Soạn văn 7 Luyện tập về phương pháp lập luận ngắn nhất

Soạn văn 7 tập 2 bài 20 [trang 42]

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.

Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo dưới đây.

Soạn văn 7: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Giúp học sinh hiểu hơn về khái niệm lập luận.

II. Những điều cần lưu ý

1. Do ngày nay ngôn ngữ đã nêu ra khái niệm lập luận mở rộng, nên cần phân biệt lập luận trong đời sống hằng ngày và lập luận trong văn nghị luận.

2. Lập luận trong đời sống thường mang cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh. Còn lập luận trong văn học đòi hỏi có tính nghị luận cao, chặt chẽ và tường minh.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy - học

Hoạt động 1: Lập luận trong đời sống

a. Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

b. Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.

c. Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều.

d. Trời nóng quá, đi ăn kem đi.

Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng [ý định, quan điểm] của người nói? Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận là như thế nào? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Gợi ý:

- Luận cứ và kết luận trong các câu được xác định như sau:

Câu

Luận cứ

Kết luận

a.

Hôm nay trời mưa

chúng ta không đi chơi công viên nữa

b.

Qua sách em học được nhiều điều

em rất thích đọc sách

c.

Trời nóng quá

đi ăn kem đi

- Trong câu a và c, mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Còn trong câu b, mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận ở đây là mối quan hệ giải thích.

- Như vậy, vị trí của luận cứ và kết luận trong lập luận có thể thay đổi cho nhau.

2. Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau:

a. Em rất yêu trường em…

b. Nói dối rất có hại…

c. … nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d. … trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e. … em rất thích đi tham quan.

Gợi ý:

a. Em rất yêu trường em vì nơi đây đã lưu giữ thật nhiều kỉ niệm đẹp.

b. Nói dối rất có hại vì chúng ta sẽ đánh mất lòng tin của người khác.

c. Chúng ta học lâu rồi, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d. Ở nhà, trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e. Cuối tuần, em rất thích đi tham quan.

3. Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói.

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm…

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá…

c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe…

d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó…

e. Cậu này ham đá bóng thật….

Gợi ý:

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta đi chơi đi.

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, tớ cảm thấy mệt mỏi.

c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, họ cứ nghĩ như vậy là đúng.

d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh chị chúng nó phải gương mẫu.

e. Cậu này ham bóng đá thật không để ý chuyện học hành.

Hoạt động 2: Lập luận trong văn nghị luận

1. Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. Ví dụ:

a. Chống nạn thất học

b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

c. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội

d. Sách là người bạn lớn của con người.

e. Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I. 2. để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

Gợi ý:

- Giống nhau: Đều là những kết luận.

- Khác nhau:

  • Ở mục I.2: Lời nói trong giao tiếp hằng ngày thường mang tính cá nhân và có nghĩa hàm ẩm.
  • Ở mục II: Luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát và có ý nghĩa tường minh.

- Tác dụng:

  • Luận điểm là cơ sở để triển khai luận cứ.
  • Luận điểm là kết luận của lập luận.

=> Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lý luận, chặt chẽ và tường minh.

2. Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì? … Muốn trả lời các câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.

Em hãy lập luận cho luận điểm “Sách là người bạn lớn của con người” bằng cách trả lời các câu hỏi trên.

Gợi ý:

- Giải thích vì sao “Sách là người bạn lớn của con người”.

- Ích lợi của sách đối với cuộc sống của con người.

- Quan điểm về phương pháp đọc sách đúng đắn.

3. Em đã học truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng. Từ mỗi chuyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó.

Gợi ý:

a. Ếch ngồi đáy giếng

- Luận điểm: Tác hại của sự kiêu ngạo, huênh hoang.

- Luận cứ:

  • Ếch sống lâu trong giếng, bên cạnh những con vật nhỏ bé.
  • Các loài vật rất sợ tiếng kêu vang động của ếch.
  • Ếch tưởng mình ghê gớm như một vị chúa tể.
  • Trời mưa to, nước dâng lên cao, đưa ếch ra khỏi giếng.
  • Quen thói cũ, ếch vẫn huênh hoang, nghênh ngang đi lại khắp nơi, chẳng thèm để ý đến xung quanh.
  • Ếch bị trâu giẫm bẹp.

- Lập luận: theo trình tự thời gian và không gian, bằng một câu chuyện kể với những chi tiết, sự việc cụ thể để rút ra luận điểm một cách kín đáo.

b. Thầy bói xem voi:

- Luận điểm: Cần phải có cách nhìn đa chiều trong cuộc sống.

- Luận cứ:

  • Cách các ông xem voi.
  • Thái độ của năm ông thầy bói khi phán về voi.
  • Sai lầm của họ khi xem xét voi.

- Lập luận: Theo trình tự các luận cứ, bằng nghệ thuật của một câu chuyện kể và sử dụng một số chi tiết cụ thể, chọn lọc nhằm rút ra kết luận kín đáo.

Cập nhật: 26/01/2022

Soạn văn lớp 7 Luyện tập về phương pháp lập luận

Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 học kì 2 dưới đây với bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình. Mời các em tham khảo tài liệu dưới đây.

Để học tốt Ngữ văn 7, việc soạn bài ở nhà là rất cần thiết đối với các em học sinh để dễ dàng nắm bắt bài học. Chuyên mục Soạn văn 7 ngắn gọn được giới thiệu trên VnDoc bao gồm các đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong SGK môn Ngữ văn 7 sẽ là tài liệu hay cho các em tham khảo. Các hướng dẫn giải được trình bày ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu, giúp các em học sinh ghi nhớ bài học một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt.

Lập luận trong đời sống

Câu 1 [trang 32 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

Luận cứ

Kết luận

Hôm nay trời mưa

Chúng ta không đi công viên nữa

Vì qua sách em học được nhiều điều

Em rất thích đọc sách

Trời nóng quá

đi ăn kem đi

Quan hệ luận cứ với kết luận là mối quan hệ nhân quả.

Có thể thay đổi vị trí luận cứ và kết luận. Ví dụ: Đi ăn kem đi, [vì] hôm nay trời nóng quá.

Câu 2 [trang 33 sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2]:

Bổ sung luận cứ.

a. Em rất yêu trường em vì nó là tuổi thơ của em

b. Nói dối rất có hại vì bạn sẽ đánh mất lòng tin của mọi người

c. Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d. Ở nhà trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e. Đi nhiều nơi mở mang hiểu biết, em rất thích đi tham quan.

Câu 3 [trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

Viết tiếp kết luận:

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta đi chơi đi.

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, ta phải học thôi

c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, mọi người rất khó chịu.

d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải biết làm gương cho các em.

e. Cậu này ham đá bóng thật cậu ấy đá rất hăng say.

Lập luận trong văn nghị luận

Câu 1 [trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận: Những kết luận có tính khái quát, triết lí cao, có ý nghĩa.

READ:  Tả cái hộp bút của em - Nhiều bài đạt điểm 10, 9 | Lize.vn

Câu 2 [trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

Lập luận cho luận điểm: “Sách là người bạn lớn của con người”

– Sách nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho con người.

– Sách mang đến chân trời mới về thế giới, về con người.

– Sách giúp ta tích lũy kinh nghiệm.

→ Sách là bạn tốt.

Câu 3 [trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

Qua hai truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng, có thể rút ra kết luận: Hiểu biết sâu rộng mới nhận định đúng đắn, sâu sắc về sự vật, hiện tượng.

– Truyện Thầy bói xem voi:

+ Bản chất sự vật, hiện tượng rất đa dạng và phong phú.

+ Chỉ nhận định về một mặt phiến diện, hẳn sẽ có sự thiếu sót, sai lạc.

– Truyện Ếch ngồi đáy giếng:

+ Tự phụ, kiêu căng, chủ quan dẫn đến nhận thức và hành động sai lầm.

– Cần rèn tính khiêm tốn, học hỏi để có hiểu biết.

……………………

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận ngắn gọn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hay và hữu ích giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức bài học nhanh chóng và dễ dàng, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7 và đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn 7.

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Ngoài ra, VnDoc còn có chuyên mục Soạn bài lớp 7 và soạn văn 7 siêu ngắn. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

READ:  Đề thi học kì 2 lớp 6, đề thi toán lớp 6 học kì 2 | Lize.vn

Mời các bạn tham khảo thêm: Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận [chi tiết]

Bài tiếp theo Soạn Văn 7: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề