao nhiêu. Nhưng phù sa mịn giảm từ 160 triệu tấn xuống còn 85 triệu tấn trong năm 2014. Điều này cũng có nghĩa vùng biển bùn từ Bạc Liêu qua Hà Tiên cũng bị sạt lở do thiếu phù sa từ phía Trung Quố đưa xuống.

Cát cũng bị chặn bởi các đập từ phía thượng nguồn Trung Quốc; nhưng tác động chặn cát từ các đập Trung Quốc thì vài chục năm nữa chúng ta mới cảm nhận được vì đường cát đi từ trên đó xuống đến đồng bằng sông Cửu Long phải mất mấy chục năm.

Còn sạt lở bờ biển thì khoảng nửa chiều dài bờ biển của đồng bằng Sông Cửu Long đang bị sạt lở. Tức trên tổng số 700 kilomet thì hơn 300 kilomet đang bị sạt lở.

Còn sạt lở ở cửa sông chủ yếu do khai thác cát ở Kampuchia và Việt Nam.”

Tác hại

Một máy xúc cát đặt dọc theo sông Mekong ở Vientiane hôm 31/5/2016. AFP photoMột máy xúc cát đặt dọc theo sông Mekong ở Vientiane hôm 31/5/2016. AFP photo

Cùng chung đánh giá với chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện là của bà Huỳnh Mai Vân, cán bộ Sở Tài Nguyên- Môi trường tỉnh Bến Tre. Theo bà này thì tốc độ lắng phù sa mịn bị giảm đi là hiện tượng hoàn toàn trái với qui luật tự nhiên. Theo bà này thì tại nhiều địa điểm mức độ tăng phù sa mịn đã chậm lại hay chấm dứt hoàn toàn.

Ông Lê Mạnh Hùng, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Thủy Lợi, cho rằng với khối lượng cát khai thác như hiện nay, trong vòng không đầy 30 năm nữa nguồn cát trên hai dòng sông Tiền và Hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long sẽ cạn kiệt.

Chuyên gia sinh thái Đồng bằng Sông Cửu Long, Nguyễn Hữu Thiện, nói đến vai trò của cát trên sông như sau:

“Cát còn có vai trò ổn định lòng sông và bờ sông. Từ trước đến nay chúng ta khai thác cát vô tội vạ nên dẫn đến hậu quả ngày nay. Trong luật Việt Nam hiện nay thì cát chỉ được xem là vật liệu xây dựng bình thường chứ chưa khẳng định vai trò của nó trong việc ổn định đồng bằng, ổn định đáy sông và ổn định bờ biển. Do đó thường không có những đánh giá tác động môi trường cho xứng đáng.”

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm thuộc Khoa Môi trường Đại học Cần Thơ có ý kiến đối với tình hình được nêu ra như sau:

“Người ta cho rằng sâu hơn vài ba mét tùy nơi do phù sa ít cộng với có thể do quá trình móc lấy cát xây dựng. Điều đó mới nói vậy thôi chứ chưa có nghiên cứu nào cho thật sự đàng hoàng

Nhận định chung của người ta là thấy bây giờ cát bị móc nhiều và đập xây trên sông Mê kong.

Tình trạng sạt lở thì dân thấy có xảy ra ở một vài nơi; nhất là vào lúc triều kiệt. Lở thường xảy ra tại chân những ‘vịnh’ nơi có nhiều người dân sinh sống có nhà ở. Theo tôi nhận định nơi ở thường là chợ ở khúc sông sâu. Chính vì khúc sông sâu đó nơi ghe cập bến, vận chuyển dễ dàng hơn. Sinh hoạt chợ búa nhộn nhịp với nhiều tàu bè thì lại tiếp thêm gây lở.”

Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện cũng có ý kiến:

“Chuyện sạt lở cũng xảy ra trên dòng chính sông Tiền, sông Hậu đoạn phía thượng lưu của đồng bằng sông Cửu Long: Châu Đốc, Hồng Ngự sạt lở dữ dội.

Khi khai thác cát làm dòng sông sâu đi, nước chảy xiết ở bên dưới và ăn ngầm dưới chân gọi là ‘ăn hàm ếch’. Đến lúc một khối lớn bên trên bị đổ xuống sông.

Đây là điều rất nguy hiểm, cần phải thấy rằng cát là một nguồn tài nguyên quí chứ không phải là loại vật liệu bình thường dùng san lấp nền, xây dựng nên cứ khai thác vô tội vạ như bây giờ!
- Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện

Ngay trong đồng bằng cũng bị sạt lở như ở Cần Thơ, sông Cái Răng…”

Vừa qua lãnh đạo của Công ty TNHH Trường Phát có trụ sở chính tại Tiền Giang gửi văn bản đến Bộ Giao Thông Vận tải xin tạm dừng hợp đồng dự án nạo vét luồng Sông Tiền đoạn từ thành phố Mỹ Tho đến huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang dài hơn 40 kilomet.

Cơ sở cho đề nghị được giám đốc Trần Duy Phương của công ty Trường Phát nêu rõ là luồng Sông Tiền thuộc địa phận hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre bị sâu bất thường, không còn cát sỏi; nếu như tiếp tục nạo vét sẽ dẫn đến sạt lở nghiêm trọng.

Theo khảo sát của công ty Trường Phát vào năm 2012 thì luồng Sông Tiền có độ sâu trung bình khoảng 9 mét; chỉ cần nạo vét để đạt độ sâu trên 10 mét cho tàu vận tải đi lại. Tính toán ban đầu cho thấy có thể nạo vét chừng 1 triệu rưỡi mét khối; thế nhưng trong 4 tháng trời dọc theo 10 kilomet chỉ nạo vét được 12 ngàn mét khối.

Tình trạng tốc độ sâu thêm của sông Tiền và Hậu diễn ra nhanh hơn từ năm 2008 đến nay cũng được thừa nhận bởi một viên chức của Ngành Quản lý Đường thủy Nội địa phía Nam, ông Hoàng Văn Hùng. Theo ông này tình trạng đó xảy ra trên toàn tuyến chứ không riêng nơi nào.

Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện đưa ra dự báo cho tương lai nếu như tình trạng hiện nay tiếp diễn:

“Trong tương lai khi 11 đập tại vùng hạ lưu vực [ sông Mê kong] gồm 9 đập ở Lào và 2 đập ở Kampuchia xây dựng xong thì thì tất cả nghiên cứu đều đồng ý với nhau 100% cát không về đồng bằng sông Cửu Long nữa; tức vật liệu di chuyển dưới đáy không về đến đồng bằng Cửu Long nữa. Lúc đó chúng ta thấy lượng cát chúng ta có hiện nay chỉ bấy nhiêu thôi, hết không còn nguồn cung cấp nữa. Đây là điều rất nguy hiểm, cần phải thấy rằng cát là một nguồn tài nguyên quí chứ không phải là loại vật liệu bình thường dùng san lấp nền, xây dựng nên cứ khai thác vô tội vạ như bây giờ!”

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm có những đề xuất nhằm có thể giải quyết tình trạng như vừa nêu:

“Về mặt biện pháp có những dự án người ta nghĩ phải xây bờ kè… Tôi là người làm trong lĩnh vực sinh học nên tôi nghĩ bờ kè sinh học tốt hơn. Thay vì làm bằng sắt thép, xi măng nên làm kè bằng cây bản địa chống chịu được điều kiện lở đất ví dụ cây bần, cây mắm cho ven biển. Trong nội địa thì trồng bần hay dừa nước… Đó là hình thức rẻ tiền hơn và thân thiện môi trường. Bây giờ trong điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập không nhiều mà xây dựng nhiều quá thì rất khó.

Tài nguyên giảm thì phải có kế hoạch chuyển đổi xây dựng kiểu khác. Nhà nước phải có chiến lược sử dụng tài nguyên hợp lý hơn. Phải có chính sách bảo vệ môi trường.”

Thực tiễn được nhận định là rất đáng ngại thế nhưng cho đến nay hầu như cảnh báo chỉ mới được gióng lên và các địa phương vẫn chưa thấy được mối nguy đang chực chờ để phối hợp cùng nhau giải quyết.

Bài được đọc nhiều nhấtRFA

  • Bộ trưởng Công an Tô Lâm sang Trung Quốc
  • Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông ra sao?
  • Hàn gắn vết thương chiến tranh: Cơ chế khác biệt khiến không ai tìm hài cốt binh sĩ VNCH mất tích
  • Người thuê trọ ở chung cư mini Hà Nội: Biết nguy hiểm nhưng không thể chuyển đi!
  • GS Tương Lai: Bắt bớ trí thức là ‘tín hiệu xấu, buồn’, đáng ‘hổ thẹn’ và phải được chấm dứt

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Chủ Đề