Thiết kế môi trường giáo dục cho 1 giờ học

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Thiết kế một giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học [PPDH] và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Chính vì thế những câu hỏi như: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng? luôn có tính chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên [GV] và cán bộ quản lí giáo dục. Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh [HS]; giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau [chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học]. Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể [hình thức học cá nhân] với
  2. học tập hợp tác [hình thức học theo nhóm, theo lớp]; chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các KN, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin…; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được những giờ dạy học tốt, người GV cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng. Bài viết xin đề cập đến vấn đề này trên góc nhìn một giờ học tốt theo định hướng đổi mới PPDH. 1. Quy trình chuẩn bị một giờ học Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thể hiện qua việc chuẩn bị giáo án. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết bị DH, hình thức tổ chức dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học.
  3. Từ thực tế dạy học, có thể tổng kết thành quy trình chuẩn bị một giờ học với các bước thiết kế một giáo án và khung cấu trúc của một giáo án cụ thể như sau: a. Các bước thiết kế một giáo án - Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức [KT], kĩ năng [KN] và yêu cầu về thái độ trong chương trình. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu [yêu cầu] vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm [dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những KT, KN nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho HS những bài học gì].

Page 2

YOMEDIA

Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết hơn.

11-02-2012 316 80

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, điều kiện để giáo viên tác động đến sự phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Hỗ trợ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả. Việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong nhà trẻ có ảnh hưởng đến tâm lý hoạt động trong lớp học. Nó có thể khuyến khích sự khám phá và trải nghiệm. Hoặc cũng có thể kìm hãm sự sáng tạo và hạn chế tưởng tượng của trẻ. Do đó việc thiết kế nhà giữ trẻ rất quan trọng. Nếu làm tốt sẽ tạo môi trường giáo dục tốt có ý nghĩa. Phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách tích cực, hiệu quả.

Thiết kế môi trường vật chất trong nhà giữ trẻ

Có các phòng đảm bảo quy định, phù hợp với trẻ

Các phòng đảm bảo yêu cầu về diện tích sử dụng theo quy định

Đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Các trang thiết bị, điều kiện đảm bảo yêu cầu an toàn, vệ sinh: Hệ thống điện nước , thiết bị chống cháy nổ, hộp y tế…Đủ nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của giáo viên và trẻ hàng ngày

Sắp xếp không gian hợp lý

Phòng học sắp xếp gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Thể hiện các nét văn hóa riêng của cộng đồng và địa phương. Chú ý sắp xếp , bố trí đảm bảo an toàn cho trẻ, dễ dàng cho việc giám sát của giáo viên.

Phân chia không gian và vị trí các khu vực phù hợp với diện tích, vị trí cửa ra vào, cửa sổ…

Có không gian riêng để cất giữ đồ đạc cá nhân của giáo viên và trẻ.

Thiết kế nhà giữ trẻ

Trang trí phòng học đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp với từng lứa tuổi.

Tranh ảnh, bảng biểu treo, dán ngang tầm mắt trẻ, màu sắc hài hòa không quá rực rỡ.

Có sử dụng tranh ảnh là sản phẩm của giáo viên và trẻ trong quá trình triển khai các chủ đề.

Chữ viết to rõ ràng

Không vẽ tranh cố định trên tường, không trang trí che chắn ánh sáng cửa sổ…

Có các góc cho trẻ hoạt động được bố trí thuận tiện

Các góc hoạt động trong lớp được xác định rõ ràng: góc hoạt động, góc yên tĩnh.

Số lượng các góc phù hợp diện tích phòng, số lượng và lứa tuổi trẻ.

Các góc hoạt động được bố trí hợp lý, thuận tiện, linh hoạt, dễ thay đổi đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ.

Có đa dạng đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động. kích thích sự phát triển của trẻ và được sắp xếp hấp dẫn hợp lý

Có đủ số lượng đồ dùng đồ chơi thiết bị theo quy định

Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm giáo viên và trẻ tự làm.

Đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất tâm lý của trẻ

Đồ dùng đồ chơi nguyên vật liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gang, để nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng và dễ cất. Được thay đổi và bổ sung phù hợp với chủ đề tạo hứng thú cho trẻ. Có điều chỉnh để hỗ trợ trẻ khuyết tật [nếu có].

Phân chia các khu vực phục vụ sinh hoạt

Khu vực cho trẻ ăn: Bố trí sáng sủa, đảm bảo an toàn, vệ sinh.

Đồ dùng cá nhân: Ghế ăn, bát, khăn lau tay, khay đựng… Phù hợp từng lứa tuổi và số lượng trẻ. Bàn ăn của trẻ có thể thiết kế cố định hoặc di động. Dễ dàng lấy và cất, lau dọn vệ sinh.

Khu vực cho trẻ ngủ nghỉ ngơi: Bố trí không gian riêng cho trẻ ngủ nghỉ ngơi, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh, yên tĩnh thoáng mát về mùa nóng, ấm áp về mùa lạnh. Có chỗ nằm chăn đêm riêng cho mỗi trẻ.

Khu vực vệ sinh: Luôn giữ sạch sẽ khô ráo, tránh trơn trượt có đầy đủ nước sạch. Đảm bảo sự phân cách đối với khu vực hoạt động khác của trẻ.

Khu vực học và vui chơi: Có thảm chiếu cho trẻ ngồi, tập bò đối với trẻ nhỏ. Trẻ lớn có thể kê bàn cho trẻ ngồi chơi, học.

Thiết kế môi trường vật chất ngoài trời cho nhà giữ trẻ

Có các khu vực khác nhau được quy hoạch phù hợp thân thiện với trẻ. Khu vực vườn hoa, vườn cây, thảm cỏ, sân chơi tập thể dục…Tất cả đều phải đảm bảo an toàn, môi trường sạch đẹp tạo hình ảnh ấn tượng riêng của nhà trẻ.

Khu vực sân chơi chung để trẻ tập thể dục tham gia các hoạt động tập thể, chơi trò chơi. Thiết bị chơi ngoài trời như bậc thang, cầu trượt, đu quay, thú nhún

Khu vực chơi với cát, nước, góc thiên nhiên. Cần bố trí các đồ dùng đồ chơi ca, cốc, gáo, bình tưới nước nhỏ.

Khu vực vườn cây bãi cỏ. cây có bóng râm có thể bố trí chỗ nuôi các con vật mà trẻ yêu thích như cá, chim, thỏ…Sắp xếp nơi đặt chậu cây cảnh, chậu đất để trẻ gieo hạt.

Thiết kế nhà giữ trẻ

Khu chơi với thiết bị đồ chơi nghệ thuật: như âm nhạc, tạo hình…

Đối với nhà trẻ không có sân chơi. Có thể tận dụng hiên của nhà trẻ hoặc khu đất rộng bằng phẳng cạnh nhà trẻ tổ chức cho trẻ hoạt động. Khu vực hiên cần có lan can bao quanh đảm bảo an toàn cho trẻ.

Như vậy là Luatvn.vn đã chia sẻ cách thiết kế một môi trường vật chất giáo dục hoàn chỉnh cho nhà giữ trẻ. Điều này sẽ tạo nên môi trường giáo dục gần gũi thân thiện khi trẻ tham gia lớp học. Tạo sức hút đối với các bậc phụ huynh đưa trẻ đến nhóm lớp.

Bạn đang có nhu cầu thành lập nhóm trẻ hãy liên hệ hotline/zalo: 0763387788 hoặc Email: . Để chúng tôi hoàn tất mọi thủ tục xin thành lập nhóm trẻ nhanh chóng tiết kiệm cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề